Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

THƯỞNG THỨC NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ


Thưởng Thức Những Gì Mình Đang Có
“Vả, họ báo cùng vua Ê-díp-tô rằng dân Hê-bơ-rơ đã trốn đi rồi. Lòng Pha-ra-ôn và quần thần đối cùng dân đó bèn thay đổi, nói rằng: Chúng ta đã làm chi vậy, tha dân Y-sơ-ra-ên đi để khỏi phục dịch ta nữa sao? — Xuất Êdíptô ký 14:5
Bạn đã nghe nói câu sau đây: “Sẽ ra sao nếu bạn thức giấc hôm nay chỉ với những việc mà bạn đã cảm tạ Chúa ngày hôm qua?” Đây là một sứ điệp sâu sắc về lòng biết ơn. Nhưng hãy xem xét điều nầy như một thắc mắc phải suy gẫm sau đây: “Sẽ ra sao nếu bạn thức giấc mà chẳng có một việc gì để bạn than phiền về ngày hôm qua?” Hãy suy nghĩ về điều đó trong một phút xem.
Có phải bạn than phiền về chiếc xe hơi của mình không? Căn nhà? Ai đó đặc biệt trong cuộc sống của bạn?
Cho phép tôi nói cho bạn biết một việc về truyện tích Xuất Aicập mà chúng ta đang tiếp tục đọc tuần nầy. Ở một cấp độ, câu chuyện nầy nói tới sự tự do ăn nói. Đúng đấy – Không những câu chuyện ấy nói tới sự cứu chuộc của dân Do thái; đề tài phụ đang nói tới sự nói năng của chúng ta.
Hai trong các biểu tượng chính của câu chuyện Xuất Aicập là Pharaôn và Aicập. Trong tiếng Hybálai, hai từ đó đang khoác lấy toàn những ý nghĩa mới. Pharaôn, theo tiếng Hybálai là paroh, có thể tách ra để hình thành từ Hybálai pehra, có nghĩa là “xấu miệng”. Pharaôn tiêu biểu cho cách ăn nói xấu xa của chúng ta – cũng là loại nói năng hạ thấp chúng ta và người khác xuống. Lối ăn nói xấu xa là khi chúng ta than vãn, hay nhũ lòng rằng chúng ta chưa tốt đủ hoặc chưa được Đức Chúa Trời yêu thương. Aicập, Mitzrayim trong tiếng Hybálai, được gắn với từ maitzarim, từ nầy có nghĩa là “hẹp hòi” hay “chỗ hẹp”. Aicập làm biểu tượng cho tình trạng bị kềm chế về mặt tâm lý của chúng ta, giống như khi chúng ta bị lấn lướt và vô hy vọng, hoặc khi chúng ta có nhận định thiển cận về tương lại, hay khi chúng ta cảm thấy mọi sự đều bị mất mát hết.
Các trạng thái kềm chế và lối ăn nói xấu xa nầy là những gì Đức Chúa Trời cứu chúng ta từ trong nếp sống của chúng ta, thậm chí là ngày hôm nay.
Giờ đây, chúng ta hãy chú ý đến khoảnh khắc cứu chuộc và cách thức Pharaôn và Aicập đã phản ứng: “Vả, họ báo cùng vua Ê-díp-tô rằng dân Hê-bơ-rơ đã trốn đi rồi. Lòng Pha-ra-ôn và quần thần đối cùng dân đó bèn thay đổi, nói rằng: Chúng ta đã làm chi vậy, tha dân Y-sơ-ra-ên đi để khỏi phục dịch ta nữa sao?  Sau khi đá dân Israeli ra khỏi xứ Aicập, thình lình Pharaôn lại tỉnh thức về những thứ giá trị mà ông ta đã từng có.
Đây là bài học: Khi chúng ta ở trong “tình trạng bị kềm chế” (Aicập) với cái “miệng xấu” (Pharaôn), chúng ta không tán thưởng những gì chúng ta có cho tới chừng nó qua đi.
Chúng ta đã có được nhiều thứ trong đời sống của chúng ta – từ những người trong cuộc sống đến các tiện nghi hiện đại như nước sạch, gas, máy nước nóng, và thực phẩm tươi ngon. Còn tệ hơn nữa, chúng ta than phiền về chính các ơn phước mà chúng ta đã từng cầu thay cho! Đây thực sự là sự tự do và sự cứu chuộc để ra khỏi Aicập và để cái miệng xấu lại đàng sau. Chúng ta cần phải thưởng thức mọi sự mà chúng ta đã có trước khi nó trở thành những gì chúng ta đã từng có.
Ngày nay, nếu bạn sắp sửa buông miệng than phiền về việc gì đó, hãy dựng lại và tự hỏi mình câu nầy: Tôi sẽ cảm nhận ra sao nếu một mai những thứ nầy không còn nữa?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét