Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

CÁC LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



Các Lời Hứa Của Đức Chúa Trời

Hỡi kẻ son sẻ, không sanh đẻ kia, hãy ca hát. Hỡi ngươi là kẻ chưa biết sự đau đớn sanh nở, hãy hát xướng reo mừng, vì con cái của vợ bị bỏ sẽ đông hơn con cái của đàn bà có chồng, Đức Giê-hô-va phán vậy — Ê-sai 54:1

Đám cưới luôn là đặc biệt. Tuy nhiên, bất cứ khi nào tôi may mắn đến dự một đám cưới ở Jerusalem, đặc biệt tôi thấy choáng ngợp với cảm xúc và niềm vui. Sở dĩ như vậy là vì một đám cưới ở Jerusalem không những là một sự tỏ ra tình yêu giữa một đôi vợ chồng và các cam kết của họ với nhau; đó cũng là một sự chứng tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài và sự cam kết của Ngài lo hoàn thành những lời hứa mà Ngài đã lập ra từ lâu.

Mới đây, tôi có dự một đám cưới có nhận thức thật tuyệt vời ấy đúng bối cảnh ở Jerusalem. Bên dưới táng hoa cưới là chú rể và gia đình mình. Chú rể là một người Yemen gốc Do-thái. Ông bà và cha mẹ của chú rễ bị buộc phải rời Yemen sau khi nhà nước Israel tuyên bố mình là một quốc gia và tất cả các nước Hồi giáo xung quanh nó tuyên chiến đối với tất cả người Do-thái. Khi ấy, cô dâu đi xuống lối đi với cha mẹ cô đi hai bên. Ông bà của cô là những người sống sót sau vụ thảm sát diệt chủng, họ đã sang Anh quốc sau chiến tranh; cha mẹ cô đã chuyển đến Israel khi cô còn nhỏ.

Khi hai linh hồn đến với nhau trong hôn nhân, cuộc sống cá nhân của họ không còn đáng kể nữa. Tôi có thể nghe lời lẽ chúc phúc mà chúng ta nói vào những ngày lễ và các dịp đặc biệt vang vọng trong đầu tôi: “Ngài đáng chúc phước thay, Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chúa chúng ta, là Vua của vũ trụ, đã giữ cho chúng ta sống động, và nâng đỡ chúng ta, và vùa giúp chúng ta đến được giây phút này . . .". Rất nhiều phép lạ, trải qua nhiều thế kỷ, đã đưa chúng ta đến giờ phút ấy!

Chúng ta đọc trong sách Sáng thế ký về Sa-ra: Vả, Sa-rai son sẻ, nên người không có con (Sáng thế ký 11:30). Mấy câu này trong sách Ê-sai tương tự khởi sự: Hỡi kẻ son sẻ, không sanh đẻ kia, hãy ca hát. Hỡi ngươi là kẻ chưa biết sự đau đớn sanh nở, hãy hát xướng reo mừng, vì con cái của vợ bị bỏ sẽ đông hơn con cái của đàn bà có chồng, Đức Giê-hô-va phán vậy. Mặc dù Sa-rai (về sau bà được Đức Chúa Trời đặt tên là Sa-ra) bị son sẻ, Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của mình và bà sẽ trở thành mẹ của một dân lớn. Tương tự, trong chương này sách Ê-sai, Đức Chúa Trời đã phán với Jerusalem, dường như nó cằn cỗi và cô độc. Chúa đã hứa với Jerusalem rằng một lần nữa là Jerusalem sẽ trở thành quê hương của một dân lớn. Trong cả hai trường hợp, và luôn luôn, Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của Ngài.

Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng Sa-ra, như về sau bà được Đức Chúa Trời đặt tên lại, về mặt thuộc thể không có khả năng có con và sự ra đời của Y-sác hoàn toàn là một phép lạ. Tuy nhiên, dường như không đúng như thế, việc xảy ra bởi vì Đức Chúa Trời phán việc ấy sẽ xảy ra. Khoảng hai ngàn năm dường như là bất khả cho dân Do-thái trở về Jerusalem trở lại, nhưng họ đã trở lại, bởi vì Đức Chúa Trời đã phán y như vậy.

Chúng ta được thêm sức và được cảm thúc khi chúng ta nhìn thấy sự ứng nghiệm các lời hứa của Đức Chúa Trời ở ngay trước mắt chúng ta. Nếu một phụ nữ son sẻ có thể trở thành mẹ của nhiều người, và dân Do-thái có thể trở về quê hương của họ, điều gì là khả thi cho bạn đây?


Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

BỐ THÍ ĐỂ SỐNG



Bố Thí Để Sống

Thầy tế lễ đã được phép xức dầu và lập làm chức tế lễ thế cho cha mình, sẽ mặc lấy bộ áo vải gai, tức là bộ áo thánh, mà làm lễ chuộc tội. Người sẽ chuộc tội cho nơi thánh, cho hội mạc, cho bàn thờ, cho những thầy tế lễ, và cho cả dân của hội chúng.” — Lê-vi ký 16:32–33

Phần trung tâm của lễ Yom Kippur được nhớ đến hôm nay. Chương 16 của Lê-vi-ký được dành riêng cho phần mô tả và hướng dẫn cho lễ Yom Kippur được thực hiện khi Đền Tạm và về sau Đền Thờ được xây dựng. Ngày nay, chúng ta không còn có thầy tế lễ thượng phẩm nữa, cũng như chúng ta không có các của lễ về nghi thức. Vậy làm sao chúng ta có được sự chuộc tội?

Có ba chìa khóa giải pháp chiếm lấy chỗ của buổi lễ được thực hiện trong các thời kỳ Kinh Thánh. Cùng với nhau, chúng mở ra các cánh cửa của thiên đàng và cho phép chúng ta làm nguôi đi bất kỳ mạng lịnh nào khắc khe, hoặc thậm chí cất bỏ hoàn toàn các mạng lịnh xấu xa. Ba giải pháp ấy là: ăn năn, cầu nguyện và làm điều lành.

Thật dễ hiểu tại sao ăn năn và cầu nguyện có thể xoá đi những việc làm sai trái của chúng ta và thay đổi mọi thứ để được tốt hơn, nhưng tại sao làm lành lại được chọn là một trong ba thành phần đó chứ? Thực vậy, bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng làm lành mạnh đến nỗi nó có thể cứu một người khỏi cái chết! Điều gì là phi thường về việc làm lành vậy?

Một câu chuyện kể về ra-bi Akiva lỗi lạc kia, ông đã sống trong thời điểm khi Đền Thờ thứ hai bị hủy diệt. Câu chuyện kể rằng Akiva có mặt ở trên tàu khi ông bắt gặp một con tàu khác đang đi ngược lại. Ông quen một học giả Ngũ kinh rất giỏi trên con tàu đó và cho rằng ông ta đã chết đuối. Về sau, Akiva đi ngang qua học giả đó và lấy làm kinh ngạc khi thấy ông ấy còn sống. Akiva hỏi ông ta: "Làm sao ông còn sống được chứ?" Người kia đáp: “Chính là nhờ những lời cầu thay của ông. Tôi đã bị ném từ làn sóng này đến lượn sóng khác cho đến khi tôi thấy mình nằm trên bờ biển".

Chưa hài lòng lắm, Akiva gằn giọng: “Phải chăng một việc làm tuyệt vời nào mà ông đã làm trước khi lên tàu?” Người kia giải thích: “À, có một gã ăn mày kia đến gần tôi khi tôi lên tàu và tôi trao cho gã ấy ổ bánh mì của tôi. Gã cảm ơn tôi và nói: 'Giống như ông đã cứu mạng tôi, Đức Chúa Trời sẽ cứu mạng ông”. Khi ấy, Ra-bi Akiva mới hiểu được công đức lớn lao của việc làm lành và tuyên bố Truyền đạo 11:1: “Hãy liệng bánh ngươi nơi mặt nước, vì khỏi lâu ngày ngươi sẽ tìm nó lại.

Khi chúng ta tặng cho người khác một món quà cứu mạng, mạng sống mà chúng ta đang cứu ấy có thể là của chính chúng ta. Cách chúng ta đối xử với người khác là cách Đức Chúa Trời sẽ đối xử với chúng ta. Điều này giải thích lý do tại sao khi chúng ta làm lành trong dịp lễ Yom Kippur, như là phong tục của người Do-thái, chúng ta có quyền lật đổ bất kỳ phán đoán nào không đáng ưa nghịch cùng chúng ta.

Tôi mời bạn xem xét việc trao một món quà hôm nay. Hãy nhớ rằng làm lành có thể đến trong nhiều hình thức khác nhau, không chỉ bằng tiền bạc. Chúng ta có thể quyên góp thì giờ và tài năng của mình cho các ý đồ của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cung ứng sự sống và niềm vui cho nhiều người khác, thì Đức Chúa Trời có thể chúc phước cho chúng ta với một năm sống và niềm vui khác nữa.


BỐ THÍ ĐỂ SỐNG



Bố Thí Để Sống

Thầy tế lễ đã được phép xức dầu và lập làm chức tế lễ thế cho cha mình, sẽ mặc lấy bộ áo vải gai, tức là bộ áo thánh, mà làm lễ chuộc tội. Người sẽ chuộc tội cho nơi thánh, cho hội mạc, cho bàn thờ, cho những thầy tế lễ, và cho cả dân của hội chúng.” — Lê-vi ký 16:32–33

Phần trung tâm của lễ Yom Kippur được nhớ đến hôm nay. Chương 16 của Lê-vi-ký được dành riêng cho phần mô tả và hướng dẫn cho lễ Yom Kippur được thực hiện khi Đền Tạm và về sau Đền Thờ được xây dựng. Ngày nay, chúng ta không còn có thầy tế lễ thượng phẩm nữa, cũng như chúng ta không có các của lễ về nghi thức. Vậy làm sao chúng ta có được sự chuộc tội?

Có ba chìa khóa giải pháp chiếm lấy chỗ của buổi lễ được thực hiện trong các thời kỳ Kinh Thánh. Cùng với nhau, chúng mở ra các cánh cửa của thiên đàng và cho phép chúng ta làm nguôi đi bất kỳ mạng lịnh nào khắc khe, hoặc thậm chí cất bỏ hoàn toàn các mạng lịnh xấu xa. Ba giải pháp ấy là: ăn năn, cầu nguyện và làm điều lành.

Thật dễ hiểu tại sao ăn năn và cầu nguyện có thể xoá đi những việc làm sai trái của chúng ta và thay đổi mọi thứ để được tốt hơn, nhưng tại sao làm lành lại được chọn là một trong ba thành phần đó chứ? Thực vậy, bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng làm lành mạnh đến nỗi nó có thể cứu một người khỏi cái chết! Điều gì là phi thường về việc làm lành vậy?

Một câu chuyện kể về ra-bi Akiva lỗi lạc kia, ông đã sống trong thời điểm khi Đền Thờ thứ hai bị hủy diệt. Câu chuyện kể rằng Akiva có mặt ở trên tàu khi ông bắt gặp một con tàu khác đang đi ngược lại. Ông quen một học giả Ngũ kinh rất giỏi trên con tàu đó và cho rằng ông ta đã chết đuối. Về sau, Akiva đi ngang qua học giả đó và lấy làm kinh ngạc khi thấy ông ấy còn sống. Akiva hỏi ông ta: "Làm sao ông còn sống được chứ?" Người kia đáp: “Chính là nhờ những lời cầu thay của ông. Tôi đã bị ném từ làn sóng này đến lượn sóng khác cho đến khi tôi thấy mình nằm trên bờ biển".

Chưa hài lòng lắm, Akiva gằn giọng: “Phải chăng một việc làm tuyệt vời nào mà ông đã làm trước khi lên tàu?” Người kia giải thích: “À, có một gã ăn mày kia đến gần tôi khi tôi lên tàu và tôi trao cho gã ấy ổ bánh mì của tôi. Gã cảm ơn tôi và nói: 'Giống như ông đã cứu mạng tôi, Đức Chúa Trời sẽ cứu mạng ông”. Khi ấy, Ra-bi Akiva mới hiểu được công đức lớn lao của việc làm lành và tuyên bố Truyền đạo 11:1: “Hãy liệng bánh ngươi nơi mặt nước, vì khỏi lâu ngày ngươi sẽ tìm nó lại.

Khi chúng ta tặng cho người khác một món quà cứu mạng, mạng sống mà chúng ta đang cứu ấy có thể là của chính chúng ta. Cách chúng ta đối xử với người khác là cách Đức Chúa Trời sẽ đối xử với chúng ta. Điều này giải thích lý do tại sao khi chúng ta làm lành trong dịp lễ Yom Kippur, như là phong tục của người Do-thái, chúng ta có quyền lật đổ bất kỳ phán đoán nào không đáng ưa nghịch cùng chúng ta.

Tôi mời bạn xem xét việc trao một món quà hôm nay. Hãy nhớ rằng làm lành có thể đến trong nhiều hình thức khác nhau, không chỉ bằng tiền bạc. Chúng ta có thể quyên góp thì giờ và tài năng của mình cho các ý đồ của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cung ứng sự sống và niềm vui cho nhiều người khác, thì Đức Chúa Trời có thể chúc phước cho chúng ta với một năm sống và niềm vui khác nữa.