Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

QUÁ KHỨ LÀ VÔ GIÁ


Quá Khứ Là Vô Giá

Vậy, cái đồng của Ép-rôn, tại Mặc-bê-la, nằm ngang Mam-rê, nghĩa là cái đồng ruộng hang đá, các cây cối ở trong và chung quanh theo giới hạn đồng, đều trước mặt có các dân họ Hếch cùng mọi người đến cửa thành, nhận chắc cho Áp-ra-ham làm sản nghiệp — Sáng thế ký 23:17–18

Trong cuộc chiến dành độc lập của dân Do thái vào năm 1948, người Jordani đã chiếm lấy thành Jerusalem. Sau khi phá hủy và cướp bóc các nhà hội nhiều thế kỷ xưa kia, họ quyết định xây một số toà nhà cho riêng họ. Họ đã chọn bối cảnh phía Tây Nam của đền thờ xưa để xây một ngôi trường của Hồi giáo. Khi các nhà khảo cổ Do thái hay được điều nầy, họ mau mau gửi một sứ điệp cho người Jordani biết rằng bối cảnh ấy là khu vực khảo cổ rất quan trọng. Khu vực ấy chứa các tàn tích của một cung điệm Hồi giáo từ thế kỷ thứ 17. Người Jordani phúc đáp như sau: “Chúng tôi không quan tâm đến các cung điện từ thời quá khứ. Chúng tôi can một trường học hôm nay!”

Người Do thái luôn quan tâm sâu sắc đến quá khứ. Chính từ quá khứ mà chúng ta học biết phải sống như thế nào trong hiện tại và dựng nên một tương lai tốt hơn.

Trong phần kinh Torah tuần nầyportion, Ápraham đã mua hang đá Mặcbêla từ Éprôn người Hê-tít. Bậc thánh hiền dạy rằng mỗi bên đều thoả mãn với thương vụ nầy. Éprôn đã nhận 400 siếc lơ bạc.

Theo một số nhận định, nghiên cứu đã khám phá ra rằng mức lương trung bình hàng năm thời ấy là 6-8 siếc lơ. Éprôn đã vơ đầy túi! Tuy nhiên, Ápraham đánh giá cao giá trị vô giá của hang đá nầy một khi đó là nơi chôn cất Ađam và Êva. Là một bối cảnh lịch sử và thuộc linh rất quan trọng, cái hang có giá trị rất cao đối với Ápraham.

Trong Phục truyền luật lệ ký 32:7, chúng ta đọc: “Hãy nhớ lại những ngày xưa; Suy xét những năm của các đời trước. Chúng ta cần phải ghi nhớ lịch sử và phải xem xét tầm quan trọng của quá khứ. Chỉn khi ấy, chúng ta mới đánh giá cao lịch sử để rồi chúng ta sẽ sống trọn vẹn trong hiện tại.

Kể từ thời của Ápraham, con cái của Israel luôn luôn tôn cao lịch sử của họ và giữ một bản tường trình về quá khứ. Xuất Êdíptô ký 24:7 đưa ra tham khảo đến “sách Giao ước”Bậc thánh hiền dạy rằng sách nầy chứa lịch sử con cháu Israel. Khi dân Do thái bị làm nô lệ trong xứ Aicập, họ sẽ đọc từ quyển sách nầy mỗi tuần vào ngày Sa-bát. Nội dung của nó bao gồm lời hứa mà Đức Chúa Trời lập với Ápraham tổ phụ của họ, trong khi dòng dõi của họ sẽ đi xuống xứ Aicập, họ cũng sẽ được cứu chuộc. Quyển sách cũng nói tới những thử thách, các thử nghiệm mà tổ phụ họ đã nếm trải. Sách ấy thuật lại các phép lạ và sự Đức Chúa Trời đã ban hiến cho họ. Việc đọc quyển sách lịch sử nầy cung ứng cho người Do thái sức lực, đức tin, và sự kiên cường để chịu đựng trong những thời điểm khó khăn nhất của họ.

Hôm nay, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ và xem xét các phần tiểu sử riêng mình, lịch sử gia đình mình, gốc rễ đức tin của mình, và lịch sử thế giới nói chung. Hãy suy nghĩ đến những gì đã xảy ra trong lịch sử của gia đình bạn – một câu chuyện hay một việc gì đó xảy ra đầy cảm hứng – và rút tỉa sức lực từ quá khứ để dẫn dắt bạn cho hôm nay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét