Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

LỜI KHUYÊN TỐT


Lời Khuyên Tốt
“Hai con trai A-rôn, Na-đáp và A-bi-hu, mỗi người đều cầm lư hương mình, để lửa vào, bỏ hương lên và dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức Giê-hô-va; ấy là điều Ngài không phán dặn họ — Lêvi ký 10:1

Khi nói đến lời khuyên, hầu hết mọi người đều mau mắn đưa ra, nhưng nắm lấy nó thì không nhanh tay đâu. Thế giới đúng là một nơi đẹp đẽ nếu điều ngược lại là sự thật!

Trong phần đọc Kinh Thánh của chúng ta trong tuần này, chúng ta đọc về cái chết bi thảm của Nađáp và Abihu. Điều gì đã khiến cái chết của họ ra thê thảm như thế không những là chúng đã xảy ra vào một ngày lẽ ra phải ăn mừng hoặc vì họ là con cái công nghĩa của Arôn. Điều gì đã khiến cái chết của đáng ngại đến nỗi chúng hoàn toàn là không cần thiết. Hai anh em đã sai lầm và mang lại sự chết cho chính mình.

Nhưng lỗi của họ chính xác là ở chỗ nào chứ?

Nađáp và Abihu đã hành động vì tình yêu đối với Đức Chúa Trời. Họ đã được cảm thúc bởi chức vụ tế lễ mà họ làm chứng ​​rằng họ đã quyết định để dâng của lễ của chính họ. Và đó là vấn đề. Họ quyết định dâng của lễ của họ. Kinh Thánh chép: Họ "dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức Giê-hô-va". Hai anh em không có quyền làm như vậy. Họ không tìm kiếm sự cho phép từ Đức Chúa Trời, họ cũng không tham khảo ý kiến ​​với bậc trưởng lão của họ, là Môise và Arôn. Họ hành động theo ý riêng mình, không cần bất kỳ xem xét nào những gì bề trên họ đã căn dặn.

Theo bậc thánh hiền Do Thái, Nađáp và Abihu thậm chí không dừng lại để xin lời khuyên của nhau nữa. Trong tiếng Hybálai, câu nầy sát nghĩa đọc là: "Nađáp và Abihu mỗi người cầm chảo lửa của mình. . .". Bậc thánh hiền giải thích rằng mỗi người đưa ra quyết định riêng đem của lễ dâng lên mà không hỏi han nhau. Nếu họ trao đổi với nhau về kế hoạch của họ, họ sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm chết người của họ.

Chúng ta không cần phải lặp lại những sai lầm tương tự mà hai con trai của A-rôn đã làm.Trong Kinh Talmud, lời truyền khẩu của Do Thái giáo: "Nguyện ngôi nhà của bạn là nơi nhóm lại dành cho bậc hiền triết, dính bụi của chân họ, và uống cho đã khát lời lẽ của họ". Nói cách khác, hãy mời sự khôn ngoan của nhiều người khác vào đời sống của bạn. Hãy bám lấy sự hướng dẫn của những người biết nhiều hơn bạn. Hãy uống lấy sự khôn ngoan như nước uống đã khát vì lời khuyên khôn ngoan có thể trở thành đồ ăn thức uống ban sự sống và cứu lấy sự sống.

Có phải bạn đang đối mặt với một quyết định lớn trong giờ nầy không? Hãy nhớ tìm kiếm lời khuyên bảo từ nhiều người khác. Hãy nắm lấy lợi thế của người lớn tuổi hơn trong cuộc sống của bạn – là những người có nhiều điều để chia sẻ từ kinh nghiệm sống phong phú của họ. Hãy tìm kiếm bậc thầy khôn ngoan và cấp lãnh đạo thuộc linh rồi nhận lấy lời lẽ của họ vào lòng. Sau cùng, đừng đánh giá thấp mưu luận của một người bạn hoặc ai đó trong gia đình. Đôi khi lời khuyên tốt nhất đến từ những người sẵn sàng lắng nghe chúng ta và giúp chúng ta đi đến kết luận riêng của mình. Từ bất cứ đâu lời khuyên tốt đến, nguyện chúng ta khiêm tốn đủ để lắng nghe nó và đủ khôn ngoan để lắng nghe.



Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

TỰ DO VÂNG PHỤC


Tự Do Vâng Phục
“Nếu các ngươi sẵn lòng vâng lời, sẽ ăn được sản vật tốt nhất của đất” — Êsai 1:19

Tôi có trao đổi với một người bạn là một vị mục sư và ông cho tôi biết lý do tại sao hội chúng của ông ít ỏi như vậy. Ông giải thích lý do mà nhà thờ của ông không được ưa chuộng là vì ông nói cho mọi người biết những điều mà họ không muốn nghe. Thí dụ, ông nói với mọi người rằng họ phải vâng theo Đức Chúa Trời và họ không thể làm bất cứ điều gì họ cảm thấy thích làm.

Ông nói với sự buồn bã: "Rabi ôi, người ta trong thời buổi nầy không muốn ai nói cho họ biết họ không thể làm bất cứ điều chi họ muốn đâu".

Điều đó là thật. Ngay cả khi chúng ta thực hiện quyền tự do hiếm có mà phần lớn thế giới đang thưởng thức, chúng ta phải thừa nhận nguy cơ mọi người sẽ mất đi bất kỳ ý thức trách nhiệm hay sự vâng phục đối với Đức Chúa Trời. Quan điểm cho rằng "làm gì cũng được cả" là quan điểm phổ biến trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay. Ý tưởng cho rằng chúng ta đang bị ràng buộc vào thứ quyền lực cao hơn đã không được chấp nhận. Khái niệm cho rằng ý muốn của Đức Chúa Trời đến trước ý muốn của chúng ta là viên thuốc khó nuốt đối với nhiều cá nhân có dự tính riêng.

Cái điều mỉa mai, ấy là khi chúng ta vâng lời, sau cùng chúng ta lại có lợi. Chúng ta thà là lắng nghe lời của Đức Chúa Trời thay vì cảm xúc bốc đồng của chúng ta. Như sách Châm ngôn có chép: “Nếu các ngươi sẵn lòng vâng lời, sẽ ăn được sản vật tốt nhất của đất”. Nếu chúng ta muốn trải nghiệm và có được những thứ tốt đẹp mà cuộc sống ban hiến cho, khi ấy chúng ta cần phải bằng lòng phó thác ý muốn mình cho ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta càng gạt cái tôi của mình qua một bên, chúng ta càng sẽ nhận được cách riêng tư mọi ơn phước của Đức Chúa Trời.

Bất cứ ai cũng có thể suy tính một cách hợp lý rằng Đấng Tạo Hóa vốn biết nhiều về tạo vật của Ngài hơn là tạo vật biết về nó. Thí dụ, nếu tôi vẽ một bức tranh, tôi sẽ biết thêm về việc tô vẽ hơn bức tranh biết. Nếu tôi tạo ra một chương trình máy tính, tôi sẽ biết làm thế nào để sử dụng nó tốt hơn là nó biết phải vận hành như thế nào! Ngay cả khi tôi tạo ra một robot để làm những việc nhất định và phục vụ cho một mục đích cụ thể, tôi hiểu rõ cách nó vận hành hơn là nó hiểu về bản thân nó.

Như tiên tri Êsai đã viết: "Các ngươi thật là trái ngược quá, há nên xem người thợ gốm như đất sét sao? Đồ vật há được nói về kẻ làm nên mình rằng: Nó chẳng làm ra ta? Cái bình há được nói về kẻ tạo mình rằng: Nó chẳng có trí hiểu đâu?" (Êsai 29:16).

Vậy, tại sao có người suy nghĩ trong một phút rằng chúng ta biết rõ Đấng Tạo Hóa của chúng ta hơn chúng ta phải sống ra sao và những gì chúng ta nên làm? Chắc chắn Đấng dựng nên chúng ta biết rõ điều chi là tốt nhất cho chúng ta.

Trong khi sự đầu phục đi ngược lại với bản chất của chúng ta, đặc biệt đối với những người đấu tranh cho dân quyền và tự do cho tất cả nhân loại, chúng ta phải nhớ rằng sự tự do lớn lao nhất là phục vụ Đức Chúa Trời của chúng ta theo cách mà Ngài đã dự trù. Chúng ta hãy nhớ rằng Cha chúng ta thực sự biết rõ nhất, và chúng ta chỉ được phước khi chúng ta gạt qua một bên những ham muốn của riêng mình, vì cớ Vương quốc của Ngài.


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

ĐỪNG BỐI RỐI VỀ LÀN KÝ ỨC


Đừng Bối Rối Về Làn Ký Ức
“Chớ nói rằng: Nhân sao ngày trước tốt hơn ngày bây giờ? Vì hỏi vậy là chẳng khôn”  — Truyền đạo 7:10

Ai không muốn mất đi từng làn ký ức tốt đẹp bây giờ và khi ấy? Tuy nhiên, trong khi hồi tưởng về "những ngày xưa hoàng thị" là đáng ưa thích, chúng ta phải cẩn thận đừng để bị cuốn vào quá khứ. Chúng ta có thể thưởng thức những kỷ niệm đẹp, nhưng nếu chúng ta mở nó ra rồi sống ở đó là không tốt đâu. Hôm nay là ngày Chúa đã dựng nên, chúng ta phải sống trong hiện tại.

Trong sách Truyền đạo, chúng ta đọc: “Chớ nói rằng: Nhân sao ngày trước tốt hơn ngày bây giờ? Vì hỏi vậy là chẳng khôn”. Một số người thấy bối rối về quá khứ và thắc mắc tại sao mọi thứ đều rất tốt hơn nhiều sau đó. Đúng, có những lúc từng đơn giản hơn. Trẻ con lành mạnh hơn. Cái giá sinh hoạt ít đắt đỏ hơn. Âm nhạc nghe như, hay lắm, âm nhạc đấy. Chúng ta sẽ cứ thế và cứ thế. Nhưng, theo vua Solomon, đây không phải là lối suy nghĩ khôn ngoan đâu. Hỏi tại sao bây giờ mọi thứ tồi tệ hơn chúng đã từng có sẽ chẳng dẫn đến điều chi hay ho cả.

Tuy nhiên, chúng ta có thể luận lẽ rằng có lẽ đưa ra một câu hỏi như thế là hay đấy. Rốt lại, nếu chúng ta có thể hiểu được những gì cho phép một tiêu chuẩn sống tốt hơn từng tồn tại, chúng ta sẽ có khả năng tái tạo lại các hoàn cảnh ấy và kiếm lại lối sống tốt hơn đã bị mất mát đó.

Tuy nhiên, vua Solomon sẽ chỉ ra các lỗ hổng và sự dại dột trong suy nghĩ của chúng ta. Sai lầm đầu tiên của chúng ta là nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát cách thức thế gian hoạt động. Thứ hai là trong khi suy nghĩ, chúng ta biết rõ lắm phương thức thế gian sẽ hướng tới. Thực vậy, Chúa điều khiển thế gian, và trong khi chúng ta làm phần của mình để biến nó ra tốt hơn, cuối cùng Đức Chúa Trời biết những gì Ngài sẽ làm và mọi sự sẽ ra đúng tất ngay bây giờ tại thời điểm này.

Ý tưởng về việc chấp nhận mọi việc như chúng đang có và không hỏi lý do tại sao chúng ra như thế, áp dụng cho cả hai: trên cấp độ toàn cầu và trên sinh hoạt cá nhân. Chúng ta cần phải nắm lấy những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta ngày hôm nay.

Thay vì hỏi lý do tại sao mọi sự lại ra như thế, những thắc mắc chúng ta nên đưa ra phải là: "làm thế nào tôi có thể phục vụ Đức Chúa Trời trong các hoàn cảnh nầy?" hoặc: "tôi tiếp thu được gì từ tình huống này?" hay "làm sao tôi có thể làm cho bản thân mình hoặc cải thiện thế giới ra tốt hơn?" Đây là những thắc mắc khôn ngoan có thể dẫn chúng ta đến các giải pháp và hành động thiết thực.

Thay vì thả rong với cứu cánh đã chết rồi của làn ký ức, chúng ta nên hướng về tương lai đến với đường chân trời không dứt của những điều khả thi.

Lần tới, khi chúng ta thấy mình hồi tưởng về những "ngày xưa hoàng thị", hãy dành ra một phút và lượng tính cả các ơn phước và cơ hội sẵn có hôm nay. Đức Chúa Trời đã ban ơn cho chúng ta ngày này – chúng ta sử dụng ngày ấy thế nào là sự lựa chọn của chúng ta.