Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

DẠY DỖ CON TRẺ BỀ TRONG CỦA BẠN


Dạy Dỗ Con Trẻ Bề Trong Của Bạn
Trong ngày đó hãy giải nghĩa cho con trai ngươi rằng: Ấy vì việc Đức Giê-hô-va làm cho ta, khi ta ra khỏi xứ Ê-díp-tô — Xuất Êdíptô ký 13:8

Lưu ý độc giảBắt đầu lúc mặt trời lặn ngày 22 tháng 4 năm 2016, sự tưởng niệm Lễ Vượt Qua của dân Do thái sẽ diễn ra trong tám ngày tới, ch đến ngày 30 tháng 4. Một khi trong sự tưởng niệm Lễ Vượt Qua có ngày không làm việc, sự tin kính đã được chuẩn bị cho quí vị trước.

Bạn có nhớ là trẻ con thì giống với cái gì không? Trẻ nhỏ vốn háo hức muốn khám phá thế giới, để học hỏi và tấn tới. Những đứa trẻ nhỏ có thể giận dữ hay buồn bã, với hai hàng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt nhỏ bé quí báu của chúng, và rồi phút kế đó hết thảy chúng là nụ cười và rạng rỡ như ánh nắng mặt trời. Trẻ con biết phải sống như thế nào trong từng khoảnh khắc. Chúng không lo lắng về bữa ăn kế tiếp của chúng sẽ đến từ đâu. Chúng tin tưởng trọn vẹn rằng bố mẹ của chúng hoặc người giám hộ sẽ nhìn thấy nhu cầu của chúng phải được thoả. Chúng có đức tin đơn sơ và một tình yêu dành cho cuộc sống.

Một phần chính của lễ Vượt Qua tựu trung quanh câu nói chép rằng: Trong ngày đó hãy giải nghĩa cho con trai ngươi rằng: Ấy vì việc Đức Giê-hô-va làm cho ta, khi ta ra khỏi xứ Ê-díp-tô”. Huấn thị nầy dạy chúng ta phải dạy cho con cái mình câu chuyện Xuất Aicập từng năm một. Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do Thái đưa ra cách giải thích khác; nó cũng có ý nói: "Vào ngày đó hãy nói cho con cái mình biết – đứa con bề trong của ngươi…". Mục tiêu của Seder [cuộc toạ đàm] không những chỉ là dạy cho thế hệ kế tiếp biết rõ Đức Chúa Trời là thành tín, toàn năng, và yêu thương. Điều đó cũng dạy cho chính mình và tái gắn bó với con cái mà chúng ta từng sống chung với – đầy dẫy sự hy vọng và đức tin đơn sơ.

Rachel Bluwstein Sela, được gọi là nữ thi sĩ Rachel, là một nhà thơ Do thái sống ở Đất Thánh vào đầu thập niên 1900. Mặc dù bản thân bà không có con cái, bà đã viết bài thơ đẹp đẽ này về sự quan sát bà có với trẻ con:

Nếu chúng ta có thể trở thành con trẻ, những đứa trẻ nhỏ, Đáng chúc phước thay cho Ngài là Đấng sẽ khiến chúng ta quên đi sầu khổ của thời buổi chúng ta. Với một con đường dài phía trước, chúng ta trở nên già đi, buồn rầu hơn, và hoài cổ.

Nhưng con trẻ linh hồn chúng như đoá hoa hồng ngắt lấy vui mừng như loài hoa dại, thế giới của chúng chưa qua đi, với mặt trời cười tươi trong những giọt lệ lấp lánh của chúng.

Nếu chúng ta chỉ có thể kết nối với sự vô tư như con trẻ mà chúng ta từng sở hữu! Rồi vào đêm Seder chúng ta có thể! Chúng ta có thể dạy cho con trẻ bề trong của chúng ta biết rằng hy vọng vẫn tồn tại. Chúng ta có thể nhớ rằng vô luận chúng ta bao nhiêu tuổi, phần còn lại cuộc đời của chúng ta có thể là phần tốt nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể tái kết nối với Đấng Tạo Hóa của chúng ta bằng đức tin đơn sơ, hiểu biết và tin tưởng rằng mọi nhu cần của chúng ta sẽ được thoả, bất cứ gì đến trên đường lối của chúng ta. Theo truyền khẫu Do Thái, đêm Vượt Qua được gọi là leil shimurim, có nghĩa là: "Một đêm của sự bảo hộ". Vào đêm này, chúng ta nhận ra rằng Đức Chúa Trời đang bảo hộ chúng ta vào mọi thời điểm - vậy tại sao chúng ta phải lo sợ chứ?

Trong suốt mùa lễ Vượt Qua này, chúng ta hãy phấn đấu cho những "linh hồn con trẻ như đoá hoa hồng" kia. Chúng ta hãy xóa đi những đám mây màu xám và sự tối tăm đang vầy lấy cuộc sống của người lớn. Hãy nói cho con trẻ bề trong của mình biết về sự cứu chuộc kỳ diệu của Đức Chúa Trời và được cảm thúc biết tin cậy và ngắt lấy "sự vui mừng như các đoá hoa dại" một lần nữa.


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

PHÓ THÁC!


PHÓ THÁC!
“Môi-se đáp cùng dân sự rằng: Chớ sợ chi, hãy ở đó, rồi ngày nay xem sự giải cứu Đức Giê-hô-va sẽ làm cho các ngươi; vì người Ê-díp-tô mà các ngươi ngó thấy ngày nay, thì chẳng bao giờ ngó thấy nữa. Đức Giê-hô-va sẽ chiến cự cho, còn các ngươi cứ yên lặng Xuất Êdíptô ký 14:13–14

Lưu ý độc giả: Bắt đầu lúc mặt trời lặn ngày 22 tháng 4 năm 2016, sự tưởng niệm Lễ Vượt Qua của dân Do thái sẽ diễn ra trong tám ngày tới, ch đến ngày 30 tháng 4. Một khi trong sự tưởng niệm Lễ Vượt Qua có ngày không làm việc, sự tin kính đã được chuẩn bị cho quí vị trước.

Một trong những sứ điệp đầy khích lệ nhất của Lễ Vượt Qua, ấy là khi mọi sự dường như vô vọng nhất, luôn luôn có chỗ cho hy vọng. Đỉnh cao của truyện tích Vượt Qua xảy ra khi con cái Israel bị kẹp giữa toàn bộ quân đội Ai Cập đang nhắm vào họ và Biển Đỏ. Nếu có lúc phải mất đức tin, đây chính là thời điểm đó.

Tuy nhiên, từ thời điểm tuyệt vọng đó đã xuất hiện một trong những khoảnh khắc cứu rỗi vĩ đại nhất - và là một sứ điệp hy vọng cho mọi thời đại.

Mọi sự dường như chỉ là vô vọng khi chúng ta sai lầm do nghĩ rằng chúng ta đang nắm quyền kiểm soát. Nếu chúng ta không làm được việc đó, thế thì việc ấy không thể làm cách đơn giãn được - không có hy vọng. Bác sĩ không thể giải phẫu – vì vậy sự chữa lành sẽ không có đâu. Tôi không kiếm đủ tiền bạc - vì vậy tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi nợ nần. Khi chúng ta dám chắc đến nỗi một mình mình nắm giữ các chìa khóa cho sự cứu rỗi của chúng ta, thì chẳng có gì phải ngạc nhiên lúc nhiều cánh cửa dường như khép kín lại. Chỉ khi nào chúng ta dâng mấy chiếc chìa khoá đó cho Đức Chúa Trời thì phép lạ mới có thể xảy ra và sẽ tìm gặp hy vọng.

Tôi thích câu chuyện nói về con chim sẻ kia rất thích bay cao trên bầu trời, vô tội và tự do. Một ngày nọ, con chim sẻ ý thức được nguy hiểm sắp xảy ra. Nó nhìn xuống thấy một gã thợ săn đang chỉa súng thẳng về phía nó. Khi chim sẻ cố gắng trốn khỏi sự nguy hiểm đó, nó để ý thấy cái rắc rối đến từ trên cao. Một con đại bàng đang nhìn nó như một viên kẹo ngon. Con chim sẻ nhận ra rằng nó không có sự lựa chọn nào khác rồi thay vì thế phó mạng sống mình cho Đức Chúa Trời. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, Đức Chúa Trời đã sai rắn đến cắn người thợ săn, khiến anh ta không bắn chính xác được, nên viên đạn bay về phía chim đại bàng, giết chết nó, và buông tha cho con chim sẻ được tự do.

Sứ điệp: Đừng phó thác cho  cuộc sống; hãy phó thách cho Đức Chúa Trời. Đừng từ bỏ hy vọng; hãy đặt hy vọng của bạn nơi Đức Chúa Trời. Hãy nắm lấy sự yên ủi và khích lệ từ lời lẽ của Môise nói với dân Israel trong thời điểm tuyệt vọng nhất của họ: “Chớ sợ chi, hãy ở đó, rồi ngày nay xem sự giải cứu Đức Giê-hô-va sẽ làm cho các ngươi; vì người Ê-díp-tô mà các ngươi ngó thấy ngày nay, thì chẳng bao giờ ngó thấy nữa. Đức Giê-hô-va sẽ chiến cự cho, còn các ngươi cứ yên lặng.

Khi mọi hy vọng dường như không còn nữa, Đức Chúa Trời sẽ tranh chiến cho chúng ta. Khi không có việc gì còn lại cho chúng ta làm, Đức Chúa Trời có thể làm hết mọi sự. Chúng ta chỉ cần có hy vọng, bám lấy, và phó mạng sống mình cho Đức Chúa Trời.


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

ĐỒ ĂN CỦA LINH HỒN


Đồ Ăn Của Linh Hồn
“Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa” — Thi thiên 119:9

Một buổi chiều kia, người da đỏ bộ tộc Cherokee nói cho cháu nội mình biết về một cuộc chiến đang diễn ra ở trong anh ta: "Hỡi con trai ta, đó là giữa hai con sói. Một là ác: tức giận, ghen tị, buồn rầu, hối tiếc, tham lam, kiêu ngạo, tự thương hại, lầm lỗi, oán hận, mặc cảm, dối trá, kiêu ngạo, ưu việt, và cái tôi. Còn con kia là thiện: vui mừng, bình an, yêu thương, hy vọng, thanh thản, khiêm tốn, tử tế, nhân từ, cảm thông, rộng lượng, chơn thật, thương xót, và đức tin".

Cháu nội suy nghĩ về sự ấy rồi hỏi ông như sau: "Con sói nào thắng hơn?"

Cụ da đỏ Cherokee đáp: "Là con mà ta đang nuôi đây"

Thi thiên 119 là Thi thiên có một không hai trong sách Thi thiên. Giống như một số Thi thiên khác nó được sắp theo thứ tự chữ cái Hybálai, nhưng không giống như bất kỳ Thi thiên nào khác, vua David đã viết tám câu cho từng chữ cái trong 22 chữ cái trong bảng mẫu tự tiếng Hybálai.

Bất cứ khi nào cấu trúc của bài thơ này được sử dụng, đó là một dấu hiệu cho thấy tác giả Thi thiên muốn người ta phải tập trung vào đó. Thí dụ, Thi thiên 145 theo cấu trúc chữ cái và là một bài ca ngợi khen. Trong trường hợp đó, tác giả Thi thiên muốn ngợi khen Đức Chúa Trời trong từng phương thức khả thi - từ A đến Z. Thi thiên 119 là một lời thỉnh cầu và là một lời cầu nguyện. Tác giả Thi thiên đã cầu xin hỗ trợ trong việc theo đuổi một đời sống nhơn đức, thoát khỏi tội lỗi. Khi dõi theo cấu trúc chữ cái, lần tám, David đã bày tỏ mong muốn hết sức phục vụ Đức Chúa Trời trong mọi cách có thể và không thể bị lạc sai.

Giống như cụ Cherokee trong câu chuyện, và cũng giống như hết thảy chúng ta, David đã có một trận chiến hoành hành ở trong ông. Ông hỏi: “Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Nói cách khác, làm sao chúng ta có thể bảo đảm rằng con sói thiện sẽ thắng chứ? Với trò chơi kéo co bên trong mỗi con người, chúng ta phải thay đổi thế nào sao cho điều thiện được ưu ái hơn là điều ác?

Câu trả lời là: “Phải cẩn thận theo lời Chúa”". Bằng cách trưởng dưỡng linh hồn mình với lời lẽ của Kinh Thánh, chúng ta tăng cường đáng kể tỷ lệ điều thiện thống trị cuộc sống của chúng ta.

Đối với phần còn lại của Thi thiên nầy, David dốc lòng ông ra, cầu xin Đức Chúa Trời giúp cho ông học hỏi Kinh Thánh và biết giữ luật pháp của nó. Ông tự mình cam kết "sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, chăm xem đường lối của Chúa" (câu 15) và ông nài nỉ: "Xin hãy làm cho tôi vững bền tùy theo lời Chúa" (câu 28). David biết rõ rằng với nỗ lực và sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, ông sẽ có thể trưởng dưỡng linh hồn mình những gì cần thiết để chiến đấu trong các trận chiến của cuộc sống.

Nếu vua David đặt nhiều giá trị vào việc học Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta nên xem trọng việc ấy không kém! Chúng ta hãy học từ tấm gương của David và biệt riêng thì giờ để nghiên cứu Kinh Thánh thường xuyên khi chúng ta có thể. Đây là đồ ăn của linh hồn, là đòi hỏi cho sự sống của chúng ta - để sống, để lớn lên, và để thắng hơn điều ác.