Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

ƠN PHƯỚC ĐỂ ĐƯỢC CAO TRỌNG


Ơn Phước Để Được Cao Trọng
Nhưng cha người không chịu và cãi rằng: Cha biết, con, cha biết. Nó sẽ trở nên một dân; nó cũng sẽ lớn vậy, con; song thể nào em nó cũng sẽ lớn hơn và dòng dõi nó sẽ thành ra vô số nước — Sáng thế ký 48:19

Theo truyền thống Do Thái, chúng ta chúc phước cho con cái mình vào tối thứ Sáu ngay trước khi chúng ta bắt đầu bữa ăn ngày Sa-bát. Chúng ta đặt tay lên đầu mỗi đứa con và chúc phúc cho nó [trai hay gái]. Nguồn gốc của phong tục này có thể được tìm thấy trong câu gốc Kinh Thánh của chúng ta hôm nay từ chương 48 trong Sáng thế ký.

Ngay trước khi Gia-cốp qua đời, Giô-sép đã đem hai đứa con trai của mình đến gặp cha để chúc phước cho chúng. Ma-na-se, là anh, được đặt bên phải của Gia-cốp trong khi Ép-ra-im được đặt bên trái của Gia-cốp. Trong Do Thái giáo, phía bên phải được xem là bên mạnh hơn, và theo dự tính của Giô-sép, con trai lớn của ông xứng đáng nhận lãnh sự chúc phước long trọng hơn.

Ngạc nhiên thay, Gia-cốp vòng tay lại rồi đặt bàn tay mạnh hơn lên đầu Ép-ra-im. Khi nghĩ rằng cha mình đã phạm sai lầm, Giô-sép tìm cách chỉnh ông. Tuy nhiên, Gia-cốp giải thích: “Nó sẽ trở nên một dân; nó cũng sẽ lớn vậy, con; song thể nào em nó cũng sẽ lớn hơn và dòng dõi nó sẽ thành ra vô số nước.

Gia-cốp đã nhìn thấy trước rằng đứa con thứ có nhiều tiềm năng cho sự cao trọng hơn, và vì thế ông đã chúc cho Ép-ra-im lời chúc cao trọng hơn.

Bậc thánh hiền Do Thái hỏi: Nếu Ép-ra-im tự nhiên sở hữu những gì Ma-na-se thiếu, thì tại sao không ban cho Ma-na-se lời chúc cao trọng hơn? Sự thể cho thấy dường như một người được định sẵn cho sự cao trọng sẽ cần ít sự trợ giúp từ những lời chúc phước, trong khi một người ít tài năng sẽ cần nhiều sự trợ giúp hơn. Trong khi cả Ma-na-se và Ép-ra-im đều được định sẵn để trở nên cao trọng, Ép-ra-im đang trên đường vượt qua người anh lớn của mình. Dường như việc chúc cho Ma-na-se một lời chúc phước mạnh mẽ hơn sẽ san bằng cuộc chơi.

Bậc thánh hiền giải thích rằng trong thực tế, một người càng có tiềm năng, họ càng cần nhiều ơn phước. Sở dĩ như vậy là do khả năng của một người càng lớn, các thách thức của họ sẽ càng lớn lao hơn. Đức Chúa Trời muốn mỗi một người chúng ta đạt tới tiềm năng của mình rồi trở nên cao trọng nhất khả thi, vì vậy, Ngài ban cho mỗi người các thử thách phù hợp với cấp độ khả năng và sự tấn tới của họ. Giống như một giáo sư sẽ không giao bài tập lớp một cho một học sinh lớp mười, hoặc ngược lại, Đức Chúa Trời không phân phát các nhiệm vụ hoặc thử thách nhiều hoặc ít hơn một người có thể nắm bắt. Ép-ra-im cần sự chúc phước lớn hơn bởi vì các thử thách trong đời sống của người sẽ khó khăn hơn nhiều so với các thử thách của anh người.

Có khi, người ta mắc sai lầm khi nghĩ rằng các thử thách của họ trong cuộc sống là một tín hiệu cho thấy rằng họ không được định cho sự cao trọng. Chúng ta tin rằng những đặc điểm cá tánh tiêu cực hoặc các ham muốn tội lỗi của chúng ta muốn nói rằng chúng ta bị định cho phải thất bại.

Tuy nhiên, bậc thánh hiền dạy chúng ta rằng điều ngược lại là đúng. Thử thách của một người càng lớn, tiềm năng của người đó càng lớn hơn. Chúng ta không nên nhầm lẫn các thiếu sót của chúng ta với số phận của chúng ta. Thay vì thế, chúng ta cần nài xin Đức Chúa Trời để nhận được các ơn phước của Ngài hầu cho chúng ta có thể biến các thử thách của chúng ta thành sức lực của mình và trở thành hạng người tốt nhất khả thi.



BÌNH AN Ở GẦN VÀ Ở XA


Bình An Gần Và Xa
"Ta đã xem thấy đường lối nó, ta sẽ chữa lành cho; sẽ dắt đưa và thưởng cho nó sự yên ủi, cùng cho những kẻ lo buồn với nó. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta dựng nên trái của môi miếng: bình an, bình an cho kẻ ở xa cùng cho kẻ ở gần; ta sẽ chữa lành kẻ ấy — Ê-sai 57:18‑19

Phần chính của lễ Yom Kippur là đọc thuộc lòng những lời xưng tội. Chúng ta đọc từ một phân đoạn theo hình thức bao gồm bất kỳ tội lỗi nào mà một người có thể phạm và rồi nài xin sự tha thứ. Trong khi tội lỗi được nhắc tới trong phân đoạn đều quan trọng và có liên quan, có một tội luôn nổi bật với tôi: “. . . và vì tội lỗi mà chúng con đã phạm trước mặt Ngài bởi lòng căm thù vô cớ.

Trong mọi sự mà chúng ta có thể sai trái, ghét người khác mà không có lý do chiếm một vị trí đặc biệt bỉ ổi trong truyền khẩu của người Do Thái. Theo bậc thánh hiền Do Thái, chính tội lỗi đặc biệt đó đã đóng ấn số phận của chúng ta gần 2.000 năm trước, khi Đức Chúa Trời hủy diệt Đền Thánh ở Jerusalem và lưu đày những gì còn sót lại trong dân sự Ngài khỏi Israel.

Vào thời điểm đó, dân Do Thái đã phạm nhiều tội lỗi. Tuy nhiên, sự thù hận giữa mọi người là nguyên nhân khiến Đức Chúa Trời quyết định Ngài không còn ngự ở giữa họ nữa. Còn nhiều nữa, bậc thánh hiền dạy rằng nếu chúng ta có thể sửa chữa tội lỗi đó, Đền Thánh sẽ được tái thiết lại một lần nữa, ngay bây giờ. Đối với từng thế hệ nào chưa thấy Đền Thờ được tái thiết, sự thể giống như họ đã phá hủy nó một lần nữa vậy. Nếu chúng ta học cách yêu thương nhau vô điều kiện, thay vì tiếp tục phán xét, oán giận và ghét nhau vô cớ, Đền Thờ sẽ dựng lên một lần nữa.

Đây là một thách thức mà hết thảy chúng ta đã tìm cách thắng hơn trong nhiều thiên niên kỷ. Không có gì ngạc nhiên cả; chúng ta có khuynh hướng lãnh chịu sự phán xét, và ngồi lê đôi mách đã trở thành bản chất thứ hai. Sự kiêu ngạo đã thế chỗ cho tha thứ, và sự oán giận đã nhổ bật rễ lòng thương xót. Đổi oán giận thành yêu thương đúng là không dễ đâu, đặc biệt là khi chính chúng ta bị tổn thương bởi người khác.

Là một phần của lễ Yom Kippur, chúng ta đọc một đoạn từ sách Ê-sai. Đức Chúa Trời phán: "Ta đã xem thấy đường lối nó, ta sẽ chữa lành cho; … bình an, bình an cho kẻ ở xa cùng cho kẻ ở gần”.  Bậc thánh hiền giải thích rằng Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự lời khuyên: Thật là dễ làm hòa với những người ở xa chúng ta trước tiên, rồi sau đó hãy xây sang những người gần chúng ta hơn.

Một số người trong chúng ta nhiều thập kỷ cưu mang lòng oán giận đối với những người gần gũi nhất với chúng ta, nhưng chúng ta có thể bỏ qua một chút bởi một người lạ không? Chúa đang bảo chúng ta khởi sự bằng cách làm hòa với những người ở xa chúng ta – với người đã dứt khoát với bạn vào ban sáng, người thu ngân thô lỗ, đồng nghiệp cáu kỉnh. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách làm hòa với những người ở xa chúng ta và tiếp theo xem xét những người gần gũi nhất với chúng ta. Với sự giúp đỡ và chữa lành của Đức Chúa Trời, khi ấy chúng ta sẽ nhìn thấy hòa bình trên thế giới.


Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

MỘT TRĂM ƠN PHƯỚC


Một Trăm Ơn Phước
Hỡi Đức Giê-hô-va, nhân năng lực Ngài, vua sẽ vui mừng; Tại vì sự cứu rỗi Ngài, người sẽ khoái lạc biết bao! — Thi thiên 21:1

Hãy tưởng tượng trong một phút xem bạn đã đi lang thang vào một buổi sáng thật đẹp vào mùa hè. Mặt trời ló dạng, bầu trời trong xanh và bạn đang trên đường. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng trong suốt chuyến đi đó, bạn rẽ hướng sai rồi bị lạc. Buổi sáng đã chuyển sang giữa trưa và mặt trời đang chói chang. Nước uống của bạn không còn nữa, miệng của bạn bị khô đi và sức lực của bạn đang yếu dần. Sau cùng, bạn tìm đường quay trở lại với nền văn minh và bắt con đường đi đến nguồn nước gần nhất. “Lạy Chúa, cảm tạ Ngài!”, bạn thốt ra khi bạn ực lấy ngụm nước. Nước chưa bao giờ ngon như thế!

Bây giờ hãy đối chiếu kinh nghiệm đó với một kinh nghiệm mà hầu như chúng ta gặp gỡ mỗi ngày. Nước có ở xung quanh chúng ta – từ bồn rửa chén, bình nước, trong mấy cái chai lạ mắt kia. Giờ đây nước có hàng chục mùi vị và có thể được bổ sung với đủ thứ vitamin. Và bạn biết gì chứ? Hầu hết mọi người xem đó hoàn toàn là chuyện đương nhiên. Vấn đề lớn lao đấy, nước có ở khắp mọi nơi.

Há điều đó chẳng mỉa mai sao? Chúng ta càng có nhiều thứ, chúng ta càng ít tán thưởng nó. Khi chúng ta thiếu thốn một cái gì đó rồi sau đó chúng ta nhận được nó — dầu khi chỉ chút ít thôi — chúng ta tràn đầy lòng biết ơn. Nhưng khi chúng ta có một thứ gì đó dồi dào, xu hướng của chúng ta là bỏ qua các phước lành.

Trong Thi-thiên 21, Vua David nêu ra một sự tiếp cận ngược lại. Thi thiên bắt đầu: Hỡi Đức Giê-hô-va, nhân năng lực Ngài, vua sẽ vui mừng; Tại vì sự cứu rỗi Ngài, người sẽ khoái lạc biết bao! David là vua, điều đó có nghĩa là ông vốn có mọi thứ và bất cứ điều gì ông mong muốn. Giàu có thuộc về ông. Sự tôn trọng thuộc về ông. Chiến thắng thuộc về ông.

Thế nhưng David đã nói sao chứ? Mọi sự đều đến từ nơi Chúa. David vui mừng trong những ơn phước đã đến từ Đức Chúa Trời. Ông chẳng xem một việc nào, dù là việc nhỏ nhặt, là đương nhiên, ông cũng không nghĩ rằng mình là nguồn của mọi ơn phước của mình. David vốn hiểu rằng ơn phước và sức lực của ông đều đến từ Chúa, và ông vô cùng biết ơn.

Bậc thánh hiền Do Thái dạy rằng vào một thời kỳ nhất định trong sự trị vì của David, có 100 người chết sớm mỗi ngày vì một bệnh dịch không rõ. Nguồn thuộc linh cuối cùng đã được phát hiện, và bậc thánh hiền lúc bấy giờ đã kê ra một đơn thuốc: Mỗi người được lệnh nói ra 100 lời chúc phước mỗi ngày – hoặc 100 biểu hiện lòng biết ơn. Chiếu chỉ đã có hiệu lực và bệnh dịch hạch đã ngưng lại ngay lập tức. Kể từ đó, truyền khẩu Do Thái đã đọc ít nhất 100 ơn phước mỗi ngày. Chúng ta cẩn thận duy trì trạng thái biết ơn, e chúng ta thấy mình bị cắt đứt khỏi các ơn phước của mình.

Hãy thực hiện phần thử thách 100 ơn phước xem. Bạn có thể tìm được 100 điều để biết ơn cho hôm nay không? Mọi sự, từ thực phẩm chúng ta ăn, đến khả năng sức khoẻ của chúng ta, đến những người trong cuộc sống của chúng ta, đều là ơn phước đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy chúc phước cho người khác, và khi làm như vậy, chúng ta cũng được chúc phước cho nữa.