Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

NGÀI CHE LẤP CHÚNG TA


Ngài Che Lấp Chúng Ta

Sự ghen ghét xui điều cãi lộn; Song lòng thương yêu lấp hết các tội phạm — Châm ngôn 10:12

Nhân vật Kinh Thánh Nôê là nổi tiếng nhất trong đóng một chiếc tàu. Tuy nhiên, tôi muốn nhìn vào những gì xảy ra với Nôê sau khi ông rời khỏi Chiếc Tàu ấy. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Nôê đã trồng một vườn nho, và vì lý do này hay lý do khác, một ngày kia Nôê đã say rượu của vườn nho đó. Rõ ràng không phải là một trạng thái tốt của tâm trí, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Nôê nằm loả thể trong lều của mình, gần như không xứng hiệp với bậc trưởng lão và đấng cứu tinh của gia đình duy nhứt còn sót lại trên đất.

Bây giờ chúng ta hãy xem coi cách thức mấy người con của Nôê phản ứng với bối cảnh nhục nhã của ông. Cham nhìn thấy cha mình rồi đi ra ngoài để nói với các em mình biết về việc ấy. Anh ta bực bội giờ phút yếu đuối của Nôê và càng thấy bực tức nhiều hơn nữa giáng trên Nôê. Tuy nhiên, mấy người em kia đã hành động hoàn toàn khác: "Nhưng Sem và Gia-phết đều lấy áo choàng vắt trên vai mình, đi thùi lui đến đắp khuất thân cho cha; và bởi họ xây mặt qua phía khác, nên chẳng thấy sự trần truồng của cha chút nào" (Sáng thế ký 9:23). Sem và Giaphết đắp cho cha của họ, bảo toàn sự tôn trọng, danh dự, và nhân phẩm của ông.

Tôi nghĩ chẳng có một câu chuyện nào thật hay minh họa cho sự dạy nầy từ sách Châm ngôn: Sự ghen ghét xui điều cãi lộn; Song lòng thương yêu lấp hết các tội phạm. Cham không có chút tình cảm nào dành cho cha mình và đã chọn khuấy đảo quanh sai lầm của Nôê. Mặt khác, Sem và Giaphết, đã đến từ một chỗ yêu thương thực sự lấp hết mọi sai trái của cha mình.

Tương tự như vậy, trong chính đời sống của chính chúng ta, có những lúc chúng ta nghe nói đến hoặc chứng kiến ​​một người trong giây phút yếu đuối. Chúng ta phản ứng ra sao? Chúng ta có đồn đãi lan truyền và nói cho cả thế giới biết về việc ấy không? Hay chúng ta lấp hết mọi sỉ nhục của người ấy bằng cách giữ im lặng? Tất nhiên là giờ đây, nếu sự an toàn hoặc đạo đức của ai đó là một vấn đề, chúng ta phải tường trình lại những gì chúng ta đã xem thấy. Tôi đang nói về việc nhìn thấy một người bạn đã làm sai hoặc xem thấy một thành viên gia đình "đã không còn an toàn nữa".

Có phải chúng ta làm cho mọi việc ra tồi tệ hơn bằng cách phơi bày chúng? Hoặc chúng ta có thể xây sang người thân yêu của chúng ta rồi nói: "Nầy, hết thảy chúng ta đều mắc sai lầm đáng xấu hổ. Tôi sẽ không để cho ai biết về việc ấy đâu". Điều này đặc biệt là thật đối với con cái còn nhỏ của chúng ta. Chỉ vì chúng còn nhỏ không có nghĩa là chúng ta sẽ vạch trần mọi thứ kém khôn ngoan mà chúng đã làm - thậm chí nếu việc ấy có khi là hài hước nữa.

Nắm lấy ý tưởng này, chúng ta cần phải học biết bỏ qua lỗi lầm của người ta, ngay cả khi chúng có thể gây tổn thương. Thí dụ, ai đó có thể xem khinh chúng ta, đã nói một việc rất khó chịu, hoặc phạm sai lầm bằng cách quên mời chúng ta đến với một sự kiện nào đó. Có phải chúng ta bỏ qua rồi chôn vùi nó đi chăng?

Chúng ta hãy học biết đậy một tấm chăn trên những bối rối của người khác. Bằng cách này, chúng ta giữ gìn phẩm giá và sự hiệp một đáng cổ vũ giữa vòng con cái của Đức Chúa Trời.


Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

ĐÙNG LÀ MỘT THẾ GIỚI KỲ DIỆU


Đúng Là Một Thế Giới Kỳ Diệu
“Hỡi Đức Giê-hô-va, công việc Ngài nhiều biết bao! Ngài đã làm hết thảy cách khôn ngoan; Trái đất đầy dẫy tài sản Ngài — Thi thiên 104:24

Đối với trẻ em, thế giới là một nơi huyền diệu. Mọi thứ đều mới mẻ và thú vị. Chúng ngạc nhiên trước mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao trên bầu trời. Chúng thưởng thức cơ hội quan sát một thứ đơn giản như một bọ rùa bò ngang qua chiếc lá hay con bướm chập chờn từ bông hoa nầy sang bông hoa kia. Chúng nhìn xem thế giới với ánh mắt sáng ngời, và qua ánh mắt của chúng, mọi sự đều rất lạ lùng!

Theo thời gian chúng ta có mặt trên hành tinh trong một hay hai thập kỷ, phần nhiều những sự kỳ diệu đã bị mất đi. Chúng ta đương nhiên cho rằng mình đang sống trong một thế giới xinh đẹp có cả bí ẩn lẫn kỳ diệu. Chúng ta khó nhận thấy bầu trời oai nghi hay thảm cỏ xanh tươi trên mặt đất. Khi chúng ta đi khắp hành tinh nầy, chúng ta thậm chí không nhận thức được sự thực là chúng ta đang ở trên một quả cầu quay xung quanh trong không gian bên ngoài thế mà mọi sự quanh chúng ta vẫn hoàn toàn đừng yên!

Thật là dễ dàng dành cả cuộc đời trên hành tinh này rồi bỏ lỡ vẻ đẹp sự sáng tạo Đức Chúa Trời. Theo truyền khẫu Do Thái, chúng ta dành ra một thời gian đặc biệt mỗi tháng để lui lại, nhìn quanh, rồi nói: "Wow! Nơi này quả là tuyệt vời, Chúa ơi!" Mỗi tháng khi mặt trăng mới mọc, chỉ cần một mảnh trong bầu trời, chúng ta kỹ niệm nó và mọi sự trong thiên nhiên. Một trong những việc chúng ta làm là đọc Thi thiên 104.

Trong Thi thiên 104, Vua David suy gẫm về những sự lạ lùng trong thế giới chúng ta. Ông nói về cách nước từng bao phủ toàn bộ thế giới, nhưng rồi Đức Chúa Trời tách biển ra và đặt chúng vào các đại dương và sông ngòi để ai nấy đều có đất mà sống trên đó (các câu 6-9). David vui thích trong sự thực Đức Chúa Trời đã dựng nên một thế giới hoàn toàn với trái cây ngon ngọt và thảm thực vật có thể nâng đỡ cả con người và động vật. Nhưng không những thế - Đức Chúa Trời cũng dựng nên các thứ như dầu và rượu – những thứ không cần thiết, nhưng là những món quà mang lại niềm vui và thư giãn cho mọi người (câu 15). David kinh ngạc ở chu kỳ ngày và đêm, tạo thành một nhịp điệu năng động trong thế gian. Loài thú dữ nguy hiểm nhất săn mồi vào ban đêm khi mọi người đang ở trong nhà và trở về chỗ ở của chúng vào ban ngày khi người ta ra ngoài lao động (các câu 20-23).

Sự hài hòa hoàn hảo trong thế giới tự nhiên khiến cho David phải kêu lên: “Hỡi Đức Giê-hô-va, công việc Ngài nhiều biết bao! Ngài đã làm hết thảy cách khôn ngoan; Trái đất đầy dẫy tài sản Ngài. Thật vậy, Đức Chúa Trời đã dựng nên một thế giới tuyệt vời và đa dạng để chúng ta sống trong đó cho thấy sự khôn ngoan trỗi hơn sự hiểu biết của chúng ta.

Hôm nay, chúng ta hãy nhìn vào thế giới của Thiên Chúa và đánh giá cao nó với ánh mắt tươi mới. Từng điều lạ lùng mà bạn khám phá ra là một biểu hiện tình yêu của Ngài đối với chúng ta và là một minh chứng cho sự vinh hiển của Ngài.


Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

CANH GIỮ TẤM LÒNG


Canh Giữ Tấm Lòng
“Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra — Châm ngôn 4:23

Bất cứ khi nào có điều chi sai trái với các thiết bị điện của chúng ta, có thể là tủ lạnh hay máy tính, chúng ta mong muốn rằng nan đề là một việc nhỏ thôi. Cái mà chúng ta không muốn nghe, ấy là nan đề nằm ở "bo mạch chủ". Nếu bo mạch chủ bị hỏng, phần còn lại của thiết bị không thể ổn định được.

Trái tim của chúng ta cũng giống như bo mạch chủ sự sống của chúng ta vậy. Bậc thánh hiền Do Thái dạy rằng không phải là ngẫu nhiên mà về mặt thể chất, trái tim được đặt ở giữa và có trách nhiệm giữ cho cơ thể sống bằng cách bơm máu cho các phần còn lại của cơ thể của chúng ta. Chúng ta có thể có nan đề với bàn chân, bàn tay, hoặc thậm chí một chi thể nào đó là thiết yếu như đôi mắt của chúng ta chẳng hạn. Tuy nhiên, một người vẫn có thể sống lâu khi trái tim cứ tiếp tục công việc của nó. Dù vậy, Đức Chúa Trời cấm, nếu có nan đề với trái tim, toàn bộ cơ thể - và bản thân cuộc sống - đang bị đe dọa.

Ở cấp độ thuộc linh, tấm lòng là ngai của mọi cảm xúc, nó kiểm soát mọi tư tưởng của chúng ta, đổi lại nó quyết định các hành động của chúng ta. Bậc thánh hiền gọi tấm lòng là "vua của cơ thể". Nó quyết định sức khỏe thể chất của chúng ta và cũng quyết định các chi trong thân sẽ làm gì dựa trên sức khỏe tình cảm/thuộc linh của chúng ta.

Hầu hết chúng ta đều ra đời với trái tim khỏe mạnh về thể chất, mặc dù chúng ta có thể khiến nó bị hư hỏng theo thời gian. Về mặt thuộc linh, chúng ta được sinh ra tương tự như vậy với tấm lòng thuần khiết. Chúng ta tự nhiên yêu thương, mong muốn ban cho, cảm thấy thích thú đối với những gì chúng ta đã nhận lãnh, rồi sống hạnh phúc và tin cậy. Tuy nhiên, khi thời gian cứ tiếp tục trôi, chúng ta có thể phát triển những điều có thể gây thiệt hại cho tấm lòng mạnh khoẻ của chúng ta.

Tôi thích câu này trong sách Châm ngôn: “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra. Đây là lời lẽ khá mạnh mẽ. Hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta phải canh chừng tấm lòng của chúng ta. Giống như bo mạch chủ của máy tính, tấm lòng là trung tâm điều khiển; mọi sự chúng ta làm và mọi sự chúng ta sống đều tuôn chảy ra từ đó.

Kinh Thánh nhắc tới vài "tình trạng của tấm lòng": một tấm lòng chai cứng (Xuất Êdíptô ký 4:21); một tấm lòng bằng đá (Êxêchiên 36:26); một tấm lòng gian dối (Giêrêmi 17:9); một tấm lòng trọn vẹn (Châm ngôn 11:20), và nhiều chỗ khác nữa. Bậc thánh hiền Do Thái cũng nhắc tới một tình trạng được biết là "tấm lòng thôi hoạt động", ở đó tình cảm của người ấy không còn tuôn chảy cách rời rộng được nữa.

Chìa khóa để canh giữ tấm lòng của chúng ta là phải công nhận rằng chúng đã được dựng nên thật thanh sạch và tốt lành. Công việc của chúng ta là phải canh giữ tấm lòng của chúng ta; để ngăn chặn những thứ tiêu cực không lọt vào và nhổ bỏ các thứ bẩn thỉu đã tìm cách len vào. Đừng để lọt vào sự lo lắng, loại bỏ sự ganh tỵ ra, đóng tấm lòng lại trước sự cám dỗ, và những gì bạn sẽ còn lại là một tấm lòng bình tịnh, một tấm lòng biết tin cậy, và một tấm lòng thuần khiết kính mến Đức Chúa Trời và dân sự Ngài, rồi xử sự cho xứng đáng.