Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

TÔI NHỎ BÉ, ĐỨC CHÚA TRỜI LỚN LAO


Tôi Nhỏ Bé, Đức Chúa Trời Lớn lao

Tôi lấy làm hèn mọn không đáng chịu các ân huệ và các điều thành thực mà Ngài đã làm cho kẻ tôi tớ Ngài; vì lúc trước khi qua sông Giô-đanh chỉ có cây gậy tôi, mà ngày nay tôi lại trở nên hai đội quân nầy — Sáng thế ký 32:10

Phần Kinh Thánh tuần này bắt đầu với một Gia-cốp đầy sợ hãi [Sáng thế ký 32:4 – 36:43; Ápđia 1:1-21]. Ông đang trên đường trở về quê hương với gia đình, lòng nhận biết sẽ có cuộc đối diện với Ê-sau anh mình, là điều không thể tránh né được. Đã tốn những 22 năm kể từ khi Gia-cốp trốn khỏi xứ Ca-na-an vì ông sợ anh mình sẽ giết ông sau khi khám phá ra rằng Gia-cốp đã âm mưu chiếm lấy các ơn phước của cha mình. Ê-sau là một nhân vật nguy hiểm và mạnh mẽ, ông có thể dễ dàng giết chết toàn bộ gia đình của Gia-cốp. Gia-cốp đã run rẩy cho đến tận xương tuỷ.

Và thế là, giống như hết thảy chúng ta sẽ làm trong những lúc sợ hãi kinh khủng đó, Gia-cốp đã cầu nguyện.

Khi bắt đầu sự cầu nguyện, Gia-cốp nói: Tôi lấy làm hèn mọn không đáng chịu các ân huệ và các điều thành thực mà Ngài đã làm cho kẻ tôi tớ Ngài”. Trong tiếng Hy-bá-lai, câu nầy khởi sự với từ ngữ "Katonti", sát nghĩa ý nói: "tôi thì nhỏ bé". Gia-cốp đã suy gẫm về tình trạng nhỏ bé và không có khả năng, và không xứng đáng của mình. Phải chuẩn bị cho thách thức trong cuộc sống lớn lao nhất thích hợp như thế nào đây?

Cách đây mấy năm, ca sĩ nhạc sĩ người Do-thái nổi tiếng là Yonatan Razel đã cưỡi lên những làn sóng tiếng tăm khi tai vạ ụp đến. Con gái của ông, Rivkah, đã té từ trên mái nhà của gia đình tại thành Jerusalem trong khi xem bắn pháo hoa vào ngày lễ Độc lập. Rivkah đã bất tỉnh nhiều tuần, và có những lúc, dường như là chẳng có cơ hội để nó tỉnh dậy được nữa. Yonatan mô tả cái ngày mà mọi thứ xoay chuyển. Anh trai của ông đã ghi cho ông mấy hàng như sau: "Em có chuẩn bị đón phép lạ lớn lao mà Đức Chúa Trời dành chứa cho em hôm nay chưa vậy?"

Yonatan nói rằng mấy hàng chữ ấy đã lay động ông, và ông hiểu theo cách sâu sắc mỗi ngày là một phép lạ đến từ Đức Chúa Trời mà vì đó chúng ta phải biết ơn. Yonatan đã hiểu giống như Đức Chúa Trời thực hiện nhiều phép lạ cho chúng ta mỗi ngày, ngay cả khi chúng ta không xứng đáng, Đức Chúa Trời có thể mang lại phép lạ mà ông có cần nhất trong ngày đó. Và vào chính ngày ấy, sự trông cậy đã thắng hơn thất vọng, và Rivkah đã nắm lấy những bước quan trọng đầu tiên dẫn đến sự phục hồi hoàn toàn và kỳ diệu của nó.

Thật may mắn làm sao, ngay trước tai nạn của Rivkah, Yonatan đã sáng tác một bài ca mới với những lời cầu nguyện của Giacốp: Tôi lấy làm hèn mọn không đáng chịu các ân huệ và các điều thành thực mà Ngài đã làm cho kẻ tôi tớ Ngài”. Giống như Gia-cốp, Yonatan đạt tới mức nhận biết rằng trong khi ông nhỏ bé, Đức Chúa Trời là lớn lao – và điều đó đã cung ứng sức lực cho ông.

Quí bạn ơi, khi chúng ta nhận ra chúng ta nhỏ bé là dường nào, chúng ta công nhận Đức Chúa Trời của chúng ta thật rất vĩ đại dường bao! Chúng ta nhận ra rằng chính Đức Chúa Trời, chớ không phải chúng ta, Ngài bảo vệ và tiếp trợ cho chúng ta mỗi ngày. Chúng ta không cần phải thất vọng khi đối diện với những thách thức lớn lao. Giống như Đức Chúa Trời làm ra vô số phép lạ cho chúng ta mỗi ngày, Ngài có thể bày ra phép lạ mà chúng ta cần nhất cho chính ngày này.


Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

HẠ MÌNH VÀ SỰ OAI NGHI


Hạ Mình Và Sự Oai Nghi

bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó  Sáng thế ký 28:12

Đại Đế Alexander có lần ông hỏi bậc thánh hiền Do-thái: "Người ta phải làm gì để sống?" Họ đáp: "Hãy bảo anh ta tự sát". Đó là một câu trả lời kỳ lạ! Nhưng đây là những gì bậc thánh hiền muốn nói: Một người phải tự hạ mình xuống, giết đi cái tôi của mình, chết phần xác thịt mình. Bằng cách đó, người ấy sẽ sống trong đời này và kiếm được sự bất tử trong đời hầu đến.

Trong Truyền đạo 1:4, chúng ta đọc: "đất cứ còn luôn luôn". Bậc thánh hiền giải thích rằng câu này đề cập đến người hạ thấp mình xuống đất. Giống như đất, họ tồn tại cho đến đời đời. Mặt khác, một người kiêu ngạo sẽ không dấy lên trong sự phục sinh của kẻ chết vì người chẳng gắn bó với Đức Chúa Trời, là nguồn của sự sống. Chỉ có "người hiền từ sẽ nhận được đất làm cơ nghiệp, và được khoái lạc về bình yên dư dật" (Thi thiên 37:11).

Tất cả những câu này dạy cho chúng ta cùng một bài học mà Gia-cốp đã kinh nghiệm trong phần đọc Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 28:10 – 32:3; Ôsê 11:7 – 12:14] khi ông dừng lại trong đêm trên đường tới Cha-ran và đã có điềm chiêm bao nổi tiếng của mình. Trong giấc mơ, Giacốp nhìn thấy "một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời”. Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự hiện thấy của Gia-cốp. Một trong số đó, ấy là Gia-cốp học biết rằng con đường để lên thiên đàng phải bắt rễ từ trong lòng đất. Nói cách khác, hạ mình là cánh cổng bước vào cõi đời đời.

Sứ điệp này được lặp đi lặp lại với nhiều hình thức khác nhau trong Kinh Thánh. Và đây cũng là một điều tốt lành một khi xã hội đã chìu theo một tín điều ngược lại từ khi buổi bình minh của thời gian. "Có thể đúng""người nào có nhiều đồ chơi nhất sẽ thắng" là những ý tưởng đã cai quản đời sống của chúng ta. Chúng ta hấp thụ ý tưởng cho rằng càng gây dựng bản thân mình, đặc biệt là trong ánh mắt của nhiều người khác, cuộc sống của chúng tôi sẽ càng long trọng hơn và chúng ta sẽ được ghi nhớ nhiều hơn khi chúng ta qua đi. Nhưng Đức Chúa Trời đang bảo chúng ta, và Giacốp đã học được, rằng bí quyết đích thực cho sự cao trọng và bất tử là khiêm hạ. Đó không phải là cách chúng ta nhìn vào mắt của người khác, nhưng chúng ta xuất hiện trong con mắt của Đức Chúa Trời như thế nào mới được!?!

Các nhà thần bí Do-thái nói theo cách này: "Người nào nhỏ bé thì thực sự rất cao trọng". Hãy xem Áp-ra-ham, một trong những người lỗi lạc nhất của Đức Chúa Trời. Ông thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: "Tôi chẳng là gì khác ngoài bụi và tro bụi" (Sáng thế ký 18:27). Vua David, một gã khổng lồ thuộc linh khác đã lưu ý: "Nhưng tôi là một con trùng, chớ chẳng phải người đâu" (Thi Thiên 22:6). Khiêm tốn dẫn đến sự oai nghi.

Tuần này, chúng ta hãy tự hỏi mình, chúng ta phải bước đi khiêm tốn hơn với Đức Chúa Trời. Chúng ta có dám đặt người khác lên trên, trước chăng? Chúng ta có thể bỏ qua những lời xúc phạm không? Chúng ta có thể giết đi cái tôi của chúng ta hầu cho chúng ta sẽ vượt qua chúng chăng? Khi chúng ta cúi đầu vững chắc trên đất, cuối cùng chúng ta sẽ bước lên bậc thang của Giacốp và đến vương quốc.



Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

ĐỨC TIN RA KHỎI DẠ CON


Đức Tin Ra Khỏi Dạ Con


Sự đau đớn của đàn bà đẻ sẽ đến trên nó. Nhưng nó là con trai không khôn ngoan; vì, đến kỳ rồi, nó không nên chậm trễ ở trong dạ con — Ôsê 13:13

Phần đọc Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 28:10 – 32:3; Ôsê 11:7 – 12:14], từ sách Ô-sê, kể lại các thời điểm tối tăm cho xứ sở Israel. Được lãnh đạo bởi các vua của họ, dân sự đã lệch lạc và chìm sâu vào sự thờ lạy hình tượng. Qua tiên tri Ô-sê, Đức Chúa Trời tìm cách đưa dân sự trở lại với Ngài.

Đức Chúa Trời giải thích rằng trong khi Ngài là một Đức Chúa Trời thành tín, giải cứu dân tộc ra khỏi xứ Ai-cập, đưa họ vào xứ Israel, và cho họ ăn cho đến khi họ no lòng, dân sự bèn quên Ngài. Khi tỏ ra cho tuyển dân của Ngài với món quà tử tế đã không giữ họ sống trung tín cho được, và thế là Đức Chúa Trời phải xây qua các phương tiện khác. "Vì thế, ta đối với chúng nó sẽ như là sư tử. Ta sẽ như con beo rình chúng nó trên đường. Ta sẽ vồ trên chúng nó như con gấu cái bị cướp mất con nó. Ta sẽ xé cái bọc lòng chúng nó, và sẽ nuốt chúng nó ở đó như sư tử cái. Thú rừng sẽ xé chúng nó" (Ô-sê 13:7-8). Khi câu nói ấy đã buông ra rồi, không có một người vô thần nào riêng lẽ hết. Qua việc đặt dân sự vào những tình huống đau khổ và căng thẳng, Đức Chúa Trời hy vọng lôi cuốn sự chú ý của họ và bắt lấy tấm lòng của họ.

Một mặt, những câu này rất nặng nề đau đớn. Nghĩ đến Đức Chúa Trời của chúng ta giống như một con sư tử đi ra chỉ để vồ nuốt chúng ta thì thật là khổ đau. Mặt khác, những câu này rất yên ủi. Đằng sau những tình huống cố gắng nhất trong cuộc sống của chúng ta, Đức Chúa Trời đang ở ngay đó điều khiển mọi việc. Đức Chúa Trời vẫn ngự trên ngai, vẫn đang tễ trị. Mọi sự xảy ra cho chúng ta, sở dĩ như vậy là vì một lý do, và lý do là để xây chúng ta trở lại với Đức Chúa Trời và tạo ra mối quan hệ có ý nghĩa, đẹp lòng và vững vàng nhất sống với Ngài mà chúng ta có thể khả thi.

Đây là kho báu được chôn trong từng thử thách của cuộc sống chúng ta. Thắc mắc là, có phải chúng ta truy tìm kho báu hay lặn hụp trong vũng bùn có kho báu chôn ở bên dưới?

Một vài câu sau đó chúng ta đọc: Sự đau đớn của đàn bà đẻ sẽ đến trên nó. Nhưng nó là con trai không khôn ngoan; vì, đến kỳ rồi, nó không nên chậm trễ ở trong dạ con. Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta luôn bị đặt vào những tình huống khổ đau và căng thẳng – nhưng đấy chẳng phải là những nỗi đau và áp lực vô ý nghĩa đâu; đây là cảm xúc khi cho đứa trẻ ra đời!

Trong từng thử thách, chúng ta có cơ hội để được sanh lại. Tuy nhiên, để cho sự sanh lại của chúng ta diễn ra, chúng ta phải biết thời điểm phải rời khỏi sự an nhàn của dạ con – sự dễ chịu của khu vực an nhàn của chúng ta. Chúng ta cần phải biết khi nào nhơn đức tin để bước ra, chạy trên một con đường mới, và được tái sanh. Chúng ta cần sự dạn dĩ để ra khỏi tử cung hầu cho chúng ta sẽ trải nghiệm một cuộc sống mới mẻ và tốt hơn.


Sự đau đớn của đàn bà đẻ sẽ đến trên nó. Nhưng nó là con trai không khôn ngoan; vì, đến kỳ rồi, nó không nên chậm trễ ở trong dạ con — Ôsê 13:13

Phần đọc Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 28:10 – 32:3; Ôsê 11:7 – 12:14], từ sách Ô-sê, kể lại các thời điểm tối tăm cho xứ sở Israel. Được lãnh đạo bởi các vua của họ, dân sự đã lệch lạc và chìm sâu vào sự thờ lạy hình tượng. Qua tiên tri Ô-sê, Đức Chúa Trời tìm cách đưa dân sự trở lại với Ngài.

Đức Chúa Trời giải thích rằng trong khi Ngài là một Đức Chúa Trời thành tín, giải cứu dân tộc ra khỏi xứ Ai-cập, đưa họ vào xứ Israel, và cho họ ăn cho đến khi họ no lòng, dân sự bèn quên Ngài. Khi tỏ ra cho tuyển dân của Ngài với món quà từ tế đã không giữ họ sống trung tín cho được, và thế là Đức Chúa Trời phải xây qua các phương tiện khác. "Vì thế, ta đối với chúng nó sẽ như là sư tử. Ta sẽ như con beo rình chúng nó trên đường. Ta sẽ vồ trên chúng nó như con gấu cái bị cướp mất con nó. Ta sẽ xé cái bọc lòng chúng nó, và sẽ nuốt chúng nó ở đó như sư tử cái. Thú rừng sẽ xé chúng nó" (Ô-sê 13:7-8). Khi câu nói ấy đã buông ra rồi, không có một người vô thần nào riêng lẽ hết. Qua việc đặt dân sự vào những tình huống đau khổ và căng thẳng, Đức Chúa Trời hy vọng lôi cuốn sự chú ý của họ và bắt lấy tấm lòng của họ.

Một mặt, những câu này rất nặng nề đau đớn. Nghĩ đến Đức Chúa Trời của chúng ta giống như một con sư tử đi ra chỉ để vồ nuốt chúng ta thì thật là khổ đau. Mặt khác, những câu này rất yên ủi. Đằng sau những tình huống cố gắng nhất trong cuộc sống của chúng ta, Đức Chúa Trời đang ở ngay đó điều khiển mọi việc. Đức Chúa Trời vẫn ngự trên ngai, vẫn đang tễ trị. Mọi sự xảy ra cho chúng ta, sở dĩ như vậy là vì một lý do, và lý do là để xây chúng ta trở lại với Đức Chúa Trời và tạo ra mối quan hệ có ý nghĩa, đẹp lòng và vững vàng nhất sống với Ngài mà chúng ta có thể khả thi.

Đây là kho báu được chôn trong từng thử thách của cuộc sống chúng ta. Thắc mắc là, có phải chúng ta truy tìm kho báu hay lặn hụp trong vũng bùn có kho báu chôn ở bên dưới?

Một vài câu sau đó chúng ta đọc: Sự đau đớn của đàn bà đẻ sẽ đến trên nó. Nhưng nó là con trai không khôn ngoan; vì, đến kỳ rồi, nó không nên chậm trễ ở trong dạ con. Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta luôn bị đặt vào những tình huống khổ đau và căng thẳng – nhưng đấy chẳng phải là những nỗi đau và áp lực vô ý nghĩa đâu; đây là cảm xúc khi cho đứa trẻ ra đời!

Trong từng thử thách, chúng ta có cơ hội để được sanh lại. Tuy nhiên, để cho sự sanh lại của chúng ta diễn ra, chúng ta phải biết thời điểm phải rời khỏi sự an nhàn của dạ con – sự dễ chịu của khu vực an nhàn của chúng ta. Chúng ta cần phải biết khi nào nhơn đức tin để bước ra, chạy trên một con đường mới, và được tái sanh. Chúng ta cần sự dạn dĩ để ra khỏi tử cung hầu cho chúng ta sẽ trải nghiệm một cuộc sống mới mẻ và tốt hơn.