Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

TRÈO LÊN CÁI THANG


Trèo Lên Cái Thang
Nhưng vì thai đôi làm cho đụng nhau trong bụng, thì nàng nói rằng: Nếu quả thật vậy, cớ sao đều nầy xảy đến làm chi? Đoạn nàng đi hỏi Đức Giê-hô-va — Sáng thế ký 25:22

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng khi Rêbeca có thai, nàng cảm thấy thai cứ đạp luôn. Truyền khẩu Do Thái dạy rằng khi nàng đi ngang qua một chỗ thờ lạy hình tượng, Êsau sẽ đạp không ngừng. Khi nàng đi ngang qua một ngôi nhà chuyên nghiên cứu Ngũ kinh, Giacốp sẽ đạp rất hào hứng. Không có siêu âm trong thời buổi ấy, vì vậy Rêbeca không thể hình dung đứa con nào sẽ có khuynh hướng của riêng nó.

Rêbeca nhận được câu trả lời khi Đức Chúa Trời giải thích rằng nàng đang có thai đôi. Giờ đây sự việc có ý nghĩa rồi đó, nhưng chúng ta cứ lấy làm lạ không biết điều này có công bằng cho Êsau hay không, dường như Êsau bị định cho ngay từ đầu là đứa con hoang đàng. Nếu ông ra đời với một xu hướng về điều ác, chúng ta có thực sự đổ lỗi cho ông vì đã bước theo bổn tánh của mình? Cũng thực một thể ấy cho Giacốp. Nếu ông chào đời với tánh khao khát sự công bình, chúng ta có ấn tượng là ông sẽ xu hướng theo việc ấy không?

Có một câu chuyện kể về Rebbe xứ Kotzk, mấy họ trò đến hỏi ông một câu sau đây: "Nếu có hai người đang đi lên cầu thang - một người lên tầng thứ ba và một người lên tầng thứ năm – ai là người lên cao hơn?" Mấy người học trò đáp rất rõ ràng: "người ở tầng thứ năm". Rebbe nói: "Có thể đúng, mà có thể không đúng. Cao thấp thuộc về hướng họ đang đi". Vị rabi Do Thái đã dạy học trò mình rằng khi một người đứng trong cuộc sống gần như là không quan trọng khi họ hướng tới chỗ nào.

Cả Êsau và Giacốp chào đời với các khuynh hướng tự nhiên, nhưng họ cũng chào đời với sự lựa chọn tự do. Êsau đã có sự lựa chọn chống lại xu hướng điều ác của mình và ống dẫn tình cảm của mình đối với điều thiện. Không một ai buộc ông phải lựa chọn một cuộc sống phi đạo đức. Nếu ông chọn con đường nhân đức, ông có thể lên cao trên các bậc thang của sự công bình, qua lướt cả Giacốp.

Giacốp cũng đã có một sự lựa chọn nữa. Ông có thể trụ lại trong khu vực an nhàn của mình, không bao giờ rời khỏi chỗ công bình của mình, nhưng sẽ chẳng hề lên cao hơn nữa. Ông đã bước vào thế gian rồi lìa khỏi đó như ông đã đến, và không một ai dám phàn nàn. Nhưng Giacốp đã chọn tự đẩy mình lên và dành cả cuộc đời lo trèo lên cao hơn.

Giống như Giacốp và Êsau, hết thảy chúng ta đều đến với trần gian với những điểm mạnh và yếu. Chúng ta không thể chọn chúng, nhưng chúng thuộc về chúng ta. Tuy nhiên, không một điều nào trong số đó là vấn đề cả. Vào cuối ngày, Đức Chúa Trời sẽ không thấy ấn tượng gì với tài năng tự nhiên hoặc thất vọng gì với những khiếm khuyết riêng của chúng ta. Ngài chỉ muốn biết cách thức chúng ta sử dụng chúng mà thôi. Có phải chúng ta đã cố gắng để cải thiện bổn tánh của chúng ta không? Có phải chúng ta sử dụng tài năng của mình cho điều thiện không?

Sẽ không là vấn đề chi hết chỗ mà chúng ta kết thúc trên cái thang công bình kia, chỉ là vấn đề ở chỗ chúng ta đã trèo lên bao xa và theo hướng nào kìa.


Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

DÒNG DÕI CỦA CHÚNG TA


Dòng Dõi Của Chúng Ta
Đây là dòng dõi của Y-sác, con trai Áp-ra-ham. Áp-ra-ham sanh Y-sác — Sáng thế ký 25:19

Phần Ngũ Kinh Toldot, "dòng dõi" bắt đầu gần như chính xác cùng một cách mà phần Noach khởi sự. Ở đây chúng ta đọc: "Đây là dòng dõi của Ysác, con trai của Ápraham". Ở đó chúng ta đọc: "Đây là dòng dõi của Nôê" (Sáng thế ký 6:9). Trong tiếng Hêbơrơ, các cụm từ giống hệt nhau. Vì vậy, bậc thánh hiền Do Thái rất bối rối. Nếu lời mở đầu là như nhau, tại sao mấy cái tên không trùng nhau? Nếu Nôê đã được chọn làm tiêu đề cho phần đọc về ông và gia đình ông, tại sao tên của Ysác không được xử lý tương tự chứ?

Chúng ta hãy xem lại đi. Cách đây mấy tuần, chúng ta đã giải thích rằng phần Ngũ Kinh nói tới Nôê đã được kể cho vai chính của nó để dạy cho chúng ta biết sức mạnh sự tác động của một người trên nhiều thế hệ hầu đến. Câu chuyện nạn lụt là câu chuyện nói tới nhân loại, nhưng tất cả đều xoay quanh một cá nhân và người đó là Nôê. Vì vậy, ông là tâm điểm.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào phần đọc tuần này. Đây là câu chuyện nói tới sự ra đời của Giacốp và Êsau, Êsau bán quyền con trưởng của mình, và Giacốp nhận được phước lành của người con trưởng. Đây là câu chuyện nói tới Ysác và gia đình của ông, nhưng trọng tâm không nhắm vào Ysác; mà nhắm vào con cái của ông. Cốt truyện phần đọc của chúng ta trong tuần này là người sẽ tiếp tục di sản của Ápraham và Ysác?

Trong xã hội Do Thái, người ta đặt nhiều giá trị trên phỗ hệ gia đình của một người. Thí dụ, hầu hết những người có tên sau cùng là "Cohen" có thể xưng nhận rằng họ xuất thân từ chi phái danh tiếng Lêvi và nhóm thầy thầy tế lễ được gọi là cohanim. Những người khác có thể lần theo nguồn gốc rabi huyền thoại của mình, những người đã sống nhiều thập kỷ hoặc thậm chí cách đây nhiều thế kỷ. Vẫn có một số người thậm chí lần theo gia đình của mình ngược về với vua David. Nhưng, tôi có một người bạn hay nói như vầy: "Hay đấy. Tuy nhiên, quan trọng hơn những người đến trước tôi là ai sẽ đến sau tôi kìa". Xưng nhận phỗ hệ gia đình là điều rất ấn tượng đấy, nhưng thậm chí còn ấn tượng hơn tổ phụ của những người nam người nữ cao trọng chính là những người hầu đến kia.

Và đó là sứ điệp của phần Ngũ kinh tuần này. Noach mừng những người đã đến trước chúng ta. Toldot yêu cầu chúng ta phải xem coi ai sẽ theo sau chúng ta. Noach nhắm vào di sản mà chúng ta nhận được. Toldot nhắm vào di sản mà chúng ta chuyển giao hôm nay.

Bạn sẽ để lại sau lưng di sản gì? Rất lâu sau khi chúng ta rời sân khấu cuộc đời, con cái của chúng ta, với sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, sẽ đóng vai trò hàng đầu trong những câu chuyện vĩ đại nhất mà thế gian từng biết đến.


Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

HÃY ĐẾN HÁT XƯỚNG


Hãy Đến Hát Xướng
Hãy đến hát xướng cho Đức Giê-hô-va, cất tiếng mừng rỡ cho hòn đá về sự cứu rỗi chúng tôi — Thi thiên 95:1

Hãy bắt đầu với dòng mở đầu: "Hãy đến hát xướng cho Đức Giêhôva". Thi thiên 95 là một lời mời ngợi khen Đức Chúa Trời. Nhưng chính xác thì chúng ta ngợi khen ở chỗ nào chứ?

Các bậc thầy huyền bí họ đã sống trong thành thánh Tzfat ở Israel trong suốt thế kỷ thứ 16 hiểu rõ câu này là sự khích lệ đi đến một nơi đặc biệt nào đó khi ngợi khen Đức Chúa Trời. Mỗi tuần một lần, họ sẽ rời khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành phố rồi ra ngoài các cánh đồng, khu rừng để tương giao với Ngài.

Nhưng có một sự hiểu biết khác về câu Kinh Thánh nầy – một sự hiểu biết ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta hàng ngày.

Tôi có nghe câu chuyện sau đây từ một Avi bạn tôi, là một rabi Do Thái với một hội chúng thật đông đảo. Giống như nhiều nhà lãnh đạo cộng đồng, Avi là một người rất, rất bận rộn. Một ngày nọ, Avi đang nghỉ ngơi trong ngày, ông liền trao đổi với cha mình. Cha của ông cho biết sẽ lên kế hoạch viếng thăm và muốn Avi đến đón ông ở sân bay . . . ngay ở giữa giờ cao điểm!

Avi nói: "Bố ơi, con yêu bố lắm, nhưng con không thể đi đâu lâu được. Con sẽ nhờ dịch vụ xe đưa đón". Nhưng người cha muốn con mình ra đón ông tại sân bay và cứ khăng khăng Avi phải đến. Một lần nữa, bạn tôi nói: "Bố ơi, con yêu bố nhiều lắm. Nhưng con không thể làm việc ấy được". Người cha nói: “Chỉ cần đến thôi mà". Điệp khúc của Avi lại đến: "Con yêu bố, song con không đến được". Sau một vài trao đổi giống như vầy, cha Avi đã có đủ.

Cha của Avi nói: "Thôi đừng yêu bố nhiều nữa mà chỉ đến đón bố từ sân bay đi" và ông treo điện thoại lên.

Cảm xúc không nói được nhiều nếu chúng ta không kèm theo chúng với hành động.

Trở lại Thi thiên của chúng ta. Thế thì tác giả Thi thiên mời chúng ta đi đến đâu khi ông kêu gọi chúng ta: "Hãy đến hát xướng cho Đức Giêhôva"? Bất cứ chỗ nào và ở khắp mọi nơi! Mỗi chỗ mà chúng ta có thể biến đổi cảm xúc yêu thương của chúng ta thành hành động thờ phượng, đó là chỗ mà tác giả Thi thiên muốn chúng ta phải đến. Hãy đi đến chỗ nào đó, và làm một việc thật tốt lành. Đó là sự ngợi khen tối hậu đối với Chúa.  

Một viện dưỡng lão xưa? Một nhà bếp từ thiện chuyên nấu súp? Hoặc có thể là sân bay để đón một người thân hay bạn bè? Bạn có thể đi đâu trong sự ngợi khen Chúa chứ? Hãy chọn một hành động mà bạn có thể làm hôm nay phản ánh cách bạn cảm nhận về Đức Chúa Trời.

Chúng ta hãy biến tình cảm của chúng ta thành hành động, và tấm lòng của chúng ta thành đôi bàn tay của sự phục vụ.