Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

NÓI CHO THẤU LÒNG JERUSALEM



Nói Cho Thấu Lòng Jerusalem
“Hãy nói cho thấu lòng Giê-ru-sa-lem, và rao rằng sự tranh chiến của nó đã trọn; tội lỗi nó đã được tha; nó đã chịu gấp hai từ tay Đức Giê-hô-va vì các tội mình” — Êsai 40:2

Phần đọc Kinh thánh tuần nầy không phải làm chi nhiều với việc đọc Ngũ Kinh và có nhiều việc phải làm với khoảng thời gian mà chúng ta hiện đang ở trong lịch trình của người Do thái. Chúng ta đã trải qua cái ngày tăm tối nhất, Tisha B’Avtrong ngày ấy chúng ta than khóc sự hủy diệt Đền Thờ tại thành Jerusalem cùng mọi thảm họa khác, và chúng ta đã bắt đầu hành trình hướng đến Những Ngày Lễ Thánh. Nhắm vào cứu cánh đó, phần đọc Kinh thánh cho 7 tuần lễ tới đây được gọi là “7 lần yên ủi”, và hết thảy đều chứa các sứ điệp yên ủi và khích lệ cho dân tộc Do thái.

Phần đọc Kinh thánh tuần nầy khởi sự Đức Chúa Trời của các ngươi phán rằng: Hãy yên ủi, hãy yên ủi dân ta (Êsai 40:1). Câu kế đó khởi sự: “Hãy nói cho thấu lòng Giê-ru-sa-lem…”. Tuy nhiên, bản dịch gốc Hybálai đọc như sau: “Hãy nói về (tấm lòng của) Jerusalem”.

Có phải câu nầy sai ngữ pháp không? Trong tiếng Hybálai, các từ “cho”“về” gần như y hệt nhau, và thực vậy, hầu hết đều hiểu câu nầy là nói tới thành Jerusalem, chớ không phải về thành Jerusalem. Tuy nhiên, chúng ta có thể học được một bài học cực kỳ quan trọng và có liên quan bằng cách nắm lấy các từ ngữ có giá trị bề mặt.

Có lẽ vị tiên tri đang khuyên chúng ta hãy nói tới thành Jerusalem, “về thành Jerusalem”. Hãy để cho thành Jerusalem và Israel làm đề tài của cuộc trò chuyện. Chúng ta hãy rao truyền lẽ thật về Israel cũng như về các nhu cần của Israel. Theo chiều hướng nầy, chúng ta yên ủi dân sự của Đức Chúa Trời nhiều lắm đấy.

Tôi không thể nói cho bạn biết có bao nhiêu lần tôi đã nói tới những cá nhân nhận lãnh sự trợ giúp từ The Fellowship họ đã nói mấy lời nầy với tôi: “Cơ đốc nhân trên khắp thế giới có biết về chúng tôi không? Họ có quan tâm đến chúng tôi không? Họ đang tiếp trợ cho chúng tôi với sự trợ giúp nầy sao?”

Vì vậy, có nhiều người Do thái trong xứ Israel, và trên khắp thế giới về vấn đề đó, họ bị sốc khi nhận biết họ là đề tài của cuộc trò chuyện và sự quan tâm trong các Cơ đốc nhân. Nổi kinh ngạc lúc đầu của họ đổi thành sự yên ủi và biết ơn. Đặc biệt trong xứ Israel, tại đây nhiều nỗ lực của thế giới muốn cô lập và phỉ báng chúng ta, đây là sự yên ủi rất lớn cho xứ sở bị chiến tranh xâu xé nhận biết rằng có những người đang quan tâm đến chúng ta, họ đứng lên vì Israel, họ tiếp trợ cứu sinh giúp đỡ cho Israel, và họ rao giảng lẽ thật về Israel. Đôi khi tôi cứ lấy làm lạ với những gì là ân tứ cao trọng hơn — sự giúp đỡ thuộc thể được cung ứng bởi tổ chức The Fellowship hoặc món quà tình cảm đến trong hình thức cái ôm ảo từ một người lạ trên toàn cầu?

Quí bạn ơi, tôi mời bạn hiệp cùng chúng tôi trong việc làm ứng nghiệm lời lẽ trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy. Chúng ta có thể cùng nhau yên ủi dân sự của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy nói về dân cư thành Jerusalem và xứ Israel họ đang cần sự trợ giúp của chúng ta vào thời điểm nầy. Chúng ta hãy cầu xin sự hoà bình của thành Jerusalem và chúng ta hãy rao giảng về thành Jerusalem, nguyện thành ấy đều được biết đến, thành ấy là thủ đô đời đời của quốc gia Do thái.


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

LÀ CON NGƯỜI, ĐƯỢC THÔI



Là Con Người, Được Thôi
Nầy là luật pháp mà Môi-se đặt trước mặt dân Y-sơ-ra-ên — Phục truyền luật lệ ký 4:44

Câu chuyện thuật lại về một rabi sống ở sườn phía Đông Manhattan vào thập niên 1900. Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng người Do thái sống ở thành phố Nữu Ước vào thời điểm gồm những dân nhập cư nghèo khổ, phần nhiều trong số họ đã lìa bỏ nhà cửa của mình để trốn tránh sự bắt bớ ở châu Âu. Dù sao đi nữa thì có một hoạt động của thành phố mà vị rabi đến dự và một vị tu sĩ bài Do thái cũng có mặt nữa. Tôn giáo và hệ phái của vị tu sĩ nầy không quan trọng cho mục đích của chúng ta. Người chơn thật của Đức Chúa Trời không thù ghét hoặc xem thường người khác vì bất kỳ lý do nào.

Vị tu sĩ không phí thì giờ trong việc nói xấu về người Do thái. Ông ta hướng về vị rabi rồi nói: “Tôi có một chiêm bao tối qua, thấy rằng tôi có mặt trên thiên đàng của người Do thái”. Vị rabi nầy tò mò hỏi: “Thiên đàng của người Do thái ra sao vậy ông?” Vị tu sĩ đáp: “Các đường phố thì đầy dẫy với trẻ con bẩn thỉu đang chơi với bùn dơ. Mấy người đàn bà đang trả giá với kẻ bán cá dạo và mấy tên ăn mày tìm cách ngăn chặn, xin bố thí. Nhiều sợi dây phơi đồ cắm dài theo đường phố, gây ướt át và thêm vào mớ hỗn độn bên dưới. Và tất nhiên, các vị rabi đang chạy lòng vòng với quyển kinh Talmud khổ lớn dưới nách họ”.

Vị rabi suy nghĩ trong một phút rồi nói: “Cũng hay lắm khi tối qua tôi mơ thấy thiên đàng của ông”. Vị tu sĩ kia bèn hỏi: “Thiên đàng của tôi thì sao nào?” Vị rabi đáp: “Rực rỡ lắm đó. Các đường phố chiếu sáng, nhà cửa xinh xắn sắp xếp theo cách đối xứng trọn vẹn, mỗi ngôi nhà đều có vườn nhỏ, có nhiều loài hoa xinh đẹp và thảm cỏ được cắt tỉa hoàn hảo”. Vị tu sĩ trầm trồ: “Và hãy nói cho tôi biết về dân sự ở đó đi!” Vị rabi mĩm cười đáp: “Con người hả? Không có người nào ở đó hết!”

Sứ điệp của câu chuyện, ấy là trong một thế giới trọn vẹn không thể có một người nào hết, vì con người thiếu sót chính là bản chất của họ. Nếu Đức Chúa Trời muốn sự trọn lành, Ngài có thể dựng nên chúng ta hết thảy đều là thiên sứ. Nhưng Đức Chúa Trời muốn con người, những sự bất toàn và mọi sự, và Ngài ban cho chúng ta Kinh thánh để chúng ta cải thiện bản thân mình và tấn tới gần gũi với Ngài.

Lẽ đạo nầy vang dội trong phần đọc Kinh thánh của chúng ta. Giống như sau khi Môise đã nói tới các thành ẩn náu dành cho những kẻ tình cờ giết chết người khác, Kinh thánh chép: Nầy là luật pháp mà Môi-se đặt trước mặt dân Y-sơ-ra-ên”. Bậc thánh hiền Do thái lưu ý rằng sự gần gũi của câu nầy đối với luật lệ tình cờ giết người ám chỉ đến sự thực Đức Chúa Trời đã ban kinh Torah cho dân sự bất toàn – và Ngài đã làm thế vì có chủ đích.


Tôi muốn khuyên hết thảy chúng ta đừng bao giờ cảm thấy thua kém bởi sự bất toàn của mình. Thực vậy, cái điều cho thấy chúng ta là con người cũng là thứ ban cho chúng ta khả năng có mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Cuộc sống không phải là trọn vẹn và chúng ta cũng thế – thay vì thế chúng ta là con cái kỳ diệu của Đức Chúa Trời đang trở nên chỗ tốt nhứt mà chúng ta sẽ trở thành.

LUI ĐI CÓ NGHĨA LÀ TRỞ LẠI CUỘC CHẠY


Lui Đi Có Nghĩa Là Trở Lại Cuộc Chạy
“Môi-se bèn biệt ra ba cái thành ở bên kia sông Giô-đanh, về hướng mặt trời mọc, để kẻ sát nhân vô ý giết người lân cận mình, mà không có ghét trước, được thế trốn tránh và ẩn núp trong một của các thành nầy, và được sống” — Phục truyền luật lệ ký 4:41–42

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, Môise đã ban ra những lịnh lạc về các thành ẩn náu được dựng lên dành cho những kẻ tình cờ làm cho người khác phải chết. Các thành sẽ che chở cho những kẻ sát nhân vô ý hầu cho không một thành viên nào trong gia đình của người chết kia thực hiện sự báo thù đối với họ. Tuy nhiên, tại sao Môise nhắc tới mạng lịnh nầy ở đây? Các thành chẳng có liên quan gì cho tới cả chục năm sau đó, khi sườn phía Tây sông Giôđanh sẽ bị chiếm mất.

Các rabi giải thích rằng bản thân Môise đã biết rõ khi giết ai đó thì phải bỏ chạy đi là thế nào rồi. Lúc được 18 tuổi, ông đã chứng kiến một người Aicập hành hạ một nô lệ người Do thái rất bất công, Môise đã đánh người Aicập đó, rồi người ấy ngã chết. Người Do thái vô ơn kia khi ấy đến nói với Pharaôn những gì Môise đã làm, còn Môise, sợ phải chịu hình phạt, đã bỏ chạy đi. Môise muốn giúp cho nhiều người khác trong các tình huống tương tự, và ông muốn dấn thân vào việc dựng lên các thành ẩn náu nầy.

Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do thái cũng chia sẻ một số hiểu biết rõ nét về việc đã xảy ra sau khi Môise tiếp tục bỏ chạy. Theo truyền khẫu, chặng dừng chân đầu tiên của Môise sau khi trốn khỏi Ai cập là Êthiôpi, hay chính xác hơn, ngay phía ngoài xứ Êthiôpi.

Theo truyền khẫu Do thái, vua xứ Êthiôpi đã rời khỏi thủ phủ của xứ mà tranh chiến với người Syri. Ông để thủ phủ lại trong tay của Balaam, chúng ta biết ông ta là một thuật sĩ gian ác đã tìm cách rủa sã Israel. Khi vị vua chiến thắng trở lại thủ đô của mình, ông ta thấy rằng Balaam đã lãnh đạo một cuộc đảo chánh, khóa cổng thành lại, và thả rắn đầy các giao thông hào quanh thành phố. Nhà vua buộc phải đóng trại bên ngoài thành phố của mình. Môise, cũng là một kẻ phản bội, đã đến ngụ ở đó nữa.

Môise chắc chắn đã trở thành cố vấn cho nhà vua, và khi nhà vua băng hà, bậc thánh hiền dạy rằng Môise đã được xưng vương. Môise đã vạch ra một kế hoạch loại bỏ bầy rắn, và ông có khả năng tái chiếm thủ phủ của xứ Êthiôpi. Ông đã cai trị trong 40 năm. Tuy nhiên, cuối cùng thì ông đã bị “thải” ra khỏi địa vị nầy. Ngay sau mọi sự tốt lành mà ông đã thực hiện cho người Êthiôpi, họ thích người xứ họ lên cai trị hơn, vì vậy họ buộc Môise phải từ nhiệm.

Bậc thánh hiền giải thích khi nhìn lại chúng ta có thể thấy mọi sự đã xảy ra cho Môise hết thảy đều sửa soạn cho ông chuẩn bị nắm lấy địa vị lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời, họ rất cần một vị lãnh tụ tài ba, có kinh nghiệm, một người cũng biết xử lý với thái độ vô ơn nhiều lần.

Bài học cần phải tiếp thu, ấy là khi chúng ta cũng có thể gánh chịu những lần lui đi, thất vọng, và thậm chí thái độ vô ơn đối với việc lành mà chúng ta đã làm, ấy chẳng phải là phần cuối của con đường chúng ta đâu. Thay vì thế, những thách thức nầy sửa soạn chúng ta cho những lần chiến thắng lớn lao hơn. Chúng ta sẽ không chùng bước hay ngã lòng về những lần lui đi của mình, nhưng thay vì thế đưa chúng vào cuộc chạy và sử dụng chúng để phục vụ Đức Chúa Trời ngay cả trong những phương thức lớn lao hơn.


Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

HÃY NGHỈ NGƠI ĐI -- GIÊHÔVA LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI


Hãy Nghỉ Ngơi Đi — Giêhôva là Đức Chúa Trời
“Vậy, ngày nay hãy biết và ghi tạc trong lòng ngươi rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời trên trời cao kia và dưới đất thấp nầy: chẳng có ai khác” Phục truyền luật lệ ký 4:39

Tôi từng đọc thấy câu sau đây: “Hãy thoải mái đi. Chẳng thấy gì dưới sự kiểm soát”. Tất nhiên, người ta mong đọc như sau: “Hãy thư giản đi. Mọi sự đang ở dưới sự kiểm soát”, và đấy là điều mà nhiều người trong vòng chúng ta hy vọng trong chính đời sống của chúng ta – nắm bắt mọi sự ở dưới sự kiểm soát. Nhưng như lời phát biểu ban đầu kia khẳng định, rằng thời điểm ấy sẽ không bao giờ xảy đến. Thực vậy, chúng ta không kiểm soát được điều chi cả — thậm chí những việc mà chúng ta tưởng chúng ta đang kiểm soát!

Trong phần đọc Kinh thánh của chúng ta tuần nầy, Môise đã thốt ra lời lẽ quan trọng nầy: “Vậy, ngày nay hãy biết và ghi tạc trong lòng ngươi rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời trên trời cao kia và dưới đất thấp nầy: chẳng có ai khác”Tại sao Môise dám nói cả hai cụm từ “hãy biết” và “ghi tạc trong lòng”? Câu trả lời, sở dĩ như thế là vì việc nhận biết một việc gì đó ở trong đầu không giống như cảm xúc việc ấy ở trong lòng. Khi chúng ta nhận biết việc gì đó dựa trên sự thật, điều đó không có cùng cái chạm trên đời sống chúng ta giống như khi chúng ta cảm xúc nó rồi nhận biết nó là sự thật trong tấm lòng của chúng ta. Khi chúng ta ghi tạc điều đó vào lòng, nó tác động đời sống hàng ngày của chúng ta.

Hai từ ngữ quan trọng khác trong câu Kinh thánh trên đây là “ngày nay”. Cụm từ nầy có ý nói rằng Môise không những thốt ra mấy lời nầy với dân Do thái cách đây hàng ngàn năm. Ông cũng đang thốt ra chúng với chúng ta vào chính thời buổi nầy. Hôm nay, chúng ta cần phải ghi tạc trong lòng, với một phương thức sâu sắc nhất khả thi, rằng chẳng có gì khác trừ ra Đức Chúa Trời ở trên trời và trên đất. Chỉ một mình Ngài đang tễ trị cả thảy. Không có gì ở dưới sự kiểm soát của chúng ta, hoặc ở dưới sự kiểm soát của bất kỳ con người hay hoàn cảnh nào khác. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nghỉ ngơi được rồi.

Đã từng có một vị giáo sư tâm lý học, bà đang dạy về việc quản lý sự căng thẳng. Bà giơ cao một ly nước lên rồi hỏi: “Cái ly nước nầy cân nặng bao nhiêu?” Các sinh viên đưa ra câu trả lời chừng khoảng 100 đến 150 gram. Tuy nhiên, vị giáo sư giải thích: “Cái ly nặng bao nhiêu thì chẳng phải là vấn đề, vấn đề là tôi cầm được nó bao lâu kìa. Nếu tôi giữ cái ly trong một phút, thì chẳng phải là vấn đề. Nếu tôi cầm cái ly trong một giờ đồng hồ, tôi sẽ thấy mỏi tay ngay. Nếu tôi cầm cái ly trong một ngày, cánh tay của tôi sẽ khuỵu xuống và bị tê đi. Trong từng trường hợp, sức nặng của cái ly không thay đổi, nhưng tôi càng giữ nó lâu chừng nào, thì nó sẽ ra nặng hơn”. Cũng một thể ấy với sự căng thẳng, vị giáo sư giải thích – chúng ta càng giữ cái ly lâu chừng nào, nó sẽ gây tổn thương cho chúng ta.


Hôm nay chúng ta cần phải nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tễ trị mọi sự, vì vậy chúng ta cũng phải “đặt cái ly xuống”. Chúng ta cần phải thôi không cưu mang sự căng thẳng của nhiều thứ vượt quá sự kiểm soát của chúng ta. Thay vì thế: Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi (Thi thiên 55:22).

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

CẦU NGUYỆN VỚI ÂN ĐIỂN



Cầu Nguyện Với Ân Điển

“Trong lúc nầy, ta cầu khẩn cùng Đức Giê-hô-va” — Phục truyền luật lệ ký 3:23

Phân đoạn Kinh thánh tuần nầy bắt đầu với lời nài nĩ thiết tha của Môise xin được phép bước vào xứ Israel bất chấp mạng lịnh của Đức Chúa Trời rằng ông không được phép. Mặc dù lời cầu xin không được nhậm – mặc dầu bậc thánh hiền người Do thái dạy rằng lời cầu xin đó gần như đã được trả lời – chúng ta học được rất nhiều về sự cầu nguyện từ sự nài nĩ ấy của Môise.

Từ chìa khóa trong câu đầu tiên của phần đọc nầy là va’etchanan, có nghĩa là “Ta nài nĩ”. Thú vị thay, đây là lần xuất hiện duy nhứt của từ đó trong toàn bộ Kinh thánh của người Do thái. Đây là một từ ngữ rất đặc biệt, và nó được chọn cho câu nầy vì một lý do. Có vài lý do được đề xuất tại sao từ ngữ nầy được chọn, nhưng ở đây, tôi muốn tập trung vào một lý do mà thôi.

Gốc rễ của từ ngữ va'etchanan là chữ chen, có nghĩa là “ân điển”. Thật là bất ngờ, danh Chana, cũng đọc là An-ne, là tiếng Hêbơrơ là chữ tương đương với danh Ân Điển. Và không phải là tình cờ, An-ne trong Kinh thánh, mẹ của Samuên, cũng là một nhân vật mà từ đó chúng ta học biết nhiều về sự cầu nguyện.

Vậy, chúng ta học biết gì về sự cầu nguyện từ chữ va’etchanan và khái niệm ân điển?

Câu trả lời, ấy là Môise đã cầu xin với Đức Chúa Trời mặc dù ông đang đứng ra xin một đặc ân; ông đang cầu xin vì ân điển.

Chẳng có một cảm xúc gì về quyền hạn và chẳng chút giận hờn nào đối cùng Đức Chúa Trời.

Vì vậy, có nhiều người cầu xin với cảm xúc, ngay cả khi không nói bằng lời, rằng họ “đáng” được nhiều thứ trong cuộc sống. Có thể lắm họ sẽ nổi giận đối với Đức Chúa Trời nếu lời cầu xin của họ không được nhậm. Nhưng Môise đã cầu xin với khẫu khí thích ứng; ông đã nhận ra mọi sự đều là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta không được phép đối với một thứ gì đó. Chúng ta được ban cho sự sống, bấy nhiêu là đủ rồi! Môise đã cầu nguyện với sự hạ mình và ân điển hoàn toàn.

Môise đã tiếp cận Đức Chúa Trời với một danh sách những thành tựu mà ông đã đạt được trong cuộc đời, từ việc tìm gặp Đức Chúa Trời ở bụi gai cháy, đến chỗ lãnh đạo dân Do thái ra khỏi xứ Aicập, đến chổ đem 10 Điều Răn xuống núi, đến chỗ trung tín chăn dắt dân sự của Đức Chúa Trời qua sa mạc. Tuy nhiên, đấy chẳng phải là phương thức của Môise. Ông không nói: “Hãy ban sự ấy cho tôi; Tôi đáng được mà”. Ông đã đến với sự tiếp cận: “Tôi không đáng được, nhưng nếu đó là ý của Ngài, lạy Chúa, tôi sẽ thực sự thưởng thức đặc ân nầy”.

Đây chính là sự tiếp cận mà Vua David đã có trong những lần cầu nguyện đầy tình cảm trong chính cuộc đời ông. Trong Thi thiên 86:1, David đã dâng lời cầu nguyện: “Đức Giê-hô-va ôi! xin hãy nghiêng tai qua, nhậm lời tôi; Vì tôi khốn cùng và thiếu thốn”. Bấy giờ, David đã là vua của Israel. Chắc chắn là ông không có nghèo thiếu đâu. Nhưng David đã nói, y như Môise đã nói, rằng ông chẳng có gì để khoe và đã cầu xin Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện của ông phát xuất ra từ ân điển.


Tôi muốn chúc cho hết thảy chúng ta, rằng chúng ta nên cầu xin với ân điển, sống với ân điển, và Đức Chúa Trời sẽ trả lời cho chúng ta với ân điển: Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời (Thi thiên 136:1).

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NHỮNG THỨ DỄ HƯ HẠI


Cảm Tạ Đức Chúa Trời Vì Những Thứ Dễ Hư Hại
Thi thiên của A-sáp
“Đức Chúa Trời ôi! dân ngoại đã vào trong sản nghiệp Chúa, làm ô uế đền thánh của Chúa, và làm cho Giê-ru-sa-lem thành ra đống” — Thi thiên 79:1

Trong tiếng Hêbơrơ, câu mở đầu sát nghĩa được dịch như sau: “Bài ca của A-sáp . . .”. Bậc thánh hiền Do thái thắc mắc tại sao Thi thiên nầy được gọi là “Bài ca”. Họ nói rằng Thi thiên nầy lẽ ra phải đặt là “Ca Thương của A-sáp . . .” được gắn với điệu trầm buồn của Thi thiên.

Các vị rabi khi ấy cung ứng cho chúng ta phần loại suy sau đây giải thích sự hủy diệt Đền Thờ, điều nầy giúp chúng ta giải thích lý do tại sao Thi thiên nầy quả thực là một bài ca và không những thế là một bài ca thương.
Hãy tưởng tượng một họa sĩ đang đứng trên dốc núi cao tô vẽ một kiệt tác hùng vĩ bao la của hẽm núi phía bên dưới ông ta. Ông ấy đã vẽ trong nhiều ngày – thực sự đặt cả tấm lòng và tâm hồn vào việc tô vẽ đó – khi ấy có một người bạn đến gần để xem coi ông ta đã vẽ đến đâu rồi. Người bạn đến gần bức tranh và nói bức tranh thiệt là đẹp làm sao. Nhưng vị họa sĩ kia đề nghị rằng người bạn nên lùi lại mấy bước để ông có thể thực sự chiêm ngưỡng bức tranh đó. Bức tranh lớn đến nỗi không thể nắm bắt trọn vẹn nó được khi ở quá gần.

Người bạn bước lùi lại, và khi ấy thêm vài bước, rồi vài bước nữa. Vị họa sĩ khởi sự la lên là có cái dốc ở phía sau người bạn của mình, nhưng người bạn không nghe thấy và cứ nghĩ vị họa sĩ kia đang bảo mình cứ lùi thêm ít bước nữa. Khi ông đến gần bờ vực, vị họa sĩ vẫy tay như điên dại, tìm cách nói cho bạn mình biết thôi đừng lùi bước nào nữa hết. Cuối cùng, chẳng có một sự lựa chọn nào khác nữa, ông cầm lấy kiệt tác của mình rồi xé nó đi. Thế là việc ấy đã gây sự chú ý của người bạn và đưa người trở lại tránh khỏi bờ vực tử thần kia.

Tương tự vậy, khi Đức Chúa Trời hủy diệt Đền Thờ, là kiệt tác của Ngài, đây là một sự hy sinh Ngài đã lập ra để cứu vớt dân sự của Ngài. Thực sự, dân Do thái đáng bị tiêu diệt lắm, song Đức Chúa Trời đã trút cơn giận của Ngài lên gỗ và đá của Đền Thờ, buông tha cho dân sự, rồi sau cùng bắt lấy được sự chú ý của họ. Đây là một hành động của sự thương xót và yêu thương rời rộng lắm, hành động nầy hoàn toàn kết quả trong việc dân sự đã chịu ăn năn.

Bài học dành cho chúng ta là đừng bao giờ bị chao đảo khi những thứ thuộc thể trong đời sống của chúng ta dễ bị gãy vỡ và bị hủy diệt. Chúng ta cần phải nhớ rằng thường thì những thứ gì trông giống như tai họa đã buông tha chúng ta ra khỏi một việc tồi tệ hơn. Thay vì làm hại chúng ta, Đức Chúa Trời có thể chọn làm hại cho tài sản của cải của chúng ta. Lần tới, một cái bình rơi xuống đất hoặc chiếc xe hơi bị hư hại, hãy cảm tạ Đức Chúa Trời đấy chỉ là một thứ vật chất mà Ngài đã bắt lấy. Hãy chú ý đến Ngài và hãy ngợi khen Ngài!


Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

NHẬN BIẾT MÌNH THUỘC VỀ AI?



Nhận Biết Mình Thuộc Về Ai
Bò biết chủ mình, lừa biết máng của chủ; song Y-sơ-ra-ên chẳng hiểu biết, dân ta chẳng suy nghĩ — Êsai 1:3

Phần đọc Kinh thánh tuần nầy chỉ ra thời điểm rất khó khăn cho dân Do thái. Chúng ta đang sống giữa khoảng thời gian 3 tuần khóc than đi trước tháng thứ 9 tháng Av Hêbơrơ, là ngày buồn thảm nhất trên tờ lịch của người Do thái. Vào ngày ấy, chúng ta kiêng ăn, than khóc sự mất mát Đền Thờ tại thành Jerusalem và từng thảm họa khác đã giáng trên người Do thái kể từ cái ngày định mệnh đó. Phần đọc Kinh thánh nầy luôn luôn được đọc vào ngày sa-bát trước tháng Av thứ chín. Phần nầy cho chúng ta biết lý do tại sao dân Do thái đã bị lưu đày và cảnh cáo chúng ta về những tội lỗi mà chúng ta tiếp tục mang lấy. Tuần tới, chúng ta khởi sự 7 tuần yên ủi và đọc thêm nhiều tiểu đoạn giúp nâng đỡ tinh thần khác nữa.

Còn bây giờ, chúng ta tập trung vào sự than phiền của Đức Chúa Trời. Qua tiên tri Êsai, Đức Chúa Trời phán cùng dân sự: Bò biết chủ mình, lừa biết máng của chủ; song Y-sơ-ra-ên chẳng hiểu biết, dân ta chẳng suy nghĩ”.

Đức Chúa Trời dặn dò dân sự Ngài — và chúng ta điều gì? Một con bò biết ai là chủ nó và vì thế vâng theo từng lịnh lạc của người. Một con lừa không biết chủ của mình song biết đồ ăn của nó chứa ở đâu và thăm viếng cái máng mấy lần trong một ngày. Đức Chúa Trời phán: “song Israel chẳng hiểu biết”. Israel bị sánh với bò và lừa là thứ thấp kém hơn ở điểm nầy trong lịch sử. Đức Chúa Trời đã gọi họ là “dân Ta”, nhưng họ đã hành xử giống như họ không biết họ thuộc về ai vậy. Thậm chí họ không công nhận mọi sự tiếp trợ của họ đã đến từ đâu nữa là. Họ đã cắt đứt Đức Chúa Trời hoàn toàn ra khỏi bức tranh, và đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời hoàn toàn cắt đứt họ ra khỏi bức tranh của Ngài.

Nếu không phải vì ân điển của Đức Chúa Trời, và tình yêu vô điều kiện của Ngài dành cho Israel, Ngài sẽ đối xử với họ giống như Sô-đôm và Gômôrơ, và hủy diệt họ cách hoàn toàn. Nhưng Ngài không làm như vậy, và đấy là lý do tại sao chúng ta còn sống ở đây hôm nay.

Phần thách thức dành cho chúng ta hôm nay là phải khắc phục mọi tội lỗi của những người đi trước chúng ta. Chúng ta cần phải nhận biết chúng ta đang thuộc về ai — chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời Chí Cao. Chúng ta có đặc ân trực thuộc về Ngài, điều nầy rất đáng kinh ngạc, song đặc ân ấy đến với một trách nhiệm. Chúng ta phải vâng theo Ngài. Chúng ta phải công nhận rằng chỉ một mình Ngài là nguồn của mọi sự mà chúng ta đang có đây – cuộc sống, sức khỏe, ngay cả gia đình chúng ta. Chúng ta phải đáp ứng với thái độ biết ơn, sự vâng lời, và đức tin.


Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không muốn chúng ta chỉ nhìn biết mình thuộc về ai thôi đâu; Đức Chúa Trời muốn có một mối quan hệ với chúng ta. Không phải như một ông chủ và bò hay lừa của mình, mà là được sánh với cô dâu và chàng rễ, người chồng và người vợ, người làm cha và con cái. Trong Nhã ca 6:3, chúng ta đọc: Tôi thuộc về lương nhân tôi, và lương nhân tôi thuộc về tôi”. Chúng ta hãy phục hồi lại và làm tương mới mối quan hệ yêu thương của chúng ta với Đức Chúa Trời. Hãy nhận biết bạn đang thuộc về ai, và kết quả là, Đức Chúa Trời cũng “thuộc về” chúng ta nữa.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG CON CÁI NGÀI


Đức Chúa Trời Yêu Thương Con Cái Ngài
“lằm bằm trong trại mình mà rằng: Ấy bởi Đức Giê-hô-va ghét chúng ta, nên khiến chúng ta ra xứ Ê-díp-tô, đặng phó chúng ta vào tay dân A-mô-rít, để tiêu diệt đi — Phục truyền luật lệ ký 1:27

Giống như Môise tiếp tục bước xuống làn ký ức trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, ông nhớ lại thể nào dân Do thái đã nói: “Ấy bởi Đức Giê-hô-va ghét chúng ta, nên khiến chúng ta ra xứ Ê-díp-tô, đặng phó chúng ta vào tay dân A-mô-rít, để tiêu diệt đi”. 

Làm sao mà con cái Israel lại nghĩ rằng Đức Chúa Trời ghét họ cho được chứ? Đức Chúa Trời đã làm ra 10 trận dịch lạ lùng vì ích cho họ kia mà. Ngài đã giải phóng họ ra khỏi nhiều thế kỷ làm nô lệ trong xứ Aicập với nhiều phép lạ bao gồm cả việc phân Biển Đỏ ra làm hai. Hơn nữa, Đức Chúa Trời đã tiếp trợ mana đến từ trời cho họ để ăn và nước chảy ra từ một vầng đá để uống. Ngài tiếp trợ đám mây vinh hiển để dẫn dắt họ lúc ban ngày, và trụ lửa lúc ban đêm, là thứ cung ứng sự dẫn dắt và soi sáng cho. Môise nói trong câu 31: Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã bồng ngươi như một người bồng con trai mình”.

Bất cứ một nhà quan sát khách quan nào cũng chỉ có thể kết luận rằng Đức Chúa Trời yêu thương dân Israel rất sâu sắc. Làm sao họ có thể suy nghĩ khác đi được chứ?

Các rabi giải thích với một thí dụ. Hãy tưởng tượng rằng người kia đang lái xe qua trận mưa giông rất kinh khủng khi bị bể bánh xe. Ông ta đã qua phía bên kia đường để thay vỏ xe chỉ khám phá ra rằng mình đã quên con đội trong xe lần sau cùng ông ta đã sử dụng nó. Ông ta rất giận đối với bản thân mình. Sao mình lại vô trách nhiệm như thế được chứ? Giờ đây, ông ta phải đi bộ nhiều dặm đường đến trang trại gần nhất để mượn con đội.

Khi ông ta bước đi, trí tưởng tượng của ông ta ra hoang dại. Có thể nhà nông kia lại chẳng có con đội. Có thể ông ta có một cái, song không chịu cho mượn vì ông ta nghĩ rằng nó sẽ bị mất đi. Người kia hay được rằng các nhà nông đều không thích dân thành phố. Vì vậy, người ấy kết luận rằng có lẽ nhà nông ghét mình rồi không cho mượn con đội chi hết. Đến đây, ông ta đã đi được nhiều dặm đường, và nhà nông thô lỗ có lẽ sẽ để cho ông ta ra về tay không.

Khi người nầy sau cùng đến tại nhà của nông gia kia, nhà nông ấy ra mở cửa, người nầy nổi xung lên. Ông ta đấm nơi mũi nhà nông vô tội kia rồi két lên: “Ông có thể giữ lấy con đội tệ lậu của ông!”

Sứ điệp cho chúng ta, ấy là nếu chúng ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời ghét chúng ta, thì chẳng có việc gì phải làm với Đức Chúa Trời cả và mọi sự đều phải làm với bản thân mình. Nếu chúng ta nghĩ Đức Chúa Trời ghét chúng ta, có lẽ có việc gì đó nơi chúng ta mà chúng ta không thích và cần phải thay đổi. Đức Chúa Trời luôn luôn đã và sẽ luôn luôn yêu thương chúng ta. Như có nói trong Giêrêmi 31:3: “Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi”. Bất luận mọi việc có ra thể nào đi nữa, Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta nhiều lắm. Không thể có một phương thức nào khác đâu! Hãy đắm mình trong tình yêu của Đức Chúa Trời và hãy tin tưởng vào một tương lai tốt lành.


Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

ĐỪNG BỎI RƠI CÔNG VIỆC


Đừng Bỏ Rơi Công Việc
Trong việc xét đoán, các ngươi chớ tư vị ai; hãy nghe người hèn như nghe người sang, đừng có sợ ai, vì sự xét đoán thuộc về Đức Chúa Trời. Phàm việc nào lấy làm rất khó cho các ngươi, hãy đem đến trước mặt ta thì ta sẽ nghe cho — Phục truyền luật lệ ký 1:17

Vào năm 1972, cơ quan NASA đã phóng phi thuyền Pioneer 10, một vệ tinh thăm dò vào trong không gian. Mục tiêu của NASA cho các con tàu không gian thì đầy tham vọng. Hy vọng, ấy là vệ tinh sẽ bay tới được Jupiter [sao Mộc], chụp ảnh hành tinh nầy cùng mặt trăng của nó, rồi truyền dữ liệu về Địa Cầu. Tuy nhiên, Pioneer 10 không những đã hoàn tất sứ mệnh của nó, mà còn cứ đi tới, trỗi hơn mọi sự mong đợi. Chắc chắn là vệ tinh đã đạt tới hơn 6 tỉ dặm tính từ mặt trời vào năm 1997, mọi sự chuyển tiếp thông tin về lại Địa Cầu từ máy phát 8 watt phát xạ với năng lực nhiều như một tia sáng nhỏ trong ban đêm và tốn mất 9 giờ để về tới tận Địa Cầu.

Vệ tinh nguyên thủy nầy đã không đủ điều kiện để thực hiện những gì nó đã làm. Nó được chế tạo chỉ để sử dụng chừng ba năm, nhưng nó đã trải qua 25 năm rồi. Nó đã được chế tạo ở mức tốt nhứt để đến với Sao Mộc, nhưng nó đã vượt trổi hơn mọi mong đợi của bất cứ ai và đã bay ngang qua Pluto [Diêm Vương Tinh]. Nó chỉ chứa một nguồn năng lực nhỏ sánh với các loại máy phức tạp hơn, nhưng đã hoàn tất nhiều hơn bất cứ vệ tinh nào khác khả thi.

Bài học cần phải tiếp thu từ mảng lịch sử đáng kinh ngạc nầy, ấy là khi Đức Chúa Trời ở đàng sau một sứ mệnh, thì chẳng có một giới hạn nào cho những gì một người có thể đạt được – bao lâu cá nhân đó cứ giữ việc bước tới mà không nhượng bộ.

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta học biết: Trong việc xét đoán, các ngươi chớ tư vị ai; hãy nghe người hèn như nghe người sang, đừng có sợ ai”. Đây là một mạng lịnh dành cho các quan xét của Israel trong hệ thống pháp quyền. Kinh Talmud giải thích rằng trước khi phiên xử bắt đầu, quan tòa có thể chọn không nghe vụ án nếu ông sợ báo thù khả thi từ một trong các bị cáo. Tuy nhiên, vị quan xét một khi quyết định lắng nghe vụ án, ông không được phép bỏ cuộc. Câu nói ghi rõ: “Đừng có sợ ai”, và từ đó chúng ta học biết rằng chúng ta từng có công ăn việc làm, chúng ta không nên sợ bất cứ ai hay bất kỳ việc gì, song thay vì thế phải bền đỗ trong danh của Đức Chúa Trời.

Chúng ta từng cam kết với một mục đích tốt lành, chúng ta đừng bao giờ nhượng bộ hay bỏ cuộc, và chắc chắn không phải vì chúng ta sợ hãi. Giống như “chiếc vệ tinh nhỏ bé kia vậy”, nếu chúng ta cứ giữ việc đi tới, mặc dù khi mọi việc quá khó khăn, không sao nói được chúng ta có thể đi bao xa hoặc chúng ta sẽ đạt được điều gì!?! Đức Chúa Trời có thể mang lại những việc đáng kinh ngạc từ một cá nhân với khả năng chỉ có “8 watt”, nhưng Đức Chúa Trời không thể làm việc với ai đó bỏ cuộc.


Tôi muốn khích lệ chúng ta hết thảy cứ giữ việc tiến tới, dầu khi chúng ta cảm thấy như mình phải chịu thua thiệt. Trên hết mọi sự, đừng sợ ai hết; thay vì thế hãy có đức tin nơi Đức Chúa Trời, là Đấng có thể đưa bạn đi xa hơn bạn từng mơ tưởng nữa.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

NHẬN BIẾT LÚC NÀO PHẢI RỜI ĐI


Nhận Biết Lúc Nào Phải Rời Đi
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta có phán cùng chúng ta tại Hô-rếp mà rằng: Các ngươi kiều ngụ trong núi nầy đã lâu quá; hãy vòng lại và đi đến núi dân A-mô-rít, cùng đến các miền ở gần bên, tức là đến nơi đồng bằng, lên núi, vào xứ thấp, đến miền nam, lên mé biển, vào xứ dân Ca-na-an và Li-ban, cho đến sông lớn, là sông Ơ-phơ-rát — Phục truyền luật lệ ký 1:6–7

Tuần nầy, chúng ta khởi sự sách sau cùng trong Ngũ Kinh của Môise — sách Phục truyền luật lệ ký. Toàn bộ quyển sách bao gồm bài diễn văn tạm biệt của Môise với con cái Israel. Trong chỉ 36 ngày, Môise sẽ không còn sống nữa, và ông muốn cung ứng cho dân sự một lời dặn dò và khích lệ sau cùng. Ông khởi sự bằng cách ôn lại 40 năm qua trong sa mạc.

Ở các câu 6 và 7 của chương thứ nhứt, Môise nhớ lại sau khi họ sinh sống gần Núi Sinai trong gần một năm, Đức Chúa Trời bảo dân Israel biết rằng đã đến lúc phải rời đi. Bậc thánh hiền Do thái giải thích rằng dân Israel đã đạt được những thành tựu thuộc linh quan trọng trong khi sinh sống dưới cái bóng của Núi Sinai.

Chính ở đó họ đã nhận lãnh Kinh thánh và ở đó họ đã dựng lên Đền Tạm, nơi ngự tạm thời của Đức Chúa Trời. Họ đã sống bằng đồ ăn mana thánh Đức Chúa Trời gửi đến và được bảo hộ bởi đám mây thiêng liêng vinh hiển. Nếu dân Israel đang sống suông sẻ tại Núi Sinai, tại sao Đức Chúa Trời lại bảo họ phải rời đi mà đến xứ Canaan?

Câu trả lời là vì cuộc sống không phải là sống thanh sạch trên một chỗ bằng phẳng thuộc linh đâu. Phải, Đức Chúa Trời dự tính cho chúng ta phải sống một đời sống thuộc linh, một phải trong các thực tại thuộc thể trên thế giới của chúng ta. Hơn nữa, chương trình của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là phải sống một đời sống thánh khiết qua thế giới vật chất, nâng mọi sự thuộc thể lên cao theo các ý định thánh khiết của Chúa. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời buộc dân Do thái phải gói ghém mà đi hướng về xứ Canaan, ở đó tất cả các phép lạ sẽ đình chỉ và cuộc sống đích thực sẽ bắt đầu.

Điều nầy tương tự với tình huống Nôê đã ở trong đó và khi đến lúc phải rời khỏi chiếc tàu làm nơi trú ẩn cho ông và gia đình ông qua cơn giông bão. Đức Chúa Trời đã ra lịnh cho Nôê rời khỏi chiếc tàu. Tại sao chứ? Vì Nôê đã cảm thấy an ninh trong chiếc tàu. Ông cảm thấy mình được bảo vệ và gần gũi với Đức Chúa Trời. Ông biết rõ rằng ở bên trong con tàu, mọi sự sẽ được yên ổn, ngay cả khi mọi việc ra khó khăn. Nôê đã từng rời khỏi chiếc tàu, ông phải đi ngược lại với “cuộc sống bình thường”, và đấy là một triễn vọng đáng sợ cho Nôê.

Có khi, chúng ta muốn thay đổi nhiều thứ trong đời sống của chúng ta, tỉ như một việc làm, một ngôi nhà, một mối quan hệ, hay một cộng đồng, vì tình huống mà chúng ta đang ở trong đó chẳng phải là tình huống an nhàn đâu. Thật là dễ nhìn thấy chúng ta cần phải rời đi và nắm lấy những bước đi hướng tới một tương lai tốt hơn, ngay cả nếu rời đi là một việc khó. Tuy nhiên, tạo ra một sự thay đổi trong đời sống của chúng ta khi mọi sự dường an nhàn là một việc còn khó hơn nữa. Có khi Đức Chúa Trời phán với tấm lòng của chúng ta, và chúng ta biết rõ ràng chúng ta sẽ nhơn đức tin mà bước vào một cơ hội mới, song chúng ta đã có lòng e sợ.

Nhưng, giống như dân Do thái cần phải rời đi khi đến lúc phải ra đi, chúng ta phải có can đảm làm theo y như vậy. Chúng ta phải bằng lòng rời đi để môi trường nhàn hạ lại sau lưng hầu cho chúng ta có thể nhận lãnh một số phận long trọng hơn so với tình huống trong hiện tại.