Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

SỰ SÁNG TRONG GIỜ TĂM TỐI


Sự Sáng Trong Giờ Tăm Tối
Trong ngày sợ hãi, tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa. Tôi nhờ Đức Chúa Trời, và ngợi khen lời của Ngài; Tôi để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ gì; Người xác thịt sẽ làm chi tôi? Thi thiên 56:3–4
Tháng 11 vừa qua, nhiều đám mây đen vần vũ trên thành Jerusalem. Theo một ý nghĩa, đây là những đám mấy tốt lành. Chúng tôi đã nhận được duy nhứt phân nửa lượng mưa bình thường của xứ, và điều nầy có nghĩa là xứ rất cần đến mưa. Theo một ý nghĩa khác, đây là các đám mây rất đáng ngại. Sợ hãi, buồn rầu đã giáng trên thành Jerusalem. Cả tháng trời đã nhìn thấy một làn sóng tấn công của khủng bố. Những tay khủng bố đã lái các chiếc xe hơi đâm vào những cư dân vô tội đang đứng chờ xe bus. Những tên khủng bố, chúng là công nhân của cửa hàng rau quả địa phương, chúng dùng dao, rìu xông vào một nhà hội. Những cuộc tấn công đâm chém đã xảy ra trên các đường phố thành Jerusalem. Chúng tôi phòng thủ chống lại những cuộc tấn công như thế bằng cách nào? Ai nấy cảm nhận an toàn ra sao chứ?
Sợ hãi đã giáng trên thành Jerusalem, một lượng đức tin lành mạnh cũng kèm theo y như thế.
Một việc lạ lùng xảy ra khi chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi dễ bị tổn thương và không chủ động được nơi đời sống của chúng tôi; chúng tôi công nhận rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị. Khi chúng tôi thực sự hiểu rằng với sức lực hay khả năng của nhà cầm quyền của chúng tôi không bảo đảm được sự an ninh của chúng tôi, Chúa Jêsus nhận ra rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể bảo đảm việc ấy. Những giờ tăm tối của chúng tôi có thể đem lại sự sáng đầy đủ nhất khi chúng tôi nhận ra rằng Đức Chúa Trời là nguồn an ninh và bảo hộ duy nhứt của chúng tôi.
Đây là những gì Vua David đã kinh nghiệm trong Thi thiên 56. Ông bị kẹt giữa một vầng đá và một nơi khó nhọc. Ông bị buộc phải rời khỏi Israel vì cớ Vua Saulơ, ông ta đang tức tối và có lòng ganh ghẻ, đã quyết định phải giết David cho kỳ được. David đã rời khỏi Israel để đến với thành Gát của người Philitin, ở đó ông hy vọng sẽ sống đời ẫn dật và được an ninh. Tuy nhiên, khi đến nơi, ngay lập tức David đã lọt vào mối nguy hiểm thậm chí còn nhiều hơn trước đó nữa. Bậc thánh hiền Do thái dạy rằng kẻ gác cửa thành chẳng ai khác hơn một kẻ giềng giàng có tên là Yishbi, là người em của gã giềng giàng nổi tiếng Gôliát kia! Yishbi ngay tức khắc đã nhận ra sát thủ giết anh mình, đã giữ David lại, rồi xin phép nhà vua giết chết kẻ thù của dân Philitin.
David ở đó đã gánh chịu như thế – đủ mọi hiểm nguy chết chóc tư bề. Ông không được an ninh khi về lại Israel và ông không được an toàn khi ở ngoài Israel. Ông đã phản ứng như thế nào chứ? Trong ngày sợ hãi, tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa”. Ông xây về phía Đức Chúa Trời, là hy vọng cứu rỗi duy nhứt của ông.
Trong phần giới thiệu Thi thiên nầy, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng đây là một “miktam”Bậc thánh hiền dạy rằng chữ miktam có thể phân ra làm hai từ: mach có nghĩa là “hạ mình”, và tam, có nghĩa là “trọn vẹn”. Khi chúng ta đang ở trong một kinh nghiệm đáng sợ được mô tả trong Thi thiên nầy như vậy, từ chổ đó chúng ta có thể hạ mình xuống và trọn vẹn. Hạ mình xuống vì chúng ta công nhận tình trạng vô nghĩa của mình và sự toàn năng của Đức Chúa Trời; trọn vẹn vì chúng ta học biết tin cậy nơi Đức Chúa Trời.

Giống như những cơn mưa mới đây đã đem đến sự kết quả và phước hạnh cho Israel, nguyện những thảm hoạ mới đây cũng đem lại đức tin lớn lao và thậm chí sự cứu rỗi lớn lao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét