Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

CÁI CHI VẬY?



Cái Chi Vậy?
Khi dân Y-sơ-ra-ên thấy, bèn hỏi nhau rằng: Cái chi vậy? Vì chẳng biết vật đó là gì. Môi-se bèn nói cùng dân sự rằng: Ấy là bánh mà Đức Giê-hô-va ban cho các ngươi làm lương thực đó” — Xuất Êdíptô ký 16:15
Tuần nầy chúng ta đọc về mana, thứ thức ăn lạ lùng sa xuống từ trời mỗi sáng trong sa mạc, cung cấp cho con cái Israel với nhu cầu hàng ngày của họ. Có phải bạn biết làm thể nào mà mana có cái tên như thế không? Vào buổi sáng đầu tiên mana xuất hiện, dân Israel đã bối rối: “. . . bèn hỏi nhau rằng: Cái chi vậy?’” Theo tiếng Hybálai, họ nói: “man hu?” nghĩa là: “cái chi vậy?” Môise đã giải thích rằng đây là bánh đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Một khi bánh ấy chưa từng có trước đó, nó cần một cái tên. Họ quyết định đặt nên nó là hu man, ý nói “đó là mana”.
Theo truyền khẩu của người Do thái, man, mana trong Anh ngữ, có thể nếm như bất cứ thứ chi dân Israel muốn nó giống như vậy. Nếu họ muốn nó nếm giống như thịt, họ đã nếm thịt. Nếu họ muốn mùi táo, thì chúng có mùi táo. Nó luôn có hình thể là vậy, nhưng mùi sẽ là khác đi.
Dựa theo ý tưởng nầy, bậc thánh hiền Do thái đưa ra sự dạy dỗ sau đây. Đức Chúa Trời gửi đến cho chúng ta nhiều thứ từ trời từng ngày một. Chúng đến trong hình thức các biến cố đang xảy ra, hạng người chúng ta gặp gỡ, thời tiết, và còn nhiều thứ nữa. Mọi sự đều đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể hỏi han giống như người Do thái: “Cái chi vậy?” Nó tốt hay xấu vậy? Liệu nó có giúp đỡ tôi hay nó sẽ làm hại cho tôi? Câu trả lời là: “Bất cứ thứ chi bạn quyết định”. Giống như dân Do thái quyết định mana sẽ nếm có mùi gì, thì cũng một thể ấy, chúng ta cũng quyết định cách chúng ta sẽ kinh nghiệm những gì đang xảy ra cho chúng ta trong cuộc sống.
Đúng là một bài học rất hay! Ấy chẳng phải điều chi xảy ra cho chúng ta trong cuộc sống; chính cách chúng ta quyết định giải thích điều chi đang xảy ra cho chúng ta. Nếu chúng ta quyết định mọi sự là thứ tốt nhứt, khi ấy mọi sự sẽ là thứ tốt nhứt. Nếu chúng ta in trong trí rằng đời sống chúng ta là kinh khiếp, thế thì chúng ta sẽ kinh nghiệm một cuộc sống thật là kinh khiếp. Chính ở chỗ chúng ta quyết định đấy thôi.
Bậc thánh hiền giải thích với cách loại suy. Có một thương gia với cái bao đựng toàn là đá. Ông ta quyết định chúng sẽ không có giá trị bao nhiêu và sắp sửa đổ chúng ra, thì có một người đề nghị mua chúng. Ông bán chúng đi mà chẳng lấy xu nào hết. Qua ngày hôm sau, ông ta thấy người đã mua mớ đá kia đem bán chiếc vòng đeo cổ tuyệt đẹp làm bằng mấy hòn đá xấu xí kia, lúc bấy giờ trông chúng rất hiếm và sắc sảo! Giờ đây ông ta nhìn thấy mấy hòn đá kia thực sự đáng kinh ngạc là dường nào.
Mọi việc đều tùy theo chúng ta quyết định nhìn xem mọi việc trong đời sống của chúng ta. Tôi muốn khích lệ hết thảy chúng ta nên nhìn xem mọi sự đều là tốt lành. Bất cứ thứ chi Đức Chúa Trời gửi đến trên đường lối của chúng ta đều là ơn phước, thậm chí trong cái lốt nào đó chẳng hạn. Lần tới có thứ chi sa xuống ngoài đồng vắng, và bạn buộc miệng hỏi: “Cái chi vậy?” phải biết chắc câu trả lời là: “Thứ đó tốt lành mà”.


Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

ĐỨC CHÚA TRỜI THƯƠNG XÓT TÔI


Đức Chúa Trời Thương Xót Tôi
Bởi cớ sức lực nó, tôi sẽ ngửa trông Chúa; Vì Đức Chúa Trời là nơi ẩn náu cao của tôi. Đức Chúa Trời sẽ lấy sự nhân từ Ngài mà đến đón tôi; Đức Chúa Trời sẽ cho tôi thấy sự báo trả kẻ thù nghịch tôi — Thi thiên 59:9–10
Thi thiên 59 là sự suy gẫm của David về một lần thoát chết trong gang tấc của ông. Lúc bấy giờ, David còn ở trong những giới hạn tốt lành với Vua Saulơ. Ông đã giết chết Gôliát và đã đánh nhiều trận vì ích cho Saulơ. David đã chơi nhạc cho Saulơ nghe với cây đàn harp của mình và làm cho linh hồn của nhà vua được bình tịnh lại. Saulơ thậm chí đã trao con gái mình là Micanh cho David làm vợ. Thế rồi, một ngày kia, linh của sự điên dại đã đến trên nhà vua. Khi David chơi nhạc với cây đàn harp của mình, Saulơ đã rút ngọn giáo ra và tìm cách giết David.
David đã thoát ra khỏi cung điện của Saulơ mà chạy về nhà. Tuy nhiên, vợ ông đã khuyên ông nên trốn tránh vì cớ sinh mạng mình một khi Saulơ chắc chắn sẽ sai quân đội đến nhà để tìm bắt David. Micanh bí mật dòng David qua cửa sổ rồi đặt một hình tượng trên giường của ông với bộ lông dê ở đàng đầu. Khi binh lính của nhà vua đến để bắt lấy David, thì hay rằng David nằm bệnh trên giường. Chắc chắn là họ đã khám phá ra sự thật, nhưng lúc bấy giờ, David đã an toàn và cao bay xa chạy.
Đây là cái phông ở đàng sau Thi thiên 59. Trong đó, David đã mô tả những kẻ truy đuổi ông và tình trạng vô tội của ông. Ông đã cầu xin sự bảo hộ của Đức Chúa Trời và đã cảm tạ Ngài vì được cứu giúp. Trong câu 10 David viết như sau: “. . . Đức Chúa Trời sẽ lấy sự nhân từ Ngài mà đến đón tôi; Đức Chúa Trời sẽ cho tôi thấy sự báo trả kẻ thù nghịch tôi. . .”. Trong tiếng Hybálai, sự dịch thuật có khác đi chút ít: “Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ đi trước mặt tôi . . .”. Vô luận bạn đọc bản dịch nào đi nữa, cả hai đều dạy cho chúng ta biết rằng David hoàn toàn tin cậy rằng Đức Chúa Trời sẽ đi trước ông và bảo hộ cho ông.
Giờ đây, có một sự kiện rất thú vị, ít ai biết, song rất quan trọng về bản gốc Hybálai của Kinh thánh. Có những trường hợp ở đó một chữ được viết ra theo cách nầy, song lại đọc theo cách khác. Trong câu nầy, luôn là vậy, có một sứ điệp rất hay trong đó. Câu Kinh thánh được viết ra như vầy: “Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ đi trước mặt tôi . . .”. Tuy nhiên, chúng ta được truyền cho phải đọc câu nầy: “Đức Chúa Trời thương xót tôi sẽ đi trước mặt tôi”.
Đâu là sứ điệp? David không những nương cậy vào ơn thương xót của Đức Chúa Trời; mà ông còn nương cậy vào sự thương xót của chính ông nữa. Do thái giáo dạy rằng mọi hành động tử tế mà chúng ta làm ra đem lại sự bảo hộ của Đức Chúa Trời. David là một con người tử tế. Ông đã phục vụ Vua Saulơ và nhiều người khác với cả tấm lòng. Chiếu theo điều đó, ông đã cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu ông.
Tôi muốn khích lệ mọi người hôm nay nên làm ra một hành động cực kỳ tử tế. Những hành vi đầy lòng thương xót đó đem lại nhiều phước hạnh cho người làm sự tử tế cũng như kẻ nhận lãnh. Hãy làm việc gì đó tử tế hôm nay và nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn với sự bảo hộ của Ngài!


NHỮNG HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT CỦA ĐỨC TIN



Những Hành Động Quyết Liệt Của Đức Tin
Nữ tiên tri Mi-ri-am, là em gái A-rôn, tay cầm trống cơm, các đàn bà đều đi ra theo người, cầm trống cơm và múa —  Xuất Êdíptô ký 15:20
Một câu chuyện nổi tiếng thuật lại về hai cặp vợ chồng kia đến thăm viếng cùng một vị rabi trong cùng một ngày với cùng một lý do. Cả hai cặp vợ chồng đã thành hôn trong nhiều năm trời, song chưa được chúc phước với con cái. Cả hai đều xin vị rabi chúc phước cho. Trong vòng một năm, một cặp vợ chồng đã có đứa con của họ; tuy nhiên, cặp vợ chồng kia vẫn chưa có con. Họ đến hỏi vị rabi: “Tại sao hai người kia có con, còn chúng tôi thì chưa?” Vị rabi đáp: “Sau khi quí vị nhận lãnh sự chúc phước cho mình, quí vị trở lại với cuộc sống như thường lệ. Còn hai người kia, sau khi họ nhận lãnh sự chúc phước rồi, họ đã sắm một cái nôi”.
Đấy là sức mạnh của những hành động quyết liệt của đức tin. Bậc thánh hiền người Do thái khích lệ chúng ta phải nắm lấy hành động nào biểu hiện đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời.
Đây là điều mà Miriam đã làm trong phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng sau khi Môise dẫn dắt dân tộc bằng bài ca, Miriam dẫn dắt những người nữ kia bằng bái hát và nhảy múa: Nữ tiên tri Mi-ri-am, là em gái A-rôn, tay cầm trống cơm, các đàn bà đều đi ra theo người, cầm trống cơm và múa”. Nhưng hãy đợi một chút đi! Miriam và các đàn bà kia đã tìm ra nhựng nhạc cụ ở chỗ nào trong đồng vắng?
Bậc thánh hiền dạy rằng trong khi còn ở trong xứ Aicập, khi dân Israel vẫn còn là nô lệ, Miriam đã thốt ra lời nói có đức tin với những phụ nữ người Do thái. Nàng nói cho họ biết rằng một ngày kia không xa, Đức Chúa Trời sẽ giải phóng họ – vị vậy họ cần phải sẵn sàng. Những người đàn bà đã chế tạo ra các thứ nhạc cụ nầy trong xứ Aicập hầu cho họ có thể sẵn sàng khi Đức Chúa Trời đưa họ ra khỏi Aicập. Đây là lý do truyền khẫu của người Do thái vẫn duy trì rằng “tổ phụ chúng ta đã được chuộc ra khỏi xứ Aicập vì công lao của những người phụ nữ công bình”. Những người nữ Do thái vốn có đức tin lớn lao hơn nơi Đức Chúa Trời và họ đã bày tỏ ra đức tin ấy, và vì thế, ấy là vì cớ họ mà sự cứu chuộc đã xảy đến.
Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta chứng kiến hành động quyết liệt khác của đức tin. Truyền khẫu Do thái dạy rằng ngay trước khi biển chia ra làm hai và ai nấy đang tranh cãi họ phải làm gì, một người tên là Na-ách-son đã nhào đến. Biển không chia ra nữa, nhưng Na-ách-son cứ giữ việc bước đi bởi đức tin. Bậc thánh hiền dạy rằng nước từng dâng lên đến mũi của ông ta, biển đã chia ra làm hai. Chính vì cớ đức tin của ông ta mà biển chia ra làm hai.
Tuần nầy, hãy tìm cách đưa ra hành động quyết liệt của đức tin. Đối với mỗi cá nhân, đây sẽ là một hành động khác biệt. Nhưng thực hiện một việc nào tỏ ra bạn có đức tin để Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn đứa con đó, cặp vợ chồng đó, ngôi nhà đó, có điều kiện sức khoẻ tốt. Giờ đây, Đức Chúa Trời không phải làm theo những gì chúng ta cầu xin – Ngài không phải là vị thần đang trú ngụ trong cái chai kia. Nhưng khi chúng ta tỏ ra đức tin nơi Ngài, chúng ta trở nên xứng đáng với mọi ơn phước của Ngài và Ngài khiến cho chúng hết thảy cần phải biều hiện ra trong đời sống của chúng ta.


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

THƯỞNG THỨC NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ


Thưởng Thức Những Gì Mình Đang Có
“Vả, họ báo cùng vua Ê-díp-tô rằng dân Hê-bơ-rơ đã trốn đi rồi. Lòng Pha-ra-ôn và quần thần đối cùng dân đó bèn thay đổi, nói rằng: Chúng ta đã làm chi vậy, tha dân Y-sơ-ra-ên đi để khỏi phục dịch ta nữa sao? — Xuất Êdíptô ký 14:5
Bạn đã nghe nói câu sau đây: “Sẽ ra sao nếu bạn thức giấc hôm nay chỉ với những việc mà bạn đã cảm tạ Chúa ngày hôm qua?” Đây là một sứ điệp sâu sắc về lòng biết ơn. Nhưng hãy xem xét điều nầy như một thắc mắc phải suy gẫm sau đây: “Sẽ ra sao nếu bạn thức giấc mà chẳng có một việc gì để bạn than phiền về ngày hôm qua?” Hãy suy nghĩ về điều đó trong một phút xem.
Có phải bạn than phiền về chiếc xe hơi của mình không? Căn nhà? Ai đó đặc biệt trong cuộc sống của bạn?
Cho phép tôi nói cho bạn biết một việc về truyện tích Xuất Aicập mà chúng ta đang tiếp tục đọc tuần nầy. Ở một cấp độ, câu chuyện nầy nói tới sự tự do ăn nói. Đúng đấy – Không những câu chuyện ấy nói tới sự cứu chuộc của dân Do thái; đề tài phụ đang nói tới sự nói năng của chúng ta.
Hai trong các biểu tượng chính của câu chuyện Xuất Aicập là Pharaôn và Aicập. Trong tiếng Hybálai, hai từ đó đang khoác lấy toàn những ý nghĩa mới. Pharaôn, theo tiếng Hybálai là paroh, có thể tách ra để hình thành từ Hybálai pehra, có nghĩa là “xấu miệng”. Pharaôn tiêu biểu cho cách ăn nói xấu xa của chúng ta – cũng là loại nói năng hạ thấp chúng ta và người khác xuống. Lối ăn nói xấu xa là khi chúng ta than vãn, hay nhũ lòng rằng chúng ta chưa tốt đủ hoặc chưa được Đức Chúa Trời yêu thương. Aicập, Mitzrayim trong tiếng Hybálai, được gắn với từ maitzarim, từ nầy có nghĩa là “hẹp hòi” hay “chỗ hẹp”. Aicập làm biểu tượng cho tình trạng bị kềm chế về mặt tâm lý của chúng ta, giống như khi chúng ta bị lấn lướt và vô hy vọng, hoặc khi chúng ta có nhận định thiển cận về tương lại, hay khi chúng ta cảm thấy mọi sự đều bị mất mát hết.
Các trạng thái kềm chế và lối ăn nói xấu xa nầy là những gì Đức Chúa Trời cứu chúng ta từ trong nếp sống của chúng ta, thậm chí là ngày hôm nay.
Giờ đây, chúng ta hãy chú ý đến khoảnh khắc cứu chuộc và cách thức Pharaôn và Aicập đã phản ứng: “Vả, họ báo cùng vua Ê-díp-tô rằng dân Hê-bơ-rơ đã trốn đi rồi. Lòng Pha-ra-ôn và quần thần đối cùng dân đó bèn thay đổi, nói rằng: Chúng ta đã làm chi vậy, tha dân Y-sơ-ra-ên đi để khỏi phục dịch ta nữa sao?  Sau khi đá dân Israeli ra khỏi xứ Aicập, thình lình Pharaôn lại tỉnh thức về những thứ giá trị mà ông ta đã từng có.
Đây là bài học: Khi chúng ta ở trong “tình trạng bị kềm chế” (Aicập) với cái “miệng xấu” (Pharaôn), chúng ta không tán thưởng những gì chúng ta có cho tới chừng nó qua đi.
Chúng ta đã có được nhiều thứ trong đời sống của chúng ta – từ những người trong cuộc sống đến các tiện nghi hiện đại như nước sạch, gas, máy nước nóng, và thực phẩm tươi ngon. Còn tệ hơn nữa, chúng ta than phiền về chính các ơn phước mà chúng ta đã từng cầu thay cho! Đây thực sự là sự tự do và sự cứu chuộc để ra khỏi Aicập và để cái miệng xấu lại đàng sau. Chúng ta cần phải thưởng thức mọi sự mà chúng ta đã có trước khi nó trở thành những gì chúng ta đã từng có.
Ngày nay, nếu bạn sắp sửa buông miệng than phiền về việc gì đó, hãy dựng lại và tự hỏi mình câu nầy: Tôi sẽ cảm nhận ra sao nếu một mai những thứ nầy không còn nữa?


Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

NHỜ ĐỨC CHÚA TRỜI, CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM BẤT CỨ VIỆC GÌ



Nhờ Đức Chúa Trời, Chúng Ta Có Thể Làm Bất Cứ Việc Gì
“Môi-se bèn thưa rằng: Nầy, tôi là người vụng miệng: Pha-ra-ôn há sẽ nghe tôi sao?” — Xuất Êdíptô ký 6:30
Có bao giờ bạn lấy làm lạ, tại sao Đức Chúa Trời lại cần một nhà lãnh đạo chẳng giống ai mà thế gian đã từng nom thấy, Ngài đã nhắm vào Môise với lời lẽ đầy thách thức? Chúng ta phải nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi ai đó giống như Mục sư Martin Luther King, là người đã thốt ra một bài giảng có đề tựa là “Tôi Có Một Giấc Mơ”Hay Đức Chúa Trời có thể chọn lấy một mẫu người bộc trực giống như Thủ tướng Winston Churchill hoặc một nhà lãnh đạo năng đông giống như Tổng thắng John F. Kennedy. Nhưng thay vì thế, Đức Chúa Trời lại nhắm vào một Môise nhu mì và khiêm hạ, là người đã nói: Nầy, tôi là người vụng miệng: Pha-ra-ôn há sẽ nghe tôi sao?” 
Về mặt cơ bản, Môise đang nói: “Tôi hoàn toàn bất xứng đối với công việc nầy! Tôi không có tài và khả năng để hoàn thành sứ mệnh! Sao Đức Chúa Trời Ngài lại chọn tôi chứ?” Thế mà việc như thế thường xảy ra, đấy chính xác là cách Đức Chúa Trời hành động.
Hãy suy nghĩ về việc ấy xem. Đức Chúa Trời đã chọn David, một gã chăn chiên còn quá nhỏ thậm chí không mặc được áo giáp của Vua Saulơ, để chiến đấu với gã giềng giàng Gôliát. Đức Chúa Trời đã chọn Giôsép, kẻ bị các anh mình ghét bỏ, một nô lệ, rồi kế đó là một tù phạm, để trở thành Thủ tướng xứ Aicập và tiếp trợ cho cả gia đình mình. Đức Chúa Trời đã chọn Giaên, một phụ nữ, để giết tay chiến binh mạnh sức Sisêra khi cả quân đội Israel đã không làm được việc ấy. Ngài đã chọn Êxơtê, một thiếu nữ Do thái mồ côi sống trong cảnh phu tù, để trở thành Nữ Hoàng xứ Ba tư và cứu lấy Israel dân tộc mình.
Đức Chúa Trời thường chọn lấy những cá nhân dường như là loại đại biểu không chắc thành công để bước vào những vai trò quan trọng nhất. Ngài làm việc nầy vì Ngài muốn chúng ta phải biết rõ ấy chẳng phải tài năng và khả năng của chúng ta quyết định thành quả, mà là ý muốn cùng mọi phép lạ của Ngài mới đem lại sự cứu rỗi. Khi chúng ta đọc trong Xachari 4:6: Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”.
Vào năm 1948, khi Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu phục hồi lại chức năng quốc gia cho dân Do thái, một quốc gia non trẻ, được dựng nên lúc bấy giờ bởi hầu hết những kẻ tỵ nạn và những người sống sót trong cuộc tàn sát của Đức Quốc Xã, bị tấn công bởi năm quân đội có tổ chức của người Ảrập. Tuy nhiên, Israel đã chiến thắng. Israel, David thời hiện đại, đã giết chết gã Gôliát hiện đại. Israel đã đạt được mọi điều mà chẳng có ai dám trông mong. Ai nấy đều đoán trước một cuộc tàn sát. Họ đã đào rồi những ngôi mộ cho những người tân Do thái. Nhưng ý muốn của Đức Chúa Trời đã thắng hơn, Israel đã thắng hơn, và Israel sẽ tiếp tục chiến thắng vì cớ ý muốn của Đức Chúa Trời.

Tôi muốn khích lệ chúng ta mọi người hôm nay đừng rụt rè bởi phần việc dường như quá lớn lao. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta làm một việc gì đó, đừng nhìn vào những gì bạn đang thiếu thốn. Đừng lo sợ bởi những gì bạn “không thể” làm. Nhờ Đức Chúa Trời, chúng ta có thể làm bất cứ việc gì và trở nên bất cứ gì. Đức Chúa Trời chọn người biết bằng lòng, không nhất thiết phải chọn người có tài. Ngài đã chọn và đã nâng đỡ nhiều người bất toàn trong quá khứ – và Ngài cũng có quyền chọn chúng ta nữa đấy.

LƯỢNG ĐỨC TIN HÀNG NGÀY



Lượng Đức Tin Hàng Ngày

 Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Đức Giê-hô-va, tức là một lễ lập ra đời đời — Xuất Êdíptô ký 12:14

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta đang ở giữa câu chuyện quan trọng nhất trong lịch sử Do thái. Xuất Aicập không những là một câu chuyện khác giữa vòng nhiều truyện tích dựng nên quá khứ của chúng ta. Đây là câu chuyện xác định chúng ta là một quốc gia và được định hướng trong chuổi lịch sử thế giới trong thiên niên kỷ tới đây.

Không có gì phải ngạc nhiên, việc nhớ tới câu chuyện nói đến việc Xuất Aicập đã trở thành một điểm trọng tâm trong Do thái giáo. Khi chúng ta được truyền cho phải đọc Kinh thánh trong tuần nầy, chúng ta tưởng niệm đến các biến cố của việc Xuất Aicập mỗi năm trong kỳ lễ Vượt Qua. Thêm nữa, trong chính điều răn thứ nhứt của 10 Điều Răn, Đức Chúa Trời đề cập đến chính mình Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài đã đem chúng ta ra khỏi xứ Aicập. Chúng ta ghi nhớ việc Xuất Aicập mỗi tuần nhằm vào ngày Sa-bát khi chúng ta nhắc tới ơn phước đặc biệt về rượu ngay phần khởi sự bữa ăn Sa-bát. Hơn nữa, câu chuyện được gợi nhớ hàng ngày khi chúng ta mặc lấy tefillin, bảng đeo ngực, cũng như trong sự cầu nguyện hàng ngày của chúng ta, hết thảy đều bao gồm những tham khảo đến câu chuyện Xuất Aicập.

Câu chuyện Xuất Aicập mà chúng ta đang đọc tuần nầy là câu chuyện chúng ta muốn nhắc tới để ghi nhớ từng ngày một trong đời sống của chúng ta.

Tất nhiên, thắc mắc mà chúng ta phải đưa ra là: Tại sao? Tại sao câu chuyện ấy chớ không phải là bất cứ câu chuyện nào khác trong Kinh thánh? Và tại sao phải là từng ngày một chứ?

Bậc thánh hiền người Do thái dạy rằng chúng ta học biết từ câu chuyện Xuất Aicập, một câu chuyện nói tới các dấu kỳ phép lạ hiển nhiên, thể nào Đức Chúa Trời đang vận hành thế giới mỗi ngày qua các dấu kỳ phép lạ kín giấu. Maimonides, một vị rabi ở thế kỷ thứ 12, đã thốt ra mấy lời nầy, ông viết: “Người nào không tin mọi sự chúng tôi viết và mọi sự đang xảy ra cho chúng tôi là một phép lạ, họ không có chỗ với Đức Chúa Trời của Israel”. Tin theo các phép lạ – những điều xảy ra cho chúng tôi từng ngày một – rất là quan trọng và đấy là lý do tại sao chúng tôi phải tự nhắc nhớ mỗi ngày.

Không những tin theo các phép lạ là quan trọng, mà cũng rất khó để mà tin theo lắm. Khi chúng ta nhìn vào thế giới bề ngoài và có nhiều việc dường như rất khó tin, đúng là không luôn luôn dễ dàng nắm bắt đâu là đức tin xác thực rồi tin rằng Đức Chúa Trời có thể làm thay đổi mọi sự. Chúng ta phải thành thực; khi mọi việc dường xấu đi, đầy lo sợ, hay nguy hiểm, bước ra bằng đức tin không phải là một việc dễ dàng. Bậc thánh hiền dạy rằng ngay cả buổi đầu của công cuộc Xuất Aicập, dân Do thái hãy còn đầy nghi ngờ. Việc ấy có thực sự xảy ra không? Liệu Đức Chúa Trời có thực sự chuộc lấy chúng ta không? Có phải các phép lạ với một cấp độ cao như thế thực sự là khả thi chăng?


Đây là lý do tại sao chúng ta phải tự nhắc nhớ mỗi ngày những gì dân Do thái đã tiếp thu được trong cái đêm định mệnh ấy – phải, đúng như thế, Đức Chúa Trời đang thực thi nhiều phép lạ đáng kinh ngạc. Giống như Ngài đã làm ra nhiều phép lạ khi ấy, Ngài cũng hiện đang làm như thế ngay hôm nay. Mỗi ngày, suốt cả ngày, chúng ta có thể nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời đang vận hành thế giới theo những phương thức thật lạ lùng. Một người đừng nên chuyển sang thất vọng hay từ bỏ hy vọng. Ơn cứu rỗi có thể xảy đến trong khoảnh khắc đấy thôi. Ngay cả chính hôm nay.

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

ĐẤNG CHÚC PHƯỚC CHO ISRAEL


ĐẤNG CHÚC PHƯỚC CHO ISRAEL
Đức Giê-hô-va phán: Quân nghịch đốn chặt rừng nó, rừng nó không thể dò xem được. Vì chúng nó đông hơn cào cào, không thể đếm được” — Giêrêmi 46:23
Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, một lần nữa chúng ta được truyền cho biết về sự hủy diệt xứ Aicập. Trong phần nầy, Môise đã cảnh báo Pharaôn về 10 trận dịch; chúng ta đọc thấy Giêrêmi đang cảnh báo Pharaôn khác. Thời điểm thay đổi nhưng câu chuyện vẫn y như nhau. Aicập đã tiếp thu được gì?
Trong phần mô tả sự hủy diệt sẽ xảy đến cho Aicập, Đức Chúa Trời phán: Đức Giê-hô-va phán: Quân nghịch đốn chặt rừng nó, rừng nó không thể dò xem được. Vì chúng nó đông hơn cào cào, không thể đếm được”. Trong phần mô tả những kẻ thù sắp sửa đánh vào xứ Aicập, Đức Chúa Trời đã sánh họ với cào cào. Đây chẳng phải là do tình cờ đâu. Đây là phần tham khảo trực tiếp đến một trong 10 trận dịch đánh vào Aicập trong thời của Môise. Bằng cách đưa ra sự nối kết nầy, Đức Chúa Trời đang nói cho Ai cập biết rằng họ đã tiếp thu từ quá khứ của họ. Nhưng họ không nhớ.
Sau sự hủy diệt hoành tráng và lạ lùng của xứ Aicập đã được thực thi trong thời của Môise, bạn sẽ nghĩ rằng Aicập đã học được bài học của mình và sẽ chẳng bao giờ dám đụng đến Israel một lần nữa. Tuy nhiên, chúng ta đọc trong I Các Vua 14:25–26 thì thấy rằng chỉ sau cái chết của Vua Solomon, Si-sắc, vua xứ Ai cập, đã lục soát thành Jerusalem và thậm chí đã táo tợn cướp lấy mấy cái khiên bằng vàng của Solomon. Về sau trong II Các Vua 23:29–30, Pharaôn Nêcô người Aicập đã giết vị vua công bình của xứ Giuđa là Giôsia. Nhiều lần xuyên suốt lịch sử của Kinh thánh, Aicập đã vi phạm sự tin cậy của Israel và ngay cả tấn công hoặc phản bội đối với Isarel.
Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, Đức Chúa Trời về mặt cơ bản đã phán đầy đủ rồi. Thì giờ phán xét đã đến.
Ngày nay, chúng ta phải đưa ra cùng thắc mắc ấy: Liệu kẻ thù của Israel có học biết chưa? Xuyên suốt lịch sử, Đức Chúa Trời đã trừng phạt kẻ nào chống lại Israel. Tại sao các nước cứ tiếp tục chọc giận Ngài hoài vậy?
Trong Sáng thế ký 12:3, Đức Chúa Trời phán: rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi. Như Đức Chúa Trời đã phán, việc ấy sẽ xảy ra. Hãy nhìn vào Giôên 3:1–2:  Vì nầy, trong những ngày đó, và trong kỳ đó, khi ta sẽ đem phu tù của Giu-đa và Giê-ru-sa-lem trở về, thì ta sẽ nhóm hết thảy các nước lại, và đem chúng nó xuống trong trũng Giô-sa-phát. Tại đó, ta sẽ phán xét chúng nó vì cớ dân ta, và Y-sơ-ra-ên là sản nghiệp ta, mà chúng nó đã làm cho tan tác giữa các dân tộc; và chúng nó đã chia đất ta ra”. Đức Chúa Trời đã phục hồi dân Do thái cho xứ Giuđa. Các dân đã được chia đất rồi. Việc duy nhứt còn lại là sự phán xét mà thôi. Khi hai phần của lời tiên tri đã biến thành sự thực rồi, chúng ta phải có đức tin để thấy rằng phần còn lại sẽ được ứng nghiệm đúng thì. Hỡi kẻ thù của Israel, hãy để ý đấy!
Tuy nhiên, Sáng thế ký 12:3 cũng dạy cho chúng ta biết rằng Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi”. Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho người nào chúc phước cho Israel. Đây là lúc phải nắm lấy một chỗ đứng. Hãy vì Israel mà nói năng. Hãy đứng lên vì Israel. Hãy chúc phước cho Israel hôm nay, và đổi lại, nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn.


ĐƯA RA THẮC MẮC HAY


Đưa Ra Thắc Mắc Hay
Vả, một mai con trai ngươi hỏi rằng: Điều đó có ý nghĩa chi? thì hãy đáp rằng: Ấy vì cớ Đức Giê-hô-va đã dùng tay quyền năng rút chúng ta ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức là nhà nô lệ — Xuất Êdíptô ký 13:14
Người Do thái nầy trao đổi với người Do thái kia: “Nè, tại sao là người Do thái, chúng ta đưa ra nhiều thắc mắc như thế chứ?” Người Do thái kia đáp: “Sao lại không chứ?”
Người Do thái ai cũng biết rõ là họ có lắm câu hỏi để đưa ra!
Cần phải nói rằng người Eskimo có khoảng 50 từ dành cho chữ chúng ta gọi là “tuyết”. Điều nầy minh chứng cho tính cách trọng tâm của tuyết trong đời sống của người Eskimo. Cũng vậy, người Do thái có khoảng 20 thuật ngữ nói tới chữ mà chúng ta gọi là “thắc mắc”, vì những thắc mắc là trọng tâm cho việc sống một đời sống được cảm thúc theo Kinh thánh.
Gốc rễ của giá trị đặt vào việc đưa ra những thắc mắc có thể được tìm thấy trong phân đoạn đọc Kinh thánh tuần nầy. Chúng ta đọc: Vả, một mai con trai ngươi hỏi rằng: Điều đó có ý nghĩa chi? thì hãy đáp rằng: Ay vì cớ Đức Giê-hô-va đã dùng tay quyền năng rút chúng ta ra khỏi xứ Ê-díp-tô…”. Hãy chú ý Kinh thánh không truyền cho chúng ta phải thuyết giảng cho con cái chúng ta về câu chuyện Xuất Aicập. Thay vì thế, chúng ta cần phải dạy cho con cái chúng ta đưa ra những thắc mắc – và khi chúng làm theo, chúng ta cần phải trả lời cho chúng sao cho phù hợp.
Tại sao thắc mắc là quan trọng thay vì được dạy cho biết?
Rabi Isidor (Do thái), một nhà vật lý học người Do thái đã đoạt giải Nobel, đã từng bị tra vấn điều chi khiến cho ông trở thành một nhà khoa học. Ông đáp: “Mẹ tôi đã khiến cho tôi trở nên một nhà khoa học. Khi những đứa con khác từ trường về nhà, mẹ của chúng sẽ hỏi: ‘Con học gì hôm nay?’ trừ ra mẹ tôi, bà sẽ nói: ‘Izzy, con có đưa ra thắc mắc nào hay hôm nay không?’ Học biết đưa ra những thắc mắc là điều giúp cho tôi trở thành một nhà khoa học”.
Khi chúng ta đưa ra những thắc mắc chúng ta đang rộng mở muốn học hỏi. Khi chúng ta thắc mắc, chúng ta nhìn nhân rằng chúng ta không rõ một điều gì đó. Có một khoảng trống trong chúng ta, nó muốn được đầy dẫy với điều gì đó mà chúng ta chưa có. Chúng ta sẵn sàng tiếp nhận điều chi đó mới mẻ, điều gì có ý nghĩa, và việc gì đó quan trọng trong đời sống chúng ta.
Từ ngữ Hybálai nói tới “tri thức” là chochma. Khi chẻ từ đó ra, nó thành ra coach mah, dịch là “sức mạnh của việc thắc mắc cái gì đó”. Những thắc mắc của chúng ta càng có trọng lượng, sự khôn ngoan của chúng ta sẽ càng có trọng lượng hơn. Chúng ta phải dạy cho con cái và bản thân mình phải đưa ra nhiều thắc mắc. Đây là cách duy nhứt đạt tới tri thức xuất sắc nhất và làm thay đổi đời sống. Khi ông được 89 tuổi, Isidor đã tạo ra MRI, một phương thức cấp cứu khả thi từ một trong các phát minh của ông — phát minh ấy là kết quả của mọi thắc mắc của ông.
Thắc mắc hay nào bạn có thể đưa ra hôm nay? “Làm sao tôi có thể làm cho thế giới trở thành một chỗ tốt hơn?” “Có phải mọi việc cứ y như chúng hiện hữu chăng?” “Tôi sẽ cố gắng thế nào một khi tôi không sợ thất bại?” Hay đơn giản là: “Hôm nay tôi có thể trở thành một người tốt hơn ngày hôm qua không?”
Chúng ta cảng thắc mắc, chúng ta sẽ càng hiểu biết, và thắc mắc càng hay, sự khôn ngoan có trọng lượng hơn sẽ theo sau.



TỐT NHƯ VÀNG


TỐT NHƯ VÀNG
Đêm ấy họ sẽ ăn thịt chiên quay với bánh không men và rau đắng” — Xuất Êdíptô ký 12:8
Mới đây, tôi có đọc một bài viết về các chuyến du lịch của một phụ nữ đến Nam Phi. Bà nầy đã khám phá ra chỗ từng là mỏ vàng cực kỳ hấp dẫn, và hướng dẫn viên của bà ta chỉ ra rằng vẫn còn có các di tích của khu mỏ. Người phụ nữ nầy rọi chiếc đèn pin quanh hang và đi ngang qua những đốm vàng. Chắc chắn là bà ta đã phát hiện ra thứ gì đó rất thật, bà ta chỉ điều đó cho hướng dẫn viên trông thấy. Nhưng hướng dẫn viên đã bật cười rồi giải thích rằng bà ta đang nhìn vào thứ “vàng của kẻ dại”. Nó trông giống như vàng vậy, song thực sự chỉ có 20% vàng mà thôi.
Kế đó, hướng dẫn viên chỉ cho thấy đâu là thứ trông giống như vàng thật — một hòn đá nhỏ, đen thui. Hướng dẫn viên giải thích: “Đấy mới là  99% vàng, nhưng nó trông không giống như vàng đâu!” người phụ nữ đáp, rất đỗi ngạc nhiên. Hướng dẫn viên giải thích tiến trình phức tạp biến đổi hòn đá đen kia thành ra vàng như chúng ta biết đấy. Thứ nhứt, đá bị chà nát rồi nghiền thành bột. Lúc đó, cyanide, một chất độc hại, được thêm vào để để làm nhão bột. Sau nhiều bước còn phức tạp hơn thế nhiều, sau cùng thì vàng mới là vàng thực.
Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, là con cái của Israel sắp sửa phải rời bỏ Aicập, Đức Chúa Trời đã truyền cho họ phải kỷ niệm biến cố nầy hàng năm với ngày Lễ Vượt Qua. Một các hướng dẫn trong việc quan sát ngày lễ nầy để “ăn thịt đã nướng chín trên ngọn lửa, cùng với rau đắng,và và bánh không men”. Bánh đề cập đến chiên con Lễ Vượt Qua và bánh là loại bánh dày, không men mà ngày nay gọi là matzah. Họ đã cùng nhau ăn với loại rau đắng mỗi khi dự Lễ Vượt Qua.
Ngày nay, chúng ta không còn có chiên con lễ Vượt Qua nữa, song chúng ta vẫn còn ăn matzah và rau đắng, cả hai biểu tượng quan trọng có ở Passover Seder [hai đêm đầu tiên của Lễ Vượt Qua]. Bậc thánh hiền Do thái lưu ý rằng chiên con Lễ Vượt Qua và bánh matzah cả hai là biểu tượng của sự cứu chuộc, trong khi rau đắng là một tham khảo đến tình trạng nô lệ ở Aicập. Đức Chúa Trời truyền cho chúng ta phải đặt cả hai biểu tượng nầy chung với nhau để chúng ta nhớ đến một trong những bài học đầy năng quyền nhất của truyện tích Xuất Aicập. Mọi khó khăn và đắc thắng của chúng ta hết thảy đều là một phần trong cùng câu chuyện nầy.
Giống như vàng mà không phải là vàng chưa qua tiến trình luyện lọc nhọc nhằn, cũng vậy, các thách thức của chúng ta cũng luyện lọc chúng ta rồi đem chúng ta ra khỏi giá trị bên trong chúng ta. Đừng để bị kể là dại dột bởi những kẻ đi rảo nhìn quanh trông giống như vàng vậy. Nhiều người trông xinh tốt ở bề ngoài, nhưng điều đó không cấp thiết phải kết ước cho rằng hết thảy họ đều tốt lành. Hầu hết dân sự tốt nhứt của Đức Chúa Trời trong thế gian đã qua đi từ lâu. Họ đã nếm qua một tiến trình luyện lọc rất đơn giản.

Vì vậy, hãy vòng tay ôm lấy mọi thách thức xảy đến trên đường lối của bạn. Đức Chúa Trời đang lấy vàng ra từ nơi bạn đấy. bất luận cuộc sống dường như lắm nhọc nhằn dành cho bạn hôm nay … nguyện may mắn sẽ xảy đến cho bạn, Đức Chúa Trời có thể luyện lọc bạn và khiến cho bạn phải chiếu loè ra.

BƯỚC RA KHỎI CHỐN TỐI TĂM



BƯỚC RA KHỎI CHỐN TỐI TĂM

trong ba ngày đó người ta không thấy nhau được, không ai nhớm khỏi chỗ mình được. Nhưng trong chốn dân Y-sơ-ra-ên ở thì có ánh sáng cho họ — Xuất Êdíptô ký 10:23

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta gặp gỡ trận dịch thứ 9 trong 10 trận dịch — ấy là sự tối tăm. Kinh thánh tường thuật cho biết sự tối tăm không chỉ là thiếu mất ánh sáng. Nó có một sự hiện diện về mặt thuộc thể của chính nó nữa. Bóng tối là hữu hình và dày đến nỗi người ta không thể đi đâu được. Bậc thánh hiền người Do thái đã luận rằng sự tối tăm “nó dày như một dinar vàng”, một loại tiền đồng. Bậc thánh hiền đang ra sức dạy chúng ta điều gì khi mô tả bóng tối tăm theo cách nầy?

Bậc thánh hiền đang dạy cho chúng ta một bài học kéo dài mãi bên kia thời gian ở Aicập và cuộc Xuất Aicập. Đồng dinar là một biểu tượng cho việc theo đuổi của cải vật chất – ao ước của con người chúng ta về sự giàu có. Bóng tối tăm được mô tả trong câu Kinh thánh trên vẫn còn hành hại chúng ta ngày nay. Bậc thánh hiền dạy rằng loại tăm tối tồi tệ nhất trên thế gian là loại mà ở đó “người ta không thấy nhau được”. Đây là loại tối tăm làm cho chúng ta mù loà không nhìn thấy người nào ở chung quanh chúng ta.

Lấy hai đồng tiền rồi giơ chúng ra trước mặt bạn. Bạn có thể nhìn thấy hai đồng tiền cùng với mọi sự khác ở chung quanh bạn. Nếu một người có mặt ở đó, bạn có thể nhìn thấy người ấy. Nếu mặt trời mọc lên, bạn có thể nhìn thấy cảnh mặt trời mọc rất là đẹp. Nhưng nếu bạn cầm đồng tiền đặt ngay trước mỗi con mắt, bạn chẳng nhìn thấy chi hết. Bạn không thể nhìn thấy mặt trời đang mọc hay người nào đứng chung quanh bạn. Bạn bị mù và đang ở trong bóng tối tăm hoàn toàn.

Có khi, lúc chúng ta tập trung vào của cải vật chất, chúng ta mất đi tầm nhìn về người ta ở chung quanh chúng ta. Trong việc tìm kiếm sự giàu có của chúng ta, chúng ta bị mù loà đối với sự nghèo thiếu của người khác. Trong việc theo đuổi sự thăng tiến trong công việc, chúng ta không nhìn thấy tình trạng cô độc của người bạn đời hay con cái mình ở nhà. Đồng tiền và những tờ đôla có thể làm cho mù loà. Theo bậc thánh hiền, đấy là loại tối tăm tồi tệ nhất.

Cái điều tồi tệ về việc bị mù bởi sự giàu có không những làm cho chúng ta thất bại không giúp đỡ được người khác, mà chúng ta còn thất bại không giúp được chi cho bản thân mình. Câu Kinh thánh nói: “người ai nhớm khỏi chỗ mình được”. Khi chúng ta không nhìn thấy nỗi đau của người khác và không chìa tay ra trợ giúp họ, chúng ta là hạng người đón lấy khó khăn. Chúng ta không tấn tới về mặt thuộc linh và chúng ta không tiến tới đàng trước được trên con đường của sự sống chúng ta.

Một rabi nói như vầy: “Các nhu cần thuộc thể của người khác là nghĩa vụ thuộc linh của tôi”. Nói cách khác, giúp đỡ cho người khác về mặt thuộc thể giúp đỡ cho linh hồn bạn về mặt thuộc linh. Khi ai đó cần sự trợ giúp của chúng ta, đây là cơ hội bằng vàng cho chúng ta. Cơ hội ấy đưa chúng ta lên cao hơn, khiến chúng ta hướng tới đàng trước, và đưa chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời hơn.


Hôm nay, hãy nhìn quanh và nhìn thấy những cơ hội ở chung quanh bạn để bố thí và trợ giúp cho người khác. Hãy bước ra khỏi bóng tối tăm. Thay vì để cho tiền bạc làm cho bạn mù loà, hãy để cho nó đem đến cho bạn nhiều sự sáng hơn.

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

MỌI SỰ ĐỀU CÓ MỤC ĐÍCH


MỌI SỰ ĐỀU CÓ MỤC ĐÍCH
“Nọc độc chúng nó khác nào nọc độc con rắn; Chúng nó tợ như rắn hổ mang điếc lấp tai lại. chẳng nghe tiếng thầy dụ nó, dẫu dụ nó giỏi đến ngần nào” — Thi thiên 58:4–5
Theo truyền khẩu Do thái, ngày kia Vua David nhìn thấy con bọ chét tấn công con nhện, kế đó ông nhìn thấy người điên kia đuổi bắt cả hai con. David cầu hỏi Đức Chúa Trời: “Sao Ngài dựng nên các tạo vật nầy làm chi trong thế gian? Chúng sống chẳng có mục đích gì hết. Bọ chét chỉ có cắn người ta thôi; còn con nhện cứ lo đan dệt, nhưng chúng tôi chẳng mặc lấy mạng lưới của nó. Người điên gây hại cho nhiều người khác mà chẳng nhìn biết sự cao trọng của Ngài. Họ sống trong thế gian có lợi ích gì chứ?” Đức Chúa Trời trả lời: “David à, thì giờ đến, ngươi sẽ cần hết thảy ba thứ nầy và ngươi sẽ nhìn thấy mục đích của chúng”.
Thực vậy, David đã khám phá cho bản thân mình mục đích của ba thứ nầy, chúng ta có thể nhìn thấy mọi sự ấy trong mấy câu của Thi thiên của ông.
Trong Thi thiên 56, David nhớ lại thời điểm khi ông bị dân Philitin bắt tù, họ muốn giết ông. Trong câu chuyện đó, David tự cứu mình bằng cách giả vờ làm một người điên. Nhà vua tin rằng David không còn là David nữa, vì vậy ông ta thả David đi và buông tha mạng sống của David.
Trong Thi thiên 57, David nhớ lại thời điểm ông trốn tránh Vua Saulơ trong một cái hang kia, Saulơ đã ra khỏi cung điện đặng tìm giết ông. Saulơ đi ngang qua cái hang, nhưng Đức Chúa Trời đã sai một con nhện đúng mấy phút trước khi ông ta đến, nó đan một cái mạng nhện thật là lớn ngang qua lối vào hang. Sau khi nhìn thấy mạng nhện, Saulơ lý luận rằng không một người nào có thể vào được trong hang, vì vậy ông cho lính canh đi rồi một mình bước vào để khuây khoả một chút. David đã có cơ hội giết chết đối thủ của mình, song thay vì thế ông cắt một mảnh áo tơi của Saulơ để chứng minh với Saulơ rằng ông không ham thích làm hại cho Saulơ.
Theo bậc thánh hiền Do thái, trong Thi thiên 58, David có một cuộc gặp gỡ khác với Saulơ cùng Áp-ne, vị tướng lãnh của Saulơ. Rõ ràng, Áp-ne cảm nhận được hành động của David trong cái hang kia là một sự sỉ nhục phủ lên ông ta vì không bảo vệ hiệu quả cho Saulơ, vì vậy Áp-ne đưa ra những lời dối trá về David và nói “độc” để đầu độc Saulơ nghịch lại David thêm một lần nữa.
Khi ấy David có cơ hội khác để giết Saulơ khi Saulơ và người của ông ta đều ngủ mê. David có thể trườn dưới khủy chân của Áp-ne và bắt lấy Saulơ. Ông đã lấy mũi giáo của Saulơ để minh chứng rằng đang khi ông có thể giết Saulơ, song đấy chẳng phải là dự tính của ông. Khi David xây lưng đi, ông nhìn thấy Áp-ne đã thẳng chân lại và chẳng có cách nào khác để thoát ra mà không bị phát hiện. Ngay khoảnh khắc ấy, Đức Chúa Trời đã sai một con bọ chét đến cắn tai của Áp-ne, khiến cho ông ta không nằm yên được rồi nhấc chân lên trở lại, giúp cho David an toàn thoát ra.
Đức Chúa Trời tỏ ra cho David thấy thể nào từng chi tiết trong thế giới của Ngài đều có ý nghĩa và rất quan trọng trong chương trình tổng quát của Ngài. Điều đó bao gồm mọi việc mà chúng ta dường như không xem là có giá trị và hạng người chúng ta nghĩ mình chẳng nên quan hệ với. Mỗi một người chúng ta là một mảnh trong trò chơi lắp ráp của Ngài, và chúng ta phải thực hiện phần hành của mình để góp phần vào sự trọn vẹn cho thế gian.


Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

SỨC MẠNH CỦA SỰ HẠ MÌNH


Sức Mạnh Của Sự Hạ Mình
 “Đất Ê-díp-tô sẽ trở nên nơi hoang vu vắng vẻ; và chúng nó sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va. Vì Pha-ra-ôn có nói rằng: Sông thuộc về ta, ấy là ta đã làm nên; cho nên, nầy, ta nghịch cùng ngươi và các sông ngươi, và sẽ khiến đất Ê-díp-tô thành ra đồng vắng hoang vu, từ tháp Sy-e-nê cho đến bờ cõi Ê-thi-ô-bi — Êxêchiên 29:9–10
Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, Aicập vẫn còn tiếp thu chính bài học mà Đức Chúa Trời đã đến để dạy dỗ họ trong phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy. Trong phân đoạn của Ngũ Kinh, chúng ta đọc thêm truyện tích Xuất Aicập và nhìn thấy 7 trong 10 trận dịch đã giáng xuống Aicập. Đây là cách Đức Chúa Trời hạ Pharaôn kiêu căng xuống, ông ta đã từ chối không để cho dân sự Đức Chúa Trời ra đi. Nhưng mãi cho tới trận dịch lệ sau cùng – sự chết của con trưởng, là phân đoạn chúng ta sẽ đọc vào tuần tới đây – Pharaôn sau cùng đã phải quì gối xuống.
Trong phần đọc Kinh thánh hôm nay, một lần nữa, Đức Chúa Trời phải chạm trán với một Pharaôn kiêu căng và ngạo mạn người Aicập. Tiên tri Êxêchiên đã nói trước sự sụp đổ của Aicập, là điều sẽ xảy ra vì hai lý do: Một, vì họ đã nuốt chửng lời hứa của họ không giúp cho dân Israel chống lại quân xâm lược người Babylôn; và thứ hai, vì họ đã chối bỏ Đức Chúa Trời và tự xem mình cao hơn Đức Chúa Trời.
Đây là điều rất nực cười. Đức Chúa Trời đã thiết lập rồi, những ai tự đặt mình lên hàng đầu sẽ thấy mình ở hàng cuối, trong khi những người xem mình là thấp kém, khiêm ty lại là những người hoàn toàn được tôn cao. Bậc thánh hiền Do thái dạy như vầy: “Người nào chạy theo tiếng tăm, tiếng tăm lìa khỏi người ấy. Nhưng người nào lìa khỏi tiếng tăm, tiếng tăm sẽ bám sát lấy họ”.
Trong phần đọc Kinh thánh hôm nay, Đức Chúa Trời phán: “Vì ngươi nói: ‘Sông Nile là của ta; Ta đã dựng nên nó,’ vì lẽ đó Ta nghịch với ngươi và nghịch với mọi dòng sông của ngươi, và ta sẽ biến xứ Aicập thành một nơi đổ nát . . ..”. Chúng ta cùng mổ xẻ điều đó trong một giây đồng hồ xem. Ở Aicập, sông Nile được dân chúng xem là một vì thần. Vì vậy, khi Pharaôn nói: “Sông Nile là của Ta; ta đã làm ra nó”, nhất định là ông ta đã xưng mình là người đã dựng nên Đức Chúa Trời rồi. Không những là sông Nile, là thần linh của ông ta, thuộc về ông ta, mà Pharaôn còn xưng mình là đấng dựng nên nó nữa! Còn có lời tuyên bố nào ngạo mạn hơn thế không? Đức Chúa Trời chẳng có một sự lựa chọn nào khác trừ ra đặt Pharaôn vào đúng vị trí của ông ta.
Hãy xem xét việc sau đây: Sông Nile, nó vốn quan trọng là một dòng sông cung cấp nước cho xứ Aicập, nó đúng là một dòng nước chảy suốt ra tới đại dương. Có một câu nói cho rằng mọi dòng sông đều đổ vào biển vì biển thấp hơn chúng. Sự khiêm hạ của đại dương – kỳ thực là biển thấp hơn bất kỳ một dòng sông nào – là nguồn sức mạnh của nó. Đại dương thì rộng lớn lắm, hiệp với sự sống, vì cớ sự thấp kém của nó.
Sứ điệp cho chúng ta là phải sống với sự hạ mình. Khiêm nhường không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Ngược lại, đó là nguồn của sức mạnh chúng ta. Chúng ta càng đặt mình cao hơn, Đức Chúa Trời sẽ hạ chúng ta xuống thấp hơn. Như tác giả Thi thiên đã viết: Song người hiền từ sẽ nhận được đất làm cơ nghiệp, và được khoái lạc về bình yên dư dật (Thi thiên 37:11).