Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

VÌ CỚ CƠ HỘI HIỆN LÚC NÀY



Vì Cớ Cơ Hội Hiện Lúc Này

vì nếu ngươi làm thinh trong lúc nầy đây, dân Giu-đa hẳn sẽ được tiếp trợ và giải cứu bởi cách khác, còn ngươi và nhà cha ngươi đều sẽ bị hư mất; song nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội hiện lúc nầy mà ngươi được vị hoàng hậu sao? — Ê-xơ-tê 4:14

Câu chuyện nói tới Hoàng hậu Ê-xơ-tê là một trong những phác hoạ khuấy động và đẹp đẽ nhất nói tới lòng can đảm và thái độ sẵn sàng chiếm lấy chỗ đứng chống lại điều ác trong Kinh thánh. Có lẽ bạn rất quen thuộc với câu chuyện này rồi. Sau khi phác hiện ra âm mưu giết hết thảy dân Do-thái ở trong xứ, cậu Mạc-đô-chê của nàng nài xin Ê-xơ-tê đứng ra can thiệp vì ích cho người Do-thái trước mặt chồng của nàng là vua Xẹt-xe. Ê-xơ-tê đang phải đối mặt với một sự lựa chọn rất khó khăn.

Nếu nàng từ chối không nói bất cứ điều gì, dân Do-thái chắc chắn sẽ bị diệt mất. Tuy nhiên, nếu nàng lên tiếng, nàng liều chết, một khi bước vào sự hiện diện của nhà vua mà không được triệu vời thì chết là cái chắc. Ai có thể quên được lời lẽ đầy cảm thúc của Ê-xơ-tê, khi nàng đưa ra quyết định: như vậy, tôi sẽ vào cùng vua, là việc trái luật pháp; nếu tôi phải chết thì tôi chết (câu 16).

Cả hai: Mạc-đô-chê và Ê-xơ-tê đều nhận ra rằng họ bị đặt vào một vị trí duy nhất để cứu lấy dân Do-thái. Họ có thể tránh né vị trí đó. Họ sẽ quyết cứu lấy bản thân mình. Nhưng họ đã nhìn thấy họ có cơ hội tạo nên sự khác biệt, và họ nắm bắt khoảnh khắc và đã hành động.

Ở thời điểm khác trong lịch sử khi dân Do-thái một lần nữa phải đối mặt với sự hủy diệt, có những cá nhân, nhóm, và thậm chí cả một ngôi làng, họ nhận ra rằng họ có cơ hội tạo nên sự khác biệt — và họ nắm lấy khoảnh khắc đó rồi đã hành động. Chúng ta gọi những linh hồn dũng cảm này là “dân Ngoại Công Nghĩa”, là người không phải là dân Do-thái, đã liều mạng sống của họ để cứu người Do-thái trong sự diệt chủng.

Những người nam người nữ này, phần nhiều người trong số họ là những Cơ đốc nhân, đã giải cứu dân Do-thái bằng cách hiến cho họ một nơi ẩn trốn, tiếp trợ cho họ loại giấy tờ và lai lịch giả, buôn lậu và tài trợ cho người Do-thái trốn tránh và cứu vớt nhiều trẻ em. Và họ thường trả giá cho thái độ anh hùng đó bằng sinh mạng của họ.

Nhưng nhiều người trong số này khiêm tốn phủ nhận rằng họ không hành động theo cách anh hùng đâu. Dân chúng của làng Le Chambon-sur-Lignon, một làng Tin Lành ở miền nam nước Pháp, đã hiến một hải cảng cho người Do-thái chạy trốn khỏi quân phát xít Đức. Dưới sự lãnh đạo của vị mục sư ở đó, Andre 'Trocme', và vợ của ông là Magda, dân chúng làng Le Chambon đã hành động dựa trên niềm tin của họ rằng đó chính là bổn phận phải giúp đỡ "người lân cận" của họ khi có cần.
Dân làng Le Chambon nói: “Cần phải lo làm mọi việc, và chúng tôi đã có mặt ở đó để lo liệu các công việc ấy. Giúp đỡ cho dân tộc này là điều tự nhiên nhất trên thế gian”.
Câu chuyện của họ, và vô số những câu chuyện khác nói tới những người bước lên phía trước, đưa ra sự khẳng định mạnh mẽ về bổn phận mà Kinh Thánh đã dạy để đứng lên vì anh em của họ. Thật vậy, giống như Chúa Jêsus đã dạy: “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình(Giăng 15:13).

Có thể chúng ta không hề bị yêu cầu phải đặt sinh mạng mình theo cách mà Ê-xơ-tê, hoặc Dân Ngoại Công Nghĩa đã làm, nhưng chúng ta có thể đưa ra cam kết chống lại bất công, bắt bớ, bài Do-thái, và thành kiến ​​trong các cộng đồng của chúng ta. Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc để nhìn thấy những cơ hội mà ở đó chúng ta có thể tạo ra một sự khác biệt và can đảm để nắm bắt khoảnh khắc và hành động.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét