Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

KỲ VỌNG CỦA CHÚNG TA



Kỳ Vọng Của Chúng Ta

Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống. Ta sẽ lại lập các ngươi trong đất riêng của các ngươi; rồi các ngươi sẽ biết rằng ta, Đức GIÊ-HÔ-VA, sau khi hứa lời ấy thì đã làm thành, Đức GIÊ-HÔ-VA phán vậy — Ê-xê-chi-ên 37:14

Bảy mươi năm trước khi Israel được tuyên bố là một quốc gia, Naphtali Herz Imber đã viết lời cho bài thơ chin khổ có đề tựa là Tikvateynu, dịch “Kỳ Vọng Của Chúng Ta”. Trong bài thơ này, Imber đã đặt trong lời lẽ những cảm xúc mà ông đã có khi học biết về sự thiết lập một trong các khu định cư Do Thái đầu tiên trong chỗ gọi là xứ Palestine Ottoman.

Dưới đây là hai khổ đầu tiên:


Bao lâu ở bên trong tấm lòng,
Linh hồn của người Do thái vẫn còn khát khao
Và bên ngoài, con mắt vẫn liếc nhìn về hướng Si-ôn;
hướng tới các đầu cùng của Đông phương,
Kỳ vọng của chúng ta vẫn chưa mất,
Hy vọng của hai ngàn năm,
Phải trở thành một dân tự do trong xứ sở chúng ta,
Xứ sở của Si-ôn và Jerusalem.

Như bạn có thể nhìn thấy từ bài thơ này, đã được sử dụng làm bài quốc ca cho đầu phong trào Si-ôn, ý tưởng về Israel và Jerusalem là quê hương Do Thái gần như là đồng nghĩa. Bài thơ này đề cập suốt đến Jerusalem

Thực vậy, bài thơ này đã được chính thức sử dụng vào năm 2004 làm quốc ca của người Israel, Hatikvah, có nghĩa là "Hy vọng". Đây là một phản ánh của hy vọng 2.000 năm tuổi của người Do Thái phải trở thành một dân tự do và có chủ quyền trong vùng đất Israel, một giấc mơ quốc gia đã được ai nấy nhìn biết với sự thành lập Nhà nước hiện đại Israel vào năm 1948.

Có người đã gắn ý tưởng hy vọng cho vị tiên tri trong Kinh Thánh là Ê-xê-chi-ên và mặc khải của ông của ông về những bộ xương khô. Trong câu chuyện này, Ê-xê-chi-ên nhìn thấy cả một trũng hài cốt khô, và Đức Chúa Trời truyền cho ông phải nói tiên tri cho các bộ hài cốt lại sống. Nhưng hài cốt, tượng trưng cho những người Do thái bị lưu đày, đáp lại: Xương chúng ta đã khô, lòng trông cậy chúng ta đã mất, chúng ta đã tuyệt diệt cả! (Ê-xê-chi-ên 37:11). Trước câu nói ấy, Đức Chúa Trời đáp rằng:Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống. Ta sẽ lại lập các ngươi trong đất riêng của các ngươi; rồi các ngươi sẽ biết rằng ta, Đức Giê-hô-va, sau khi hứa lời ấy thì đã làm thành, Đức Giê-hô-va phán vậy (37:14).

Quả thật, đúng y như Chúa đã hứa, hy vọng của chúng ta đã được thực hiện. Chúng ta đã được đưa trở lại với cuộc sống mới ở Israel. Chúng ta đã được định cư trong xứ sở của chính chúng ta, và chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta trong vai trò dân sự của Ngài

Jerusalem chính là cốt lõi của Israel. Đây là thành phố của David, thủ phủ của Nhà nước Israel, và là trọng tâm đức tin của người Do Thái chúng ta. Chúng ta đối mặt với Giê-ru-sa-lem khi chúng ta cầu nguyện, và chúng ta kết thúc với những sự tuân giữ của Lễ Vượt Qua và Yom Kippur với kỳ vọng của cả lòng chúng ta: “Hẹn năm tới ở Giê-ru-sa-lem!”

Cũng giống như tác giả Thi thiên đã viết hàng ngàn năm trước:Hỡi Giê-ru-sa-lem, nếu ta quên ngươi, nguyện tay hữu ta quên tài năng nó đi! Nếu ta không nhớ đến ngươi, chẳng thích Giê-ru-sa-lem hơn sự vui vẻ nhất của ta, nguyện lưỡi ta dính nơi ổ gà!(Thi thiên 137:5–6).

Chúng ta sẽ không bao giờ quên — Jerusalem thuộc về chúng ta, và chúng ta thuộc về Giêrusalem.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét