Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

NẮM LẤY TRÁCH NHIỆM VÌ THA NHÂN



Nắm Lấy Trách Nhiệm Vì Tha Nhân

Vì nỡ nào tôi thấy được tai nạn xảy đến cho dân tộc tôi, và lòng nào nỡ xem được sự hủy diệt dòng dõi tôi? — Ê-xơ-tê 8:6

Một vị ra-bi từng đưa ra một nhận xét trái lẽ về một bạn đồng sự mà ông lấy làm thất vọng sâu sắc đối với người ấy. Ông gọi vị ra-bi kia là “một tzaddik xứ Pelz”, có nghĩa là “người công bình trong chiếc áo khoác bằng lông thú”. Ông giải thích rằng nếu một người bị lạnh, có hai cách người ấy được ấm lên. Một, người ấy có thể mặc áo khoác bằng lông thú hoặc người đó có thể nhóm lửa lên. Nếu người đó nhóm lửa, những người khác có thể hưởng lợi từ hơi nóng nữa. Nếu người ấy khoác chiếc áo lông thú, người ấy một mình trải nghiệm sự ấm áp mà thôi.

Trong trường hợp này, vị ra-bi đã phê phán bạn đồng sự của mình về việc giữ sự khôn ngoan thuộc linh cho chính mình. Tuy nhiên, thuật ngữ đã đến để mô tả bất cứ ai chỉ quan tâm đến bản thân mình mà không nghĩ tới các nhu cần của người khác. Và sự việc có thể làm cho bạn phải kinh ngạc, nhưng thuật ngữ này đã đến để được kết hợp với Nô-ê trong Kinh Thánh.

Có thể Nô-ê đã sống gần gũi với Đức Chúa Trời, nhưng ông chễnh mãng không lo liệu cho nhân loại. Ông biết rõ về nạn lụt và lo đóng chiếc tàu để ông và gia đình ông có thể sống sót. Nhưng trong tất cả các năm mà ông để ra đặng lo đóng tàu, Nô-ê chưa một lần tìm cách để cứu người khác hoặc khiến cho họ phải ăn năn và ngăn chặn thảm họa. Chúng ta cũng không nghe thấy Nô-ê cầu xin Đức Chúa Trời cứu người như chúng ta cầu xin sau này giống như Áp-ra-ham nài xin Đức Chúa Trời cứu dân chúng thành Sô-đôm khi ông hiểu rõ các kế hoạch của Đức Chúa Trời muốn hủy diệt nó.

Cái điều trớ trêu, ấy là trong khi Nô-ê chỉ quan tâm đến sự sống còn của gia đình mình, sự sụp đổ của ông đã đến sau nạn lụt khi ông không nắm được sự thật là mọi người đều chết mất. Ông đã say rượu để tránh thoát thực tại và bị phát hiện mình trần truồng, trong tình huống đáng xấu hổ, bởi các con trai của ông. Giống như vị ra-bi phê bình: "Người nào chỉ lo cứu bản thân mình, ngay cả bản thân mình người ấy cũng không cứu được".

Ngược lại, có nhiều nhân vật trong Kinh thánh đã chỉnh sửa sai lầm này – người nào nắm lấy trách nhiệm về sự an sinh của tha nhân. Áp-ra-ham, Giô-sép và Môi-se hết thảy đều là những cá nhân đã nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là một phần của một tổng thể và chúng ta không thể đứng yên được trong khi nhiều người khác phải đau khổ. Hoàng hậu Ê-xơ-tê đã tỏ ra ý tưởng chính xác này khi bà nói với vua Xẹt-xe: Vì nỡ nào tôi thấy được tai nạn xảy đến cho dân tộc tôi?” Ê-xơ-tê có thể chẳng nói gì hết và tự cứu lấy mình, nhưng bà nhận ra rằng bà là một phần của một tổng thể lớn lao hơn mà vì họ bà phải chịu trách nhiệm.

Hôm nay, chúng ta có một sự lựa chọn tương tự phải đưa ra. Chúng ta có thể tự lo liệu duy nhứt cho bản thân mình, ngay cả khi chúng ta được kết nối với Đức Chúa Trời về mặt tâm linh, nhưng bất chấp cảnh ngộ của nhiều người khác. Hoặc, chúng ta có thể bắt chước theo sự dẫn dắt của các cấp lãnh đạo lỗi lạc trước chúng ta rồi nói thay cho kẻ bị áp bức và liệu lo cho kẻ nghèo thiếu. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiệp cùng chúng tôi tại Hội Thông Công khi chúng ta hiến mọi nỗ lực của mình để giúp đỡ các anh em của chúng ta đang có cần trên toàn thế giới.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét