Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

MÁU XẤU



Máu Xấu

Người ta đã học cho Ha-man biết Mạc-đô-chê là người Giu-đa, nên người cho sự tra tay trên một mình Mạc-đô-chê là một sự nhỏ mọn, người bèn tìm mưu giết hết thảy dân Giu-đa, là tông tộc của Mạc-đô-chê, ở trong toàn nước A-suê-ru — Ê-xơ-tê 3:6

Khi hai người không thuận nhau, ai đó có thể nói bóng rằng có "máu xấu" ở giữa họ, ý nói rằng họ có một lịch sử không thuận nhau. Có lẽ họ có quan điểm hoàn toàn khác nhau, hoặc đã đụng độ về một sự xúc phạm hay sai lầm nào đó. Điển hình máu xấu kết quả từ một thứ gì đó bên ngoài mối quan hệ có thể thay đổi được với các lần trao đổi, một bên thứ ba can thiệp hoặc một sự thay đổi thái độ giữa hai bên.

Nhưng khi thành kiến ​​dính dáng vào, người này sẽ không thuận với người kia đơn giản chỉ vì "máu" hay chủng tộc của họ [nam hay nữ] — một thứ vượt quá khả năng thay đổi của người đó. Đáng buồn thay, loại thành kiến ​​chủng tộc này thường được tỏ ra đối với người Do-thái. Ngày nay nó được gọi là chủ nghĩa bài-Do-thái, nhưng thực tại hận thù đối với người Do-thái có thể được lần trở lại từ thời Đế quốc Ba-tư, khi người Do-thái phải đối mặt với sự tiêu diệt từ chiếu chỉ của nhà cầm quyền.

Trong sách Ê-xơ-tê, có máu xấu giữa Ha-man và Mạc-đô-chê. Ha-man là một người A-gát (Ê-xơ-tê 3:1) hoặc là dòng dõi của A-ga, Vua của người A-ma-léc (I Sa-mu-ên 15:8), và Mạc-đô-chê là một người Do-thái. Lịch sử của việc không thuận nhau phải lần ngược trở lại khi quân A-ma-léc tấn công Israel (Xuất Ê-díp-tô ký 17:8–16). Nhưng khi không thuận nhau trở thành một cuộc tấn công trên toàn bộ chủng tộc dân sự, sự việc đã đi quá đà.

Thường thì, thành kiến ​​lan toả vì cớ tư tưởng cùng lời nói độc hại của người khác. Ha-man đã không chú ý đến Mạc-đô-chê, vì vậy cá nhân ông ta không bị xúc phạm cho đến khi các quan chức trong triều đình cho ông hay về thái độ bất phục tùng của Mạc-đô-chê "đặng thử xem sự tình của Mạc-đô-chê có thắng chăng, vì người đã tỏ cho chúng rằng mình là người Giu-đa" (Ê-xơ-tê 3:4).

Thành kiến ​​thường được đặc trưng bởi sự khái quát hóa rộng rãi. Sự giận dữ của Ha-man không đơn giản là các hành vi của Mạc-đô-chê (về việc không sấp mình xuống), và không những chỉ ở ông thôi, mà còn ở tất cả người Do-thái nữa. Cơn giận của Ha-man đã vượt qua Mạc-đô-chê, với tất cả những gì Mạc-đô-chê đứng thay cho. Ông ta thù ghét một nhóm dân vì họ vốn có một niềm tin hay một thứ văn hóa khác.

Như trong tình huống với Ha-man và Mạc-đô-chê, thành kiến ​​thường kéo dài với những lời dối trá. Ha-man vu cáo không đúng về dân Do-thái về việc không trung thành với nhà vua như sau: Có một dân tộc tản mản, tải rác ra giữa các dân tộc trong những tỉnh của nước vua: luật pháp của chúng nó khác hơn luật pháp của các dân khác; lại chúng nó cũng không tuân theo luật pháp của vua (Êxơtê 3:8). Tuy nhiên, Mạc-đô-chê đã chứng tỏ rồi lòng trung thành của ông đối cùng nhà vua (Ê-xơ-tê 2:21-23) vì vậy lời vu cáo này rõ ràng là không đúng sự thật.

Ngoài ra, thành kiến ​​bật ra từ sự kiêu ngạo cá nhân — tưởng rằng mình tốt hơn nhiều người khác. Ha-man đã có một khát vọng muốn được tôn cao và sự công nhận của quần chúng. Ông ta sẵn sàng tiêu diệt người khác với nỗ lực tôn cao bản thân mình. Cuối cùng, Ha-man bị trừng phạt vì thái độ kiêu ngạo của mình (Ê-xơ-tê 7:9–10), cũng như hết thảy những kẻ khinh khỉnh người khác vì sự khác biệt về niềm tin hay văn hóa, vì cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ phán xét.

Chắc chắn có những bài học cho hết thảy chúng ta từ câu chuyện của Mạc-đô-chê và Ha-man. Chúng ta cần dò xét tấm lòng mình về những người mà chúng ta có những mối quan hệ căng thẳng với họ. Hãy cầu xin Chúa giúp đỡ để phục hồi những mối quan hệ này và tìm ra những phương thức có thể bắc loại cầu có cần cho sự hiểu biết nhau. Khi ấy, hãy nhìn xem cách Đức Chúa Trời sẽ tôn vinh và chúc phước cho các nỗ lực này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét