Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

GIỜ ĐEN TỐI NHẤT


Giờ Đen Tối Nhất

Lòng dân ngươi kêu van đến Chúa. Hỡi tường thành con gái Si-ôn, hãy cho nước mắt ngươi ngày đêm chảy như sông! Đừng cho nghỉ ngơi; con ngươi mắt ngươi chẳng thôi — Ca thương 2:18

Tisha B’Av, ngày thứ chín của tháng Av đánh dấu ngày đen tối nhất, buồn thảm nhất của tờ lịch Do-thái. Chính vào ngày này mà Đền Thờ thứ nhất đã bị hủy diệt vào năm 586TC. và dân Do-thái bị lưu đày đến Ba-by-lôn. Trớ trêu thay, một cách ngẩu nhiên, hay có sự tễ trị tuỳ cách bạn chọn xem sự việc — quân La-mã đã hủy diệt Đền Thờ Thứ Hai vào cùng ngày này vào năm 70SC.

Xuyên suốt dòng lịch sử của dân Do-thái, ngày này được đánh dấu bởi các thảm hoạ khác nữa — cuộc nổi dậy cuối cùng chống lại người La-mã đã bị nghiền nát vào năm 135SC; lệnh trục xuất người Do-thái ra khỏi Tây Ban Nha đã được ban hành vào năm 1492; và vào năm 1942, vào ngày này, quân Phát xít Đức bắt đầu đày người Do-thái từ khu Do-thái Warsaw ở Ba Lan đến các trại tập trung.

Tisha B'Av đã đến biểu hiện mọi đau khổ mà người Do-thái phải cam chịu qua nhiều thế kỷ.

Trong suốt ba tuần lễ dẫn đến Tisha B’Av, người Do-thái tránh không ăn thịt, uống rượu hoặc mặc quần áo mới. Không có một lễ kỷ niệm nào hết, tỉ như đám cưới, không được phép trong khoảng thời gian này. Và vào chính ngày đó, là ngày bắt đầu với một sự kiêng ăn, chúng ta ngồi trên ghế đẩu, hoặc sàn nhà, trong nhà hội đọc từ sách Ca thương, tiếng than khóc nát lòng của Giê-rê-mi sau sự huỷ diệt Đền Thờ và thành Jerusalem.

Các tập tục và luật lệ đa dạng xung quanh sự tuân giữ này được thiết kế để tạo ra trong chúng ta cùng một loại tâm trạng trang trọng mà một người nào đó đang than khóc cái chết của thành viên trong gia đình cật ruột của họ. Chúng ta phải cần phải cảm xúc sâu sắc về nỗi buồn thảm đã đánh dấu ngày này trong suốt lịch sử.

Tại Jerusalem, hàng ngàn người đến với Bức Tường Phía Tây để cầu nguyện và đọc sách Ca thương. Vợ tôi và tôi sẽ hiệp cùng hàng trăm người khác ở một nơi nhìn qua Bức Tường Phía Tây và Cổ Thành, và chúng tôi sẽ cùng nhau đọc sách ấy và cầu nguyện. Có một ý thức thực sự trong cộng đồng, về lịch sử mà ai nấy cùng nhau chia sẻ trong ngày đó.

Và tôi tin rằng chúng ta có được sức lực trong chính đức tin của mình và được khích lệ nhìn về tương lai với hy vọng bằng cách sống trong cộng đồng. Chúng ta nhớ đến lời lẽ của Giê-rê-mi, cũng được thấy có trong sách Ca thương, ở đây nói đến một tương lai tươi sáng lạng hơn vì cớ lời lẽ yên ủi này:Ta nhớ lại sự đó, thì có sự trông mong: Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm (Ca thương 3:21–23).

Chúng ta, như một người, được nhắc nhớ một lần nữa về ngày Tisha B’Av, rằng mặc dù dân Israel yêu dấu của chúng ta vẫn còn ở dưới sự đe dọa liên tục của chiến tranh và hủy diệt, chúng ta không nên tuyệt vọng. Đức Chúa Trời đã giải cứu dân sự Ngài trong quá khứ, Ngài sẽ làm như vậy một lần nữa, tôi tin, với sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người bạn Cơ-đốc của chúng ta.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét