Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

CẢM TẠ CHÚA VÌ CÁC THỨ BỊ HỎNG.



Cảm Tạ Chúa Vì Các Thứ Bị Hư Hỏng

Thơ A-sáp làm.
Đức Chúa Trời ôi! dân ngoại đã vào trong sản nghiệp Chúa, làm ô uế đền thánh của Chúa, và làm cho Giê-ru-sa-lem thành ra đống — Thi thiên 79:1

Tisha B’Av là ngày tăm tối nhất trong năm của Do-thái giáo khi dân sự trên khắp thế giới thương tiếc sự mất mát Đền Thờ tại thành Jerusalem. Thi thiên 79 nói về thảm hoạ này, bắt đầu với lời lẽ: “Thơ A-sáp làm. Đức Chúa Trời ôi! dân ngoại đã vào trong sản nghiệp Chúa…”.

Trong tiếng Hy-bá-lai, câu mở đầu được dịch sát nghĩa là: “Thơ A-sáp làm ...”. Bậc thánh hiền Do-thái thắc mắc tại sao thi thiên này được đặt cho đề tựa là “thơ”. Họ nói rằng dường như đây là lời tựa “Ca thương của A-sáp . . .” do âm giọng u ám của Thi thiên.

Khi ấy, các ra-bi cung ứng cho chúng ta phần loại suy sau đây giải thích sự hủy diệt của Đền Thờ, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu lý do tại sao Thi thiên này quả thật là một bài ca và không đơn thuần là một Ca thương.

Hãy tưởng tượng một nghệ sĩ đang đứng trong bức tranh vẽ một vách đá cao chỉ ra kiệt tác tuyệt vời khổng lồ của hẻm núi dưới chân ông ta. Ông đã vẽ tranh trong nhiều ngày – thực sự đặt cả tấm lòng và linh hồn của ông vào việc vẽ tranh – khi người bạn đến gần để xem coi ông ấy vẽ ra sao!?! Người bạn đến gần bức tranh rồi nói bức tranh đó thật là đẹp làm sao. Nhưng vị hoạ sĩ gợi ý bạn mình nên lùi lại vài bước để có thể thực sự tán thưởng việc vẽ tranh. Bức tranh thì lớn đến nỗi ở gần thì không sao nắm bắt trọn vẹn được.

Người bạn lùi lại và khi ấy thêm một vài bước nữa, rồi sau đó thêm một vài bước nữa. Vị hoạ sĩ bắt đầu chỉ vào vách đá ở sau lưng bạn mình, nhưng người bạn không nghe và tưởng viên hoạ sĩ bảo anh ta quay trở lại xa hơn nữa. Khi anh gần mép vách đá, viên hoạ sĩ ấy vẫy tay cách điên cuồng, cố gắng bảo bạn mình thôi đừng lùi lại nữa. Sau cùng, không có một sự lựa chọn nào hết, ông ta cầm lấy kiệt tác của mình rồi đập cho nó rách nát ra. Sự việc sau cùng khiến cho sự chú ý của bạn bè và đưa ông ta trở lại ra khỏi bờ vực sự chết kia.

Tương tự, Đức Chúa Trời đã phá hủy kiệt tác của Ngài, là Đền Thờ, như một sự hy sinh để cứu lấy dân sự Ngài. Thực sự, dân Do-thái xứng đáng bị hủy diệt, nhưng Đức Chúa Trời đã giáng cơn giận của Ngài lên gỗ và đá của Đền Thờ, buông tha cho dân sự, và cuối cùng cũng có được sự chú ý của họ. Đây là một hành động thương xót và yêu thương cực kỳ, điều này cuối cùng đã kết quả nơi dân sự biết ăn năn.

Bài học cho chúng ta là đừng bao giờ quá khó chịu khi những thứ vật chất trong cuộc sống của chúng ta bị phá vỡ hoặc bị hủy diệt. Chúng ta cần phải nhớ rằng thường thì điều chi trông giống như thảm họa đã buông tha chúng ta thoát khỏi một cái gì đó tồi tệ hơn. Thay vì làm hại chúng ta, Đức Chúa Trời có thể chọn làm sứt mẻ tài sản của chúng ta.

Lần tới khi một chiếc bình rơi xuống hoặc chiếc xe bị hư hỏng đi, hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì đấy là thứ vật chất duy nhứt mà Ngài đã làm ra. Hãy chú ý đến Ngài và hãy ca ngợi Ngài!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét