Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

QUA CÁNH CỬA HY VỌNG



Qua Cánh Cửa Hy Vọng

Ta lại sẽ ban vườn nho cho nó từ nơi đó, và trũng A-cô sẽ trở nên cửa trông cậy. Nó sẽ trả lời tại đó như trong ngày trẻ tuổi nó, và như trong ngày nó ra khỏi đất Ê-díp-tô — Ô-sê 2:15

Không ai thích nếm trải những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên, hết thảy chúng ta đều kinh nghiệm rối rắm trong cuộc sống của chúng ta. Có thể đó là rối rắm mà chúng ta mang lại cho chính mình, hoặc rối rắm mang lại cho chúng ta bởi các hoàn cảnh ở ngoài tầm với của chúng ta. Vô luận chúng ta đến với chỗ đau khổ bằng phương thế nào đi nữa, hết thảy chúng ta đều có thể vang dội lời khẩn cầu mạnh mẽ của Vua David trong Thi-thiên 55:6: Ôi! chớ chi tôi có cánh như bò câu, ắt sẽ bay đi và ở được yên lặng”.

Ước muốn các rối rắm của chúng ta biến mất hoặc tưởng tượng rằng chúng ta có thể bay xa khỏi chúng là một sự cám dỗ. Nhưng phần đọc Kinh Thánh tuần này [Dân số ký 1:1 – 4:20; Ô-sê 2:1-22] cung ứng cho chúng ta một nhận định khác. Đây cũng là tình cảm mà David cuối cùng cũng đạt tới trong phần kết của Thi thiên 55. Khi xem xét kỹ hơn phần đọc từ Ô-sê 2, chúng ta biết rằng trốn tránh tình huống của chúng ta không phải là giải pháp tốt nhất cho các nan đề của chúng ta. Thay vì thế, chúng ta được kêu gọi phải biến đổi hoàn cảnh của chúng ta thành một hoàn cảnh tốt hơn chúng ta có thể tưởng tượng.

Sau khi mô tả một loạt các lời rủa sã sẽ giáng trên những người Do thái bất trung, phần đọc của chúng ta mô tả thể nào Đức Chúa Trời sẽ mang họ trở lại và Ngài sẽ luôn yêu thương con cái của Y-sơ-ra-ên. Trong văn mạch này, chúng ta đọc: “Ta lại sẽ ban . . . trũng A-cô sẽ trở nên cửa trông cậy”.

Một cái trũng thường tiêu biểu về mặt hình bóng cho một thời điểm khó khăn. Có những lúc chúng ta ở cao trên núi. Chúng ta có thể nhìn thấy quang cảnh xinh đẹp và nhận định phương hướng rõ ràng. Nhưng có nhiều lần khác, chúng ta đang ở sâu dưới cái trũng đó. Trước mắt chúng ta là một ngọn núi, có lẽ rất dốc và khó trèo lên.

Hơn nữa, chúng ta không thể nhìn qua bên kia ngọn núi. Chúng ta thiếu sự rõ ràng và có thể cảm thấy khó khăn và gặp rối rắm. Trong câu Kinh Thánh của chúng ta, cái trũng đặc biệt này được gọi là trũng “A-cô”. Danh xưng này không chỉ là tên của địa điểm; mà nó còn là một mô tả về địa điểm đó nữa. Trong tiếng Hy-bá-lai, từ A-cô có nghĩa là "rối rắm" hoặc "phiền não".

Hết thảy chúng ta đều đã ở trong đồng trũng rối rắm — và đó không phải là một nơi vui vẻ đâu. Nhưng câu này dạy cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sẽ biến đồng trũng rối rắm của chúng ta thành “cửa trông cậy”. Chúng ta không nên bỏ chạy tránh những rối rắm của chúng ta, bởi vì chính ở chỗ đó chúng ta sẽ tìm được lối ra khỏi tình huống của mình. Chính trong những chỗ tối tăm nhất mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho chúng ta thấy ánh sáng. Chính qua các thử nghiệm khó khăn nhất đó mà chúng ta tiếp thu được nhiều bài học quan trọng nhất của cuộc sống. Và thường thì những điều dường tồi tệ nhất xảy ra với chúng ta hóa ra là điều tốt nhất xảy ra cho chúng ta.

Đây là cánh cửa của hy vọng, và chúng ta có thể bước qua nó bất cứ lúc nào bằng cách có đức tin cho rằng mọi sự xảy ra cho chúng ta, xảy ra vì điều tốt nhất của chúng ta.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét