Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

CHÚNG TA TỰ DO RA SAO?



Chúng Ta Tự Do Ra Sao?

Vậy nên, ngươi hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ta là Đức Giê-hô-va sẽ rút các ngươi khỏi gánh nặng mà người Ê-díp-tô đã gán cho, cùng giải thoát khỏi vòng tôi mọi; ta sẽ giơ thẳng tay ra, dùng sự đoán phạt nặng mà chuộc các ngươi — Xuất Êdíptô ký 6:6

Lễ Vượt Qua còn được biết là ngày lễ của sự tự do. Chúng ta kỷ niệm sự thực Đức Chúa Trời buông tha cho con cái của Y-sơ-ra-ên. Đây cũng là thời điểm tốt lành để xem xét những ai chưa được buông tha. Thật vậy, sự tự do của chúng ta là điều mà chúng ta không bao giờ được xem là đương nhiên và chúng ta phải cảm tạ Đức Chúa Trời nhơn ngày Lễ Vượt Qua.

Việc này dẫn đến một câu hỏi rất thú vị: Thực sự thì tự do là gì mới được?

Có câu chuyện được kể về những người Do thái, họ tiếp cận một vị ra-bi Do Thái trong thời điểm diệt chủng, trong khi hàng triệu người Do thái bị giam giữ ở đàng sau các chấn song, họ hỏi ông: “Chúng ta có nên ăn mừng lễ Vượt Qua trong năm nay không? Có phải chúng ta được tự do thì chúng ta mới cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ sự tự do không?” Câu trả lời của giáo sĩ cho họ là: "Phải, tất nhiên thôi, bạn nên kỷ niệm Lễ Vượt Qua, một khi tự do thì có nhiều khả năng để đi rảo xung quanh và làm bất cứ điều gì bạn muốn".

Có những người đã bị giam trong ngục và đã được tha. Natan Sharansky, chủ tịch của Cơ quan Do Thái ngày nay tại Israel, đã trải qua chín năm trong ngục tù của Liên Xô. Trọn thời gian đó, Sharansky thực hiện quyền tự do của mình theo bất kỳ cách thức nào ông có thể. Ông không từ bỏ việc trở thành một người theo chủ nghĩa Si-ôn. Ông không mất đức tin trong việc đưa chủ nghĩa ấy vào Israel. Và để tượng trưng cho tự do ở bên trong của mình, ông không phục theo Liên Xô bất cứ lúc nào ông có thể. Ngày Sharansky được thả ra khỏi nhà tù, ông bị bịt mắt và bảo đi thẳng về phía trước. Là một người thực sự tự do, Sharansky đã bước đi theo kiểu zig-zag, chỉ để kỷ niệm sự tự do của mình.

Mới đây thôi, nhà báo Do Thái Steven Sotloff đã bị ISIS bắt giữ và là một trong những người Mỹ đầu tiên bị chặt đầu bởi nhóm khủng bố này. Nhiều mẫu chuyện nổi lên thể nào Sotloff thực hiện sự tự do của mình trong khi bị giam giữ và bí mật hướng về phía Jerusalem cầu nguyện mỗi ngày và kiêng ăn vào ngày Yom Kippur. Thi thể của ông có thể ở đằng sau các chấn song, nhưng tâm thần và linh hồn của ông đã được tự do.

Mặt khác, hàng triệu người đang đi quanh hành tinh này với mọi thứ họ cần, bao gồm cả quyền tự do hoàn toàn –và tuy nhiên, họ đang sống trong một nhà tù với các bức tường vô hình. Họ đang sống cho những gì người khác nghĩ về họ. Hoặc họ chỉ nói những gì người khác muốn nghe họ nói. Họ đã chọn một con đường sống dựa trên ước mơ của kẻ khác, chứ không phải của chính họ.

Vào ngày Lễ Vượt Qua, chúng ta được yêu cầu phải xét mình y như Đức Chúa Trời đã cứu chuộc chúng ta thêm một lần nữa vậy. Một câu hỏi rất hay phải suy gẫm trong thời điểm này là: Thực sự tôi tự do như thế nào? Đời sống tôi được sống bởi sự lựa chọn và không phải là tình cờ ở tầm cở nào? Tôi bị ảnh hưởng bởi ánh mắt của người ta chớ không phải ánh mắt của Đức Chúa Trời ở mức độ nào? Làm sao tôi có thể là chính mình, nói những gì tôi tin, và hành động mà tôi biết là đúng? Cách tốt nhất để kỷ niệm sự tự do của chúng ta là thực hiện nó!



QUA CÁNH CỬA HY VỌNG



Qua Cánh Cửa Hy Vọng

Ta lại sẽ ban vườn nho cho nó từ nơi đó, và trũng A-cô sẽ trở nên cửa trông cậy. Nó sẽ trả lời tại đó như trong ngày trẻ tuổi nó, và như trong ngày nó ra khỏi đất Ê-díp-tô — Ô-sê 2:15

Không ai thích nếm trải những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên, hết thảy chúng ta đều kinh nghiệm rối rắm trong cuộc sống của chúng ta. Có thể đó là rối rắm mà chúng ta mang lại cho chính mình, hoặc rối rắm mang lại cho chúng ta bởi các hoàn cảnh ở ngoài tầm với của chúng ta. Vô luận chúng ta đến với chỗ đau khổ bằng phương thế nào đi nữa, hết thảy chúng ta đều có thể vang dội lời khẩn cầu mạnh mẽ của Vua David trong Thi-thiên 55:6: Ôi! chớ chi tôi có cánh như bò câu, ắt sẽ bay đi và ở được yên lặng”.

Ước muốn các rối rắm của chúng ta biến mất hoặc tưởng tượng rằng chúng ta có thể bay xa khỏi chúng là một sự cám dỗ. Nhưng phần đọc Kinh Thánh tuần này [Dân số ký 1:1 – 4:20; Ô-sê 2:1-22] cung ứng cho chúng ta một nhận định khác. Đây cũng là tình cảm mà David cuối cùng cũng đạt tới trong phần kết của Thi thiên 55. Khi xem xét kỹ hơn phần đọc từ Ô-sê 2, chúng ta biết rằng trốn tránh tình huống của chúng ta không phải là giải pháp tốt nhất cho các nan đề của chúng ta. Thay vì thế, chúng ta được kêu gọi phải biến đổi hoàn cảnh của chúng ta thành một hoàn cảnh tốt hơn chúng ta có thể tưởng tượng.

Sau khi mô tả một loạt các lời rủa sã sẽ giáng trên những người Do thái bất trung, phần đọc của chúng ta mô tả thể nào Đức Chúa Trời sẽ mang họ trở lại và Ngài sẽ luôn yêu thương con cái của Y-sơ-ra-ên. Trong văn mạch này, chúng ta đọc: “Ta lại sẽ ban . . . trũng A-cô sẽ trở nên cửa trông cậy”.

Một cái trũng thường tiêu biểu về mặt hình bóng cho một thời điểm khó khăn. Có những lúc chúng ta ở cao trên núi. Chúng ta có thể nhìn thấy quang cảnh xinh đẹp và nhận định phương hướng rõ ràng. Nhưng có nhiều lần khác, chúng ta đang ở sâu dưới cái trũng đó. Trước mắt chúng ta là một ngọn núi, có lẽ rất dốc và khó trèo lên.

Hơn nữa, chúng ta không thể nhìn qua bên kia ngọn núi. Chúng ta thiếu sự rõ ràng và có thể cảm thấy khó khăn và gặp rối rắm. Trong câu Kinh Thánh của chúng ta, cái trũng đặc biệt này được gọi là trũng “A-cô”. Danh xưng này không chỉ là tên của địa điểm; mà nó còn là một mô tả về địa điểm đó nữa. Trong tiếng Hy-bá-lai, từ A-cô có nghĩa là "rối rắm" hoặc "phiền não".

Hết thảy chúng ta đều đã ở trong đồng trũng rối rắm — và đó không phải là một nơi vui vẻ đâu. Nhưng câu này dạy cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sẽ biến đồng trũng rối rắm của chúng ta thành “cửa trông cậy”. Chúng ta không nên bỏ chạy tránh những rối rắm của chúng ta, bởi vì chính ở chỗ đó chúng ta sẽ tìm được lối ra khỏi tình huống của mình. Chính trong những chỗ tối tăm nhất mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho chúng ta thấy ánh sáng. Chính qua các thử nghiệm khó khăn nhất đó mà chúng ta tiếp thu được nhiều bài học quan trọng nhất của cuộc sống. Và thường thì những điều dường tồi tệ nhất xảy ra với chúng ta hóa ra là điều tốt nhất xảy ra cho chúng ta.

Đây là cánh cửa của hy vọng, và chúng ta có thể bước qua nó bất cứ lúc nào bằng cách có đức tin cho rằng mọi sự xảy ra cho chúng ta, xảy ra vì điều tốt nhất của chúng ta.


Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

KỲ VỌNG CỦA CHÚNG TA



Kỳ Vọng Của Chúng Ta

Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống. Ta sẽ lại lập các ngươi trong đất riêng của các ngươi; rồi các ngươi sẽ biết rằng ta, Đức GIÊ-HÔ-VA, sau khi hứa lời ấy thì đã làm thành, Đức GIÊ-HÔ-VA phán vậy — Ê-xê-chi-ên 37:14

Bảy mươi năm trước khi Israel được tuyên bố là một quốc gia, Naphtali Herz Imber đã viết lời cho bài thơ chin khổ có đề tựa là Tikvateynu, dịch “Kỳ Vọng Của Chúng Ta”. Trong bài thơ này, Imber đã đặt trong lời lẽ những cảm xúc mà ông đã có khi học biết về sự thiết lập một trong các khu định cư Do Thái đầu tiên trong chỗ gọi là xứ Palestine Ottoman.

Dưới đây là hai khổ đầu tiên:


Bao lâu ở bên trong tấm lòng,
Linh hồn của người Do thái vẫn còn khát khao
Và bên ngoài, con mắt vẫn liếc nhìn về hướng Si-ôn;
hướng tới các đầu cùng của Đông phương,
Kỳ vọng của chúng ta vẫn chưa mất,
Hy vọng của hai ngàn năm,
Phải trở thành một dân tự do trong xứ sở chúng ta,
Xứ sở của Si-ôn và Jerusalem.

Như bạn có thể nhìn thấy từ bài thơ này, đã được sử dụng làm bài quốc ca cho đầu phong trào Si-ôn, ý tưởng về Israel và Jerusalem là quê hương Do Thái gần như là đồng nghĩa. Bài thơ này đề cập suốt đến Jerusalem

Thực vậy, bài thơ này đã được chính thức sử dụng vào năm 2004 làm quốc ca của người Israel, Hatikvah, có nghĩa là "Hy vọng". Đây là một phản ánh của hy vọng 2.000 năm tuổi của người Do Thái phải trở thành một dân tự do và có chủ quyền trong vùng đất Israel, một giấc mơ quốc gia đã được ai nấy nhìn biết với sự thành lập Nhà nước hiện đại Israel vào năm 1948.

Có người đã gắn ý tưởng hy vọng cho vị tiên tri trong Kinh Thánh là Ê-xê-chi-ên và mặc khải của ông của ông về những bộ xương khô. Trong câu chuyện này, Ê-xê-chi-ên nhìn thấy cả một trũng hài cốt khô, và Đức Chúa Trời truyền cho ông phải nói tiên tri cho các bộ hài cốt lại sống. Nhưng hài cốt, tượng trưng cho những người Do thái bị lưu đày, đáp lại: Xương chúng ta đã khô, lòng trông cậy chúng ta đã mất, chúng ta đã tuyệt diệt cả! (Ê-xê-chi-ên 37:11). Trước câu nói ấy, Đức Chúa Trời đáp rằng:Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống. Ta sẽ lại lập các ngươi trong đất riêng của các ngươi; rồi các ngươi sẽ biết rằng ta, Đức Giê-hô-va, sau khi hứa lời ấy thì đã làm thành, Đức Giê-hô-va phán vậy (37:14).

Quả thật, đúng y như Chúa đã hứa, hy vọng của chúng ta đã được thực hiện. Chúng ta đã được đưa trở lại với cuộc sống mới ở Israel. Chúng ta đã được định cư trong xứ sở của chính chúng ta, và chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta trong vai trò dân sự của Ngài

Jerusalem chính là cốt lõi của Israel. Đây là thành phố của David, thủ phủ của Nhà nước Israel, và là trọng tâm đức tin của người Do Thái chúng ta. Chúng ta đối mặt với Giê-ru-sa-lem khi chúng ta cầu nguyện, và chúng ta kết thúc với những sự tuân giữ của Lễ Vượt Qua và Yom Kippur với kỳ vọng của cả lòng chúng ta: “Hẹn năm tới ở Giê-ru-sa-lem!”

Cũng giống như tác giả Thi thiên đã viết hàng ngàn năm trước:Hỡi Giê-ru-sa-lem, nếu ta quên ngươi, nguyện tay hữu ta quên tài năng nó đi! Nếu ta không nhớ đến ngươi, chẳng thích Giê-ru-sa-lem hơn sự vui vẻ nhất của ta, nguyện lưỡi ta dính nơi ổ gà!(Thi thiên 137:5–6).

Chúng ta sẽ không bao giờ quên — Jerusalem thuộc về chúng ta, và chúng ta thuộc về Giêrusalem.