Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

XƯNG TỘI LÀ TỐT CHO LINH HỒN



Xưng Tội Là Tốt Cho Linh Hồn


Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Khi một người nam hay nữ phạm một trong những tội người ta thường phạm, cho đến can phạm cùng Đức Giê-hô-va, và vì cớ đó phải mắc tội, thì người ấy phải xưng tội mình đã phạm ra, và trả tang vật lại đủ, và thêm một phần năm giá vật mà giao cho người mình đã mắc tội cùng — Dân số ký 5:6–7

Phần Kinh Thánh cần đọc là Dân số ký 4:21 – 7:89; Các Quan Xét 13:2–25.

Hãy tưởng tượng rằng một doanh nhân đã phạm tội trầm trọng về mặt tài chánh. Nhiều năm sau, ông ta hối tiếc việc mình đã làm, bèn trả lại số tiền bị đánh cắp và quyết định không bao giờ ăn cắp nữa. Có phải ông ta đã chịu lỗi của mình chưa?

Trong Do-thái giáo, có ba bước trong sự ăn năn. Thứ nhất là hối hận về việc làm, thứ hai là xưng ra tội lỗi bằng lời nói, và thứ ba là quyết định không bao giờ lặp lại sự vi phạm ấy lần nữa. Ngoài ra, nếu có bất kỳ tổn hại nào được làm ra qua tội lỗi của mình, người đó phải làm bất cứ điều gì để sửa chữa phần thiệt hại. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một người hoàn thành bước một và bước ba, và thậm chí đã thực hiện sự bồi thường, nhưng bỏ qua phần xưng nhận? Có phải người [nam hay nữ] đó vẫn còn bị coi là phạm tội không?

Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng người nào thực hiện các bước đến với sự ăn năn, nhưng bỏ qua phần xưng nhận bằng lời nói, được xem là công bình. Tuy nhiên, người ấy [nam hay nữ] vẫn cần phải "trả giá" cho tội lỗi của mình trong đời này hoặc đời sau. Chỉ có lời xưng nhận bằng môi miệng mới có thể thực sự chữa lành linh hồn.

Tôi được nhắc nhớ đến lời lẽ của Vua David trong Thi-thiên 32: Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình! … Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu-tàn, và tôi rên siếc trọn ngày; … Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi” (các câu 1–5).

Như David đã chỉ ra thật sâu sắc, xưng tội là cánh cửa dẫn đến sự tự do và ơn tha thứ. Bây giờ, cần phải để ý rằng Do-thái giáo không cho rằng sự xưng tội phải được thực hiện trước công chúng hoặc thậm chí là riêng tư cho bất kỳ cá nhân nào khác. Thay vì thế, sự xưng ra tội lỗi của chúng ta chỉ trong sự hiện diện của một hữu thể — sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Đây sẽ là trường hợp, một người có thể tự hỏi tại sao sự xưng tội bằng lời buộc phải có. Tại sao chúng ta không thể suy nghĩ đến phần xưng tội của mình chứ? Rốt lại, Đức Chúa Trời biết rõ mọi suy tưởng của chúng ta!

Câu trả lời, ấy là chúng ta không xưng tội mình để Đức Chúa Trời có thể nghe thấy chúng. Chúng ta xưng chúng ra hầu cho chúng ta có thể nghe thấy chúng. Nói ra thì có sức mạnh hơn là suy nghĩ. Đức Chúa Trời không suy nghĩ mà thế gian bước vào sự tồn tại đâu; Ngài đã phán thì thế gian bước vào hiện thực. Vì vậy, lời nói của chúng ta cũng có quyền lực đấy. Khi chúng ta xưng nhận mọi tội lỗi của mình, chúng ta đang phá vỡ những rào cản đang khoá trái linh hồn của chúng ta. Chúng ta buông bỏ các độc tố gây hại cho linh hồn của chúng ta. Quan trọng nhất, chúng ta ước hẹn với Đức Chúa Trời trong tiến trình thanh tẩy chúng ta, và chỉ có Ngài là Đấng thực sự luyện lọc linh hồn của chúng ta.

Lần tới đây, bạn rơi vào chỗ sai trái, như hết thảy chúng ta đã sai trái, hãy kháng cự lại sự cám dỗ muốn che đậy nó rồi bỏ qua nó. Như David đã kiểm chứng, gạt bỏ mọi tội lỗi của chúng ta chỉ làm cho vấn đề ra tệ hại hơn mà thôi. Thay vì thế, hãy dốc đổ lòng mình ra trước mặt Đức Chúa Trời. Khi chúng ta xưng tội mình trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài sẽ chữa lành linh hồn chúng ta.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét