Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

LỜI ĐỂ SỐNG THEO



Lời Để Sống Theo

Đoạn, ngươi cất tiếng nói tại trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi rằng: Tổ phụ tôi là người A-ram phiêu lưu, đi xuống xứ Ê-díp-tô kiều ngụ tại đó, số người ít, mà lại trở thành một dân tộc lớn, mạnh và đông. Người Ê-díp-tô ngược đãi và khắc bức chúng tôi, bắt làm công dịch nhọc nhằn— Phục truyền luật lệ ký 26:5–6 

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã từng nói: “Khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn của mình, chúng ta đừng bao giờ quên rằng sự tán thưởng cao nhất không hoàn toàn bằng lời nói, mà còn là sống theo chúng nữa”. Không những lòng biết ơn là những gì chúng ta nói ra; mà đó còn là một phương thức sống nữa.

Phần đọc Kinh Thánh tuần này [Phục truyền luật lệ ký 26:1 – 29:8; Ê-sai 60:1-22] mở ra với một mạng lịnh về sự biết ơn. Con cái Israel từng định cư trong xứ sở mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ, nên họ đã lấy hoa quả đầu mùa và đem dâng chúng như một của lễ (xem chương 26, các câu 2–11). Qua việc làm này, dân Israel sẽ bày tỏ ra lòng biết ơn sâu sắc của họ và luôn nhớ rằng vùng đất kỳ diệu nơi họ hiện sinh sống là một món quà rời rộng đến từ Đức Chúa Trời.

Việc mang hoa quả đầu mùa đem dâng là một bài tập về sự thưởng thức, do đó, có một chút khó hiểu về lý do tại sao dân Do-thái nói khi họ đem dâng chúng: “Tổ phụ tôi là người A-ram phiêu lưu, đi xuống xứ Ê-díp-tô kiều ngụ … Người Ê-díp-tô ngược đãi và khắc bức chúng tôi, bắt làm công dịch nhọc nhằn.

Sao chứ? Họ đã cảm tạ Chúa bằng cách kể lại tình trạng nô lệ khủng khiếp trong xứ Ai-cập ư? Không những thế, bản dịch tiếng Hy-bá-lai về phần đầu của câu này đọc như sau: “Một người A-ram đã tìm cách tiêu diệt tổ phụ của tôi …”. Đây là một ám chỉ đến La-ban, ông ta đã gây ra cuộc sống rất khó khăn cho Gia-cốp, đặc biệt khi ông tráo Ra-chên đưa Lê-a vào ngày cưới của Gia-cốp. (Xem Sáng thế ký, chương 29, các câu 14–30). Vì điều này mà chúng ta dâng lên lời cảm tạ sao?

Phải.

Hãy xem xét việc này đi: Nếu Laban không tráo Ra-chên bằng Lê-a, thì Gia-cốp sẽ cưới Ra-chên trước. Nếu việc ấy xảy ra, thì Giô-sép sẽ là người anh cả của các chi phái. Nếu Giô-sép là anh cả, các anh em khác sẽ chẳng có vấn đề gì với sự ưu ái của Giacốp dành cho Giô-sép. Các anh em sẽ không bao giờ bán Giô-sép đi làm nô lệ ở Ai-cập. Như vậy có nghĩa là không ai ở đó để chăm sóc cho Gia-cốp và cả gia đình ông trong nạn đói kém ở xứ Ca-na-an. Việc bán Giô-sép đi chấm dứt một ơn phước.

Chế độ nô lệ ở Ai-cập cũng đã chấm dứt không còn là một ơn phước nữa. Làm nô lệ trong nhiều thế kỷ của họ cuối cùng thả ra từ chế độ nô lệ đã giúp cho con cái Israel gắn kết với nhau thành một quốc gia. Chính qua việc Xuất Ai-cập mà họ đã trở thành tuyển dân của Đức Chúa Trời. Thuật ngữ Hê-bơ-rơ nói tới lòng biết ơn là hakarat hatov, có nghĩa là công nhận sự tốt lành. Nó có ý nói những gì là tốt lành không phải lúc nào cũng rõ ràng cả đâu. Bạn cần phải tìm kiếm nó, tìm gặp nó và công nhận nó. Mọi sự sẽ dẫn đến chỗ tốt lành và, như Đức Chúa Trời hứa, hết thảy đều cho điều tốt nhất.

Không những đây là lời để đọc; mà chúng còn là lời để sống theo nữa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét