Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

ĐỔI HƯỚNG, KHÔNG PHẢI HUỶ DIỆT



Đổi Hướng, Không Phải Hủy Diệt
Đức Chúa Trời ôi! xin thương xót tôi, xin thương xót tôi, vì linh hồn tôi nương náu nơi Chúa! Phải, tôi nương náu mình dưới bóng cánh của Chúa, cho đến chừng tai họa đã qua — Thi thiên 57:1

Cách đây vài năm, khi những kẻ khủng bố thực hiện những lần đâm chém bừa bãi trong xứ Israel, Levi Rosenblatt bị đâm vào cổ ở thành phố New York. Levi là người Do-thái, nhưng ông bị tấn công trong một nhà hội ở Mỹ đang khi ông đang cầu nguyện giữa chừng.

Kỳ diệu thay, Levi sống sót sau những gì lẽ ra là cuộc tấn công gây tử vong. Tuy nhiên, một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của câu chuyện, ấy là hình ảnh quay được nhiều phút sau lần tấn công đó. Khi một sĩ quan cảnh sát đe dọa Calvin Peters, là kẻ tấn công, người Do-thái trong nhà hội đã nài xin viên cảnh sát đừng bắn Peters, ông ta rõ ràng đang gánh chịu các nan đề về tinh thần.

Họ cũng năn nĩ Peters bỏ vũ khí xuống. Thật không may, Peters từ chối không chịu tuân theo, nỗ lực tấn công một lần nữa, và hắn đã bị bắn chết. Song cái điều đáng kinh ngạc, người Do-thái ở ngay hiện trường – họ không biết liệu Levi có sống hay không – họ chẳng có ý định trả thù. Tôi dám chắc họ muốn công lý, nhưng không phải cái chết của Calvin Peters.

Tương tự như vậy, trong Thi thiên 57, David đã có cơ hội giết vua Sau-lơ, nhà vua đang săn lùng David. Sau-lơ đã một mình bước vào hang, không biết rằng David đang lẫn trốn trong cùng hang động đó. Thật là dễ dàng cho David giết đi kẻ đã lùng giết ông trong nhiều năm trời. Thay vì thế, David đã cầu nguyện: “Xin thương xót tôi”.

David lặp lại cụm từ này hai lần, và bậc thánh hiền Do-thái giải thích rằng mỗi lần như vậy ông nài xin nhiều thứ khác nhau. Lần thứ nhứt, David cầu nguyện xin thương xót để bản thân ông sẽ không bị giết. Lần thứ hai, David cầu xin rằng bản thân ông sẽ chẳng trở nên một sát thủ không cần thiết. Ông không muốn Sau-lơ phải chết; ông chỉ muốn Sau-lơ để cho ông được yên ổn mà thôi.

Rốt lại, David đã làm gì chứ? David cắt một miếng trong áo choàng của Sau-lơ rồi sau đó trình nó cho Sau-lơ thấy với hy vọng kiếm được lòng tin của Sau-lơ và kết thúc tình trạng thù địch. David tìm kiếm một hướng mới trong mối quan hệ của ông với Sau-lơ, thay vì tìm kiếm sự hủy diệt của mình.

Chúng ta học biết từ David việc phân biệt giữa một người và hành động của họ, điều này quan trọng là dường nào. Bất cứ khi nào khả thi, chúng ta nên cố gắng bảo vệ con người, nhưng phải thay đổi các hành vi của họ. Điều này đặc biệt là thật với trẻ em, chúng vẫn đang hình dung ra cách cư xử trong thế gian. Quá nhiều lần, thay vì chuyển hướng hành vi của một đứa trẻ, chúng ta lại "hủy diệt" đứa trẻ. Điều đó cũng xảy ra với người lớn; chúng ta có thể tiêu diệt một người về mặt tình cảm hay về mặt thuộc linh, khi thực sự những gì người đó cần là một cú huých nhẹ nhàng bên hông phải.

Lần tới khi bạn thấy mình ở trong một cuộc xung đột, hãy nhớ tập trung vào việc đổi hướng, chứ đừng nhắm vào sự hủy diệt. Nhằm loại bỏ hành vi không thích đáng, đang khi giữ gìn phẩm giá của người đó. Một giọng nói nhẹ nhàng dễ nghe và được chấp nhận hơn là một giọng điệu gay gắt.


Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

XƯNG TỘI LÀ TỐT CHO LINH HỒN



Xưng Tội Là Tốt Cho Linh Hồn


Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Khi một người nam hay nữ phạm một trong những tội người ta thường phạm, cho đến can phạm cùng Đức Giê-hô-va, và vì cớ đó phải mắc tội, thì người ấy phải xưng tội mình đã phạm ra, và trả tang vật lại đủ, và thêm một phần năm giá vật mà giao cho người mình đã mắc tội cùng — Dân số ký 5:6–7

Phần Kinh Thánh cần đọc là Dân số ký 4:21 – 7:89; Các Quan Xét 13:2–25.

Hãy tưởng tượng rằng một doanh nhân đã phạm tội trầm trọng về mặt tài chánh. Nhiều năm sau, ông ta hối tiếc việc mình đã làm, bèn trả lại số tiền bị đánh cắp và quyết định không bao giờ ăn cắp nữa. Có phải ông ta đã chịu lỗi của mình chưa?

Trong Do-thái giáo, có ba bước trong sự ăn năn. Thứ nhất là hối hận về việc làm, thứ hai là xưng ra tội lỗi bằng lời nói, và thứ ba là quyết định không bao giờ lặp lại sự vi phạm ấy lần nữa. Ngoài ra, nếu có bất kỳ tổn hại nào được làm ra qua tội lỗi của mình, người đó phải làm bất cứ điều gì để sửa chữa phần thiệt hại. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một người hoàn thành bước một và bước ba, và thậm chí đã thực hiện sự bồi thường, nhưng bỏ qua phần xưng nhận? Có phải người [nam hay nữ] đó vẫn còn bị coi là phạm tội không?

Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng người nào thực hiện các bước đến với sự ăn năn, nhưng bỏ qua phần xưng nhận bằng lời nói, được xem là công bình. Tuy nhiên, người ấy [nam hay nữ] vẫn cần phải "trả giá" cho tội lỗi của mình trong đời này hoặc đời sau. Chỉ có lời xưng nhận bằng môi miệng mới có thể thực sự chữa lành linh hồn.

Tôi được nhắc nhớ đến lời lẽ của Vua David trong Thi-thiên 32: Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình! … Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu-tàn, và tôi rên siếc trọn ngày; … Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi” (các câu 1–5).

Như David đã chỉ ra thật sâu sắc, xưng tội là cánh cửa dẫn đến sự tự do và ơn tha thứ. Bây giờ, cần phải để ý rằng Do-thái giáo không cho rằng sự xưng tội phải được thực hiện trước công chúng hoặc thậm chí là riêng tư cho bất kỳ cá nhân nào khác. Thay vì thế, sự xưng ra tội lỗi của chúng ta chỉ trong sự hiện diện của một hữu thể — sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Đây sẽ là trường hợp, một người có thể tự hỏi tại sao sự xưng tội bằng lời buộc phải có. Tại sao chúng ta không thể suy nghĩ đến phần xưng tội của mình chứ? Rốt lại, Đức Chúa Trời biết rõ mọi suy tưởng của chúng ta!

Câu trả lời, ấy là chúng ta không xưng tội mình để Đức Chúa Trời có thể nghe thấy chúng. Chúng ta xưng chúng ra hầu cho chúng ta có thể nghe thấy chúng. Nói ra thì có sức mạnh hơn là suy nghĩ. Đức Chúa Trời không suy nghĩ mà thế gian bước vào sự tồn tại đâu; Ngài đã phán thì thế gian bước vào hiện thực. Vì vậy, lời nói của chúng ta cũng có quyền lực đấy. Khi chúng ta xưng nhận mọi tội lỗi của mình, chúng ta đang phá vỡ những rào cản đang khoá trái linh hồn của chúng ta. Chúng ta buông bỏ các độc tố gây hại cho linh hồn của chúng ta. Quan trọng nhất, chúng ta ước hẹn với Đức Chúa Trời trong tiến trình thanh tẩy chúng ta, và chỉ có Ngài là Đấng thực sự luyện lọc linh hồn của chúng ta.

Lần tới đây, bạn rơi vào chỗ sai trái, như hết thảy chúng ta đã sai trái, hãy kháng cự lại sự cám dỗ muốn che đậy nó rồi bỏ qua nó. Như David đã kiểm chứng, gạt bỏ mọi tội lỗi của chúng ta chỉ làm cho vấn đề ra tệ hại hơn mà thôi. Thay vì thế, hãy dốc đổ lòng mình ra trước mặt Đức Chúa Trời. Khi chúng ta xưng tội mình trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài sẽ chữa lành linh hồn chúng ta.



Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

ĐỒNG TIỀN LỬA


Đồng Tiền Lửa
Kẻ nào có tên trong sổ phải nộp nửa siếc-lơ, tùy siếc-lơ của nơi thánh, cân nặng hai mươi ghê-ra; vậy, nửa siếc-lơ, tức là của dâng cho Đức Giê-hô-va — Xuất Ê-díp-tô ký 30:13

Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng khi Đức Chúa Trời truyền cho Môi-se rằng mỗi người Do-thái phải mang nửa siếc-lơ như là một phần của cuộc điều tra dân số, Môi-se lấy làm bối rối về cái gọi là nửa siếc-lơ này. Đáp lại, truyền khẩu dạy, Đức Chúa Trời đã cho Môi-se thấy nửa siếc-lơ trong ngọn lửa, và khi ấy ông mới hiểu ý nghĩa.

Hai thắc mắc: Thứ nhất, Môi-se khó hiểu ở chỗ sao lại là nửa siếc-lơ? Việc nầy dường như không quá khó khăn lắm đâu! Thứ hai, tại sao Đức Chúa Trời lại cho ông thấy đồng tiền trên ngọn lửa? Việc ấy là nghĩa làm sao?

Môi-se biết một nửa-siếc-lơ về mặt thuộc thể là như thế nào rồi. Ông chỉ không thể hiểu nó như thế nào về mặt thuộc linh. Cái rắc rối mà Môi-se đã có nằm trong chỗ hiểu biết một món trần tục có giá trị nhỏ bé như thế lại có thể trở nên thánh khiết trước mặt Chúa.

Khi Đức Chúa Trời cho Môi-se thấy đồng tiền trong ngọn lửa, Ngài phơi bày thực tại thật của nó. Lắng sâu bên trong miếng kim loại là tia lửa của sự thánh khiết, chờ được phát ra. Khi nửa siếc-lơ được sử dụng cho các mục đích của Đức Chúa Trời, “lửa” trong đồng tiền sẽ phát ra và bay thẳng lên trời, cũng giống như con sinh làm của lễ vậy.

Chẳng phải là sự đóng góp về mặt thuộc thể mà Đức Chúa Trời đã theo đuổi đâu; đó là sự đóng góp về mặt thuộc linh – hành động rời rộng nơi phần của dân Y-sơ-ra-ên và sự cam kết của họ đối với Lời của Đức Chúa Trời. Khi họ sử dụng nửa siếc-lơ đúng cách, sự thánh khiết phát ra và người ta công nhận tiềm năng của nó.

Ra-bi Elimelech, một ra-bi Do-thái vào thế kỷ thứ 18, đã bổ sung thêm một cấp độ ý nghĩa khác. Ông giải thích rằng lửa một là chiếu sáng và sưỡi ấm, hoặc nó có thể huỷ diệt và thiêu đốt. Tương tự như vậy, tất cả tiền bạc đều có khả năng cho cả thiện và ác. Nếu được sử dụng cho các nguyên nhân tà ác, nó có thể mang lại sự hủy diệt cho những cá nhân nào tiêu xài nó và nhiều người khác nữa. Nhưng khi được sử dụng cho các mục đích của Đức Chúa Trời, nó trở thành ơn phước cho người nào chi tiêu nó và nhiều người khác. Như có chép trong sách Châm ngôn: Lòng rộng rãi sẽ được no nê; Còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gội (11:25). Ban cho không làm cho chúng ta giảm sút đi; ban cho làm cho chúng ta thậm chí được mạnh mẽ hơn.

Có một ngọn lửa sâu sắc và thánh khiết đang cháy bên trong mỗi đồng tiền hay hóa đơn đến trong sinh hoạt của chúng ta. Nguyện chúng ta đừng bao giờ xem nhẹ trách nhiệm này hoặc đánh mất cơ hội phát ra “lửa” và trở thành nguồn phước cho nhiều người khác. Giống như con cái Y-sơ-ra-ên đã đóng góp cho các mục đích của Đức Chúa Trời trong thời của Môi-se, bổn phận của chúng ta ngày nay không khác gì thế. Cũng một thể ấy, hôm nay hãy sắm một món quà từ thiện và nguyện ngọn lửa thánh khiết sưỡi ấm, hướng dẫn, và chiếu nhiều ánh sáng vào cuộc sống của bạn.