Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

TA SẼ CHẲNG LÀM THINH


Ta Sẽ Chẳng Làm Thinh
Ta vì cớ Si-ôn sẽ chẳng làm thinh, vì cớ Giê-ru-sa-lem sẽ chẳng an nghỉ, cho đến chừng nào sự công bình nó rực rỡ như sự sáng, và sự cứu rỗi nó chói lòa như ngọn đèn — Êsai 62:1

Vào đầu mùa hè này, thế giới đã mất đi một con người không ai có thể thay thế được. Elie Wiesel, nhà văn Do thái nổi tiếng đã đoạt giải Nobel, là người sống sót sau vụ diệt chủng của Đức Quốc Xã, đã ảnh hưởng thế giới thật sâu sắc. Tôi nguyện rằng ký ức và mọi sự ông đứng thay cho sẽ thắng hơn vào thời buổi này khi thế giới đang cần các sứ điệp của Elie nhiều nhất.

Elie đã giữ lấy mãi ký ức diệt chủng của Phát xít Đức cùng các nạn nhân của nó hầu cho chương lịch sử khủng khiếp nhất của loài người sẽ không bao giờ được lặp lại nữa. Tuy nhiên, cùng với việc ấy là sự cam kết của ông phải làm mọi sự có thể để khích lệ mọi người chống lại sự áp bức con người vô tội bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào việc ấy xảy ra.

Năm 1986, khi Elie Wiesel nhận giải Nobel, ông nhớ lại việc hỏi thăm cha mình ở giữa sự diệt chủng kia: "Lẽ nào đây là sự thật? Đây là thế kỷ 20, chớ không phải thời Trung Cổ. Ai lại để cho tội ác nầy bị phạm phải chứ? Làm sao thế giới có thể làm thinh được chứ?"

Về sau Wiesel giải thích rằng: ". . . thế giới đã biết mà vẫn làm thinh. Và đấy là lý do tại sao tôi đã thề không bao giờ làm thinh bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào con người gánh chịu đau khổ và sỉ nhục. Chúng ta phải luôn luôn chọn lấy thế đứng. Sự trung lập đang vùa giúp cho kẻ ác, không bao giờ giúp cho nạn nhân. Làm thinh khuyến khích kẻ làm sự hành hạ, không khuyến khích kẻ bị đau khổ bao giờ".

Và hôm nay, nhiều nạn nhân đang bị dày vò khắp thế giới mà thế giới vẫn làm thinh. Không một chỗ nào là rõ ràng hơn ở Israel. Khi khủng bố tấn công xảy ra bất cứ ở đâu khác, phương tiện truyền thông xã hội lại tràn ngập với sự cảm thông, chia buồn đổ vào gần như là từ mọi quốc gia, và hầu như mọi người đều lên án hành động khủng bố. Tuy nhiên, dường như Israel là một ngoại lệ. Chúng tôi một mình trong đau khổ của chúng tôi.
Làm thinh là tai bị điếc.

Chỉ hai ngày trước khi Elie Wiesel qua đời, Michael Marc, một vị rabi, giáo sư, và là cha của 10 người con, đã bị khủng bố bắn chết trong khi ông lái xe vào đêm hôm trước của ngày Sabát. Hai người con của Michael có mặt trong xe và đã nhìn thấy ông ấy bị giết chết. Vợ của Michael đã bị thương trầm trọng đã sống sót thật lạ lùng. Còn thế giới thì im lặng.

Sau đó, một bức ảnh nổi lên từ ngày ấy cách đây một năm, khi Rabi Michael Marc mở phòng nghiên cứu kinh Torah ở Israel. Ai có mặt ở đó là khách mời của buổi lễ? Không ai khác hơn Elie Wiesel. Tôi chỉ có thể tưởng tượng những gì Wiesel sẽ viết hôm nay về sự im lặng của thế giới trong vụ thảm sát người bạn của mình. Một Người Do Thái bị giết chết vì tội mình là Người Do Thái. Nguyện cả hai ký ức của họ sẽ trở thành một nguồn phước.

Tiên tri Êsai nói: Ta vì cớ Si-ôn sẽ chẳng làm thinh, vì cớ Giê-ru-sa-lem sẽ chẳng an nghỉ. Và vì vậy, tôi xin phép được hỏi bạn, quí bạn Cơ đốc của chúng tôi, xin vui lòng đừng làm thinh. Làm ơn hãy nói đến Israel và vì Israel. Hãy làm cho chúng tôi biết rằng chúng tôi không phải một mình, và nguyện cả thế giới đều biết rằng bạn sẽ không đứng yên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét