Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

ĐEM GIỐNG RA RẢI



Đem Giống Ra Rải
Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rải, ắt sẽ trở về cách vui mừng, mang bó lúa mình — Thi thiên 126:6

Trong cuộc chiến Yom Kippur vào năm 1973, một người lính đưa ra thắc mắc cảm động nầy cho Bà Thủ tướng Golda Meir: "Cha tôi đã chết trong cuộc chiến tranh (dành Độc Lập) năm 1948, và chúng ta đã thắng. Chú tôi đã chết trong cuộc chiến tranh năm 1956, và chúng ta đã thắng. Anh tôi mất một cánh tay trong cuộc chiến 1967, và chúng ta đã thắng. Tuần qua, tôi đã mất người bạn thân nhất ngoài chiến trường kia . . . và chúng ta sẽ chiến thắng. Nhưng có phải mọi hy sinh của chúng ta là đáng giá, thưa bà Golda?"

Trong Thi thiên 126, tác giả viết: Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rải, ắt sẽ trở về cách vui mừng, mang bó lúa mình. Câu này thường được trưng dẫn khi tham khảo đến sự tái sinh của nhà nước Israel, và câu nói ấy có thể được tìm thấy trên nhiều tòa nhà cao tầng và các bia kỷ niệm trên đất.

Người Israel đã dành nhiều thời gian than khóc khi họ đã gieo ra những hột giống của một tân quốc gia. Một số những sự hy sinh đó đã đến trong hình thức nhiều ngày lao động dưới ánh nắng mặt trời; những người khác đã đến trong hình thức hy sinh tối hậu – mất đi người thân hay mạng sống của một người.

Phải, chúng ta đã thấy nhiều bông trái. Ngày nay Israel là một đất nước xinh đẹp với một nền kinh tế thịnh vượng. Tuy nhiên, chúng ta vốn chưa đạt được mục tiêu tối hậu là một dân sống an toàn trên chính xứ sở của riêng mình. Israel vẫn còn chịu khổ từ khủng bố, chiến tranh, và mất sự sống. Việc ấy có đáng giá không?

Còn đây là cách Bà Thủ Tướng Golda Meir trả lời cho người lính ngày đó vào năm 1973: "Tôi khóc cho sự mất mát của anh, giống như tôi đau buồn cho mọi tử sĩ của chúng ta. Tôi thao thức lúc ban đêm suy nghĩ về họ. Và, tôi phải nói thật với anh, là những hy sinh của chúng ta là cho chính chúng ta, khi ấy có lẽ anh nói là đúng; tôi không dám chắc là chúng có giá trị. Nhưng nếu những sự hy sinh của chúng ta là vì cớ toàn bộ dân Do Thái, thế thì tôi hết lòng tin rằng với bất cứ giá nào cũng là đáng giá cả".

Đôi khi những cá nhân hoặc các quốc gia phải đưa ra các quyết định khó khăn vì cớ các thế hệ tương lai. Nhưng hãy nhớ, sự tự do và thịnh vượng mà chúng ta đang có hôm nay đã đến từ máu, nước mắt, và phải, có khi nhiều mạng sống nữa, của những người đã đến trước chúng ta. Chúng ta mắc nợ đối với họ những gì họ đã làm cho chúng ta, cho con cháu của chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể khóc khi chúng ta cày cấy, sẽ có sự vui mừng trong tương lai.

Một câu chuyện của người Do Thái xưa kia nói về một học giả Kinh Thánh có tên Honi, ông đã từng nhìn thấy người kia trồng một cây carob [cây nầy được dùng thay cho sôcôla]. "Các bạn biết không, một cây carob tốn 70 năm mới đơm hoa kết trái? Bạn sẽ không nhìn thấy trái của cây ấy trong suốt cuộc đời của bạn đâu!" Người kia trả lời Honi: "Cha tôi đã trồng trước tôi, và ngày nay tôi hưởng bông trái của chúng. Tôi trồng cho con cháu tôi hưởng".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét