Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

QUA CÁC LỐI HẸP



Qua Các Lối Hẹp

Nầy, tiếng kêu rêu của dân Y-sơ-ra-ên thấu đến ta, và ta đã thấy dân Ê-díp-tô hà hiếp chúng nó thể nào — Xuất Êdíptô ký 3:9

Phần đọc Kinh Thánh hôm nay: Lêvi ký 22:26–23:44 và II Các Vua 23:1–9; 21–25.

Dường như ngày càng có nhiều người chú trọng vào những ngày này. Mặc dù chúng ta có nhiều thiết bị tiết kiệm thời gian và kỷ thuật để hoàn thành nhiều công việc lặt vặt của chúng ta, người ta dường như ngày bị áp lực và bị phủ lút nhiều hơn.

Tin xấu, ấy là căng thẳng đó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sự căng thẳng tác động đến thân thể, trí óc và tình cảm của chúng ta. Chúng ta ít có khả năng đối phó với bệnh tật hoặc những thách thức hàng ngày và nhiều khả năng sẽ quên mọi thứ và mắc phải nhiều sai lầm. Song, đừng tuyệt vọng! Còn có tin tức tốt lành nữa kìa.

Hãy suy nghĩ về cách sự sống khởi sự cho mỗi một người chúng ta. Chúng ta yên nghỉ thoải mái trong lòng mẹ của chúng ta, thì đột nhiên, có áp lực và sự thúc đẩy. Chúng ta cảm thấy khó chịu và có thể bị căng thẳng! Các cơn co thắt tiếp tục cho đến khi chúng ta bị đẩy qua lối eo hẹp rồi bước vào một thế giới mới. Phép lạ của sự sinh nở đã xảy ra.

Tin tức tốt lành về căng thẳng: Sự sinh nở ấy sẽ dẫn chúng ta đến sự sanh lại và đổi mới!

Tiếng Hy-bá-lai nói tới Ai-cập là Mitzrayim. Từ ngữ này ra từ chữ Hy-bá-lai ý nói tới "eo biển hẹp" hoặc "thắt lưng". Bậc thánh hiền người Do-thái xem Ai-cập là một chỗ hẹp, tương tự với lối hẹp khi ra đời. Con cái Israel bị áp bức, bị chèn ép, rồi bị kẹt ở một chỗ eo hẹp khi họ thấy mình bị kẹt giữa quân Ai-cập và Biển Đỏ.

Nhưng cũng giống như tiến trình sinh nở, sự căng thẳng và sự chật hẹp thảy đều là một phần trong chương trình. Khi dân Do-thái không thể chịu đựng được nữa, họ giơ tay lên trời và nói: "Lạy Chúa, chúng tôi bất lực rồi, và chỉ duy có Ngài mới có thể giúp được mà thôi!" Ngay thời điểm đó, biển chia làm hai, dân Israel bỏ Ai-cập lại sau lưng và một quốc gia mới đã được hình thành.

Lễ Vượt Qua là một kỳ lễ thường đi kèm với một chút căng thẳng — hãy nghĩ tới lễ Giáng sinh tám lần để có được ý tưởng sự chuẩn bị thức ăn cở nào là cần thiết, bao nhiêu tiền bạc chi ra và những ngày lễ ấy có thể tạo ra bao nhiêu căng thẳng? Nhưng mọi căng thẳng hết thảy là chi tiết trong kinh nghiệm Lễ Vượt Qua. Nếu biết vận dụng chính xác, nó có thể dẫn dắt chúng ta đến sự cứu rỗi của chính mình, Xuất Ai-cập của chính chúng ta là từ những chỗ eo hẹp trong cuộc sống của chúng ta, và chính sự tái sanh của chúng ta.

Chúng ta bị căng thẳng bởi vì chúng ta cảm thấy cuộc sống cứ phủ lút mãi, chúng ta không thể giải quyết được hết và chúng ta không thể một mình mà giải quyết được. Tác giả Thi thiên nhắc cho chúng ta nhớ: "Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công bình bị rúng động" (Thi thiên 55:22). Đấy là sự thật, chúng ta không thể một mình liệu lo sự sống được. Chúng ta từng nhìn biết rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể vùa giúp cho chúng ta vượt qua, gánh nặng được cất đi. Thay vì cảm thấy căng thẳng, chúng ta có thể yên nghỉ, thoải mái, và tâm trí chúng ta được trong sáng, với sự nhìn biết rằng mọi sự chúng ta đạt được khả thi là nhờ sự vùa giúp rộng rãi từ trên cao. Chúng ta trải nghiệm cuộc sống theo một phương thức hoàn toàn mới mẻ. Chúng ta được tái sanh!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét