Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

MÙA THÁNH LỄ NẦY



Mùa Thánh Lễ Nầy

Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, đồn lũy tôi, Đấng giải cứu tôi; Đức Chúa Trời là hòn đá tôi, nơi Ngài tôi sẽ nương náu mình; Ngài cũng là cái khiên tôi, sừng cứu rỗi tôi, và là nơi náu ẩn cao của tôi  — Thi thiên 18:2

Trong suốt mùa thánh lễ này cho cả hai đức tin, tôi mong muốn bạn bè Do-thái của tôi có một Lễ Vượt Qua phước hạnh, và bạn bè Cơ đốc của tôi, một Lễ Phục Sinh hạnh phước. Tôi đã chia sẻ vài suy gẫm tin kính về việc tưởng niệm lễ Vượt Qua và những bài học có thể thu thập được từ lễ ấy cho người Do-thái và Cơ đốc nhân như nhau. Thực vậy, nhiều khía cạnh thiêng liêng của sự thờ phượng Cơ đốc lần theo gốc rễ thuộc linh của họ trực tiếp đến đức tin của người Do-thái và lịch sử xưa kia của dân tộc Do-thái.

Đó là trường hợp chữ "Paschal Lamb" [Chiên Con Quá Hải], hay "Lamb of God" [Chiên Con của Đức Chúa Trời], là điều theo truyền khẩu Cơ đốc đề cập đến Chúa Jêsus. Theo nhận định của người Do-thái, thuật ngữ Korban Pesach, hay "sinh tế của lễ Vượt Qua", phải lần trở lại với lần Xuất Ai-cập đầu tiên. Huyết của chiên con làm sinh tế, được bôi lên mày cửa của mỗi gia đình người Do-thái, đóng vai trò làm dấu hiệu giải cứu ra khỏi cái chết đánh vào con đầu lòng của họ. Huyết của chiên con sẽ là con đường duy nhứt dẫn đến ơn giải cứu — không có huyết ấy, con đầu lòng của họ sẽ chết, cùng với con đầu lòng của người Ai-cập.

Thêm vào đó, chiên con tiêu biểu cho các hình tượng, hay tà thần, mà người Ai-cập thờ lạy. Bằng cách giết một con chiên, người Do-thái, về bản chất đã thách thức các chủ nhân Ai-cập của họ cũng như chứng tỏ một lần nữa quyền phép của Đức Chúa Trời Israel cao hơn các tà thần của dân Ai-cập. Nó cũng là một dấu hiệu nói tới đức tin cả thể. Chỉ những gia đình nào đã bôi trên mày cửa của họ với huyết của chiên con thì mới được cứu chuộc.

Trong thời kỳ thờ phượng tại đền thờ của người Do-thái, người Do-thái tuân theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời phải ghi nhớ lễ Vượt Qua đầu tiên bằng cách dâng chiên con làm sinh tế vào ngày đó. Chiên Con này phải là con đực, một tuổi, và quan trọng nhất, không có tì vít chi hết. Chỉ khi đó thì nó mới đủ điều kiện trở thành sinh tế trọn vẹn cho Lễ Vượt Qua. (Xem Xuất Ê-díp-tô Ký 12:5).

Sự tuân giữ Lễ Vượt Qua này là những gì Cơ đốc nhân tham khảo đến khi nói tới "huyết của chiên con không lỗi không vít" (I Phi-e-rơ 1:19).

Cũng rất thực khi Chúa Jêsus, là một người Do-thái kỉnh kiền, và các môn đồ của Ngài cử hành lễ Vượt Qua vào chính cái đêm Ngài nói trước về sự chết sắp tới của Ngài. Chúa Jêsus đã noi theo những sự dạy dỗ thiêng liêng đã ban cho Môi-se khi Ngài bẻ bánh cùng với các môn đồ. Rồi sau đó, sứ đồ Phao-lô đã viết trong thư tín thứ nhất gửi cho người Cô-rinh-tô phải "giữ Lễ" (Lễ Vượt Qua/Tiệc Thánh) bằng bánh không men.

Thật vậy, sự tuân giữ về Lễ Phục Sinh của Cơ đốc nhân phản ảnh lại truyện tích nói tới sự tránh thoát và sự giải cứu của người Do-thái ra khỏi vòng nô lệ của người Ai-cập cách đây ba ngàn năm. Khi hiểu rõ câu chuyện về lễ Vượt Qua và biểu tượng phong phú của bữa ăn seder cung ứng một sự phong phú mới mẻ cho nhiều truyền khẩu về sự thờ phượng tại các Hội thánh trên khắp thế giới.

Năm nay, khi bạn bè Cơ đốc của tôi tưởng niệm Lễ Phục Sinh, thật lấy làm tốt phải ghi nhớ sự giải cứu kỳ diệu của người Do-thái vào ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên và về sự lãnh đạo thiêng liêng của Đức Chúa Trời đưa họ ra khỏi chốn nô lệ mà đến với sự tự do. Nguyện chúng ta tưởng niệm và ngợi khen, theo lời lẽ của Thi thiên 18: hòn đá tôi, đồn lũy tôi, sừng cứu rỗi tôi”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét