Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

KHI CÓ LỰC ĐẨY



Khi Có Lực Đẩy
Vả, khi Pha-ra-ôn tha dân Y-sơ-ra-ên đi, Đức Chúa Trời không dẫn dân ấy đi theo đường về xứ Phi-li-tin, là đường gần hơn hết, vì Ngài nói rằng: E khi dân thấy trận mạc, dời lòng trở về xứ Ê-díp-tô chăng — Xuất Êdíptô ký 13:17
Phần đọc Ngũ Kinh [Xuất Êdíptô ký 13:17 – 17:16; Các Quan Xét 4:4 – 5:31] tuần này dẫn chúng ta đến chặng kế tiếp trong cuộc Xuất Ai-cập với con cái Israel sau cùng đã rời khỏi Ai-cập. Phân đoạn này khởi sự: “Vả, khi Pha-ra-ôn tha dân Y-sơ-ra-ên đi…". Và chính lời lẽ này mà phân đoạn Kinh Thánh ấy có tên là “Beshalach" “khi ông ta tha họ đi".

Bậc thánh hiền Do-thái bị bối rối bởi lời lẽ của câu này. Tại sao Pha-ra-ôn, nhân vật phản diện của câu chuyện, thậm chí còn được nhắc tới? Câu Kinh Thánh ấy lẽ ra phải nói: “Khi dân sự ra khỏi Ai-cập…". Hoặc: "Khi Đức Chúa Trời đưa dân sự ra khỏi Ai-cập…". Tại sao lại dành công trạng cho gã xấu xa vì vai trò của gã trong việc Xuất Ai-cập chứ? Và tại sao toàn bộ phân đoạn lại được đặt tên vì các hành động của hắn chứ?

Truyền khẩu Do-thái dạy rằng khi Pha-ra-ôn sau cùng đã cho phép người Do-thái rời khỏi Ai-cập, họ rất sợ phải ra đi. Đấy là lý do tại sao Kinh Thánh chép rằng Pha-ra-ôn tha họ đi, sát nghĩa trong tiếng Hy-bá-lai nguyên gốc ý nói Pha-ra-ôn đã tha cho họ đi. Sau tất cả những năm tháng khao khát rời Ai-cập, khi thời điểm đến, Pha-ra-ôn và quân đội của ông ta đã phải đẩy Israel ra khỏi cửa! Làm sao được như thế chứ?

Phản ứng của người Do-thái tiêu biểu cho một phần cơ bản bản chất của con người: Hầu hết chúng ta đều chống lại sự thay đổi. Chúng ta sợ điều chưa biết. Chúng ta mơ ước nhiều về việc tạo ra các thay đổi trong cuộc sống của mình, khi cơ hội đến để thay đổi chúng, chúng ta thường nép mình trong sợ hãi.

Đây là chỗ mà Pha-ra-ôn đã bước vào. Đôi khi, Đức Chúa Trời giúp chúng ta thực hiện những bước đầu tiên hướng tới sự thay đổi bằng cách cung ứng cho chúng ta một lực đẩy. Lực đẩy đó thường xuất hiện dưới hình thức một nhân vật phản diện, chẳng hạn như một người có tánh khó khăn hay một hoàn cảnh đầy thách thức. Có thể đó là một công việc làm ăn hoặc một mối quan hệ bị gãy vỡ. Chúng ta có thể bực tức về hoàn cảnh mới của mình, song cuối cùng, các khó khăn là những điều khiến cho chúng ta phải thay đổi. Nhân vật phản diện trở thành anh hùng của chúng ta!

Hãy xem bài thơ ngắn này của nhà thơ người Pháp Guillaume Apollinaire: “Ngài phán: Hãy ra chỗ mép vực sâu kia. Họ đáp: chúng tôi sợ lắm. Ngài phán: Hãy ra chỗ mép vực sâu kia. Họ ra đó. Ngài đẩy họ ... và họ bay đi!”

Bạn thấy đấy, thỉnh thoảng chúng ta phải bị đẩy như thế để chúng ta sẽ dang rộng đôi cánh rồi bay đi. Chúng ta sợ không dám bay bằng sức riêng của mình. Khi Pha-ra-ôn đẩy người Do-thái ra khỏi xứ Ai-cập, ông ta đã buộc họ phải bước ra trong đức tin. Họ không có một sự lựa chọn nào ngoài việc đặt lòng tin cậy của họ nơi Đức Chúa Trời. Và vì cớ ấy, họ đã có thể tiếp tục bước đi và nhận lãnh Mười Điều Răn rồi kế thừa phần đất của Y-sơ-ra-ên.

Lần tới, cuộc sống cung ứng cho bạn một lực đẩy, hãy nhớ rằng con cái Israel vào đêm trước khi họ rời khỏi Ai-cập, cũng sợ hãi và bất an. Đức Chúa Trời không tìm cách đẩy bạn xuống đâu; Ngài muốn bạn bay đi kìa!


Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

KHI CHÚA NHẬN CHÌM CHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚNG TA



Khi Chúa Nhận Chìm Chương Trình Của Chúng Ta

Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng” — Sáng thế ký 11:1

Hầu hết mọi người đều có chương trình cho cuộc sống của họ. Mặc dù nó khác biệt từ người này sang người khác, chúng ta đều có một chương trình mà chúng ta muốn noi theo. Đôi khi cuộc sống diễn ra theo chương trình, nhưng những lúc khác thì có chỗ rẽ và đổi hướng thật bất ngờ. Khi ấy, có những lúc giống như thể câu chuyện của chúng ta phải hoàn toàn được viết lại theo những chiều kích mà chúng ta không thích. Chúng ta còn lại đó lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời lại quyết nhận chìm các chương trình mà chúng ta đã lập cho cuộc sống của mình.

Trong nửa sau của phân đoạn Kinh Thánh Sáng thế ký 6:9 – 11:32, chúng ta đọc về Tháp Ba-bên. Dân sự trong thời buổi ấy đã có một chương trình. Khi nhân loại bắt đầu phát triển theo sau Nạn Lụt, họ định cư ở vùng đồng bằng Si-ê-a, xây dựng nhiều thành phố và phát triển một xã hội thống nhất. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời dường như không thích các chương trình của họ cho lắm. Ngài định rằng Ngài phải xen vào và làm lộn xộn dân sự bằng cách thay đổi giọng nói để họ không thể thống nhất và làm việc hiệu quả với nhau nữa.

Ở bề mặt, dường như là lạ lùng lắm khi Đức Chúa Trời sẽ thực hiện một việc như thế. Từ thông tin chúng ta được cấp cho về số dân sự này, dường như họ có một xã hội thống nhất, hòa bình. Kinh thánh cho chúng ta biết: Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng. Tại sao Đức Chúa Trời lại xen vào việc ấy chứ?

Bậc thánh hiền Do-thái cung ứng một số vấn đề. Họ giải thích rằng nhà vua vào thời điểm đó là Nim-rốt – cũng là vị vua đã cai trị trong thời của Áp-ra-ham. Theo truyền khẩu, Vua Nim-rốt đã bắt bớ Áp-ra-ham vì ông chối bỏ không thờ lạy hình tượng và tìm cách giết ông. Áp-ra-ham có khả năng trốn đến xứ Ca-na-an, ở đó ông tìm được chỗ nương thân an toàn và có thể khởi sự giảng dạy cho thế giới biết về một Đức Chúa Trời yêu thương, đời đời làm thay đổi dòng lịch sử sao cho ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, nếu các chương trình của thế hệ hoạch định Tháp Ba-bên thành công – họ đã thiết lập và bảo đảm một xã hội thống nhất dưới quyền một vị vua (Nim-rốt) – Áp-ra-ham sẽ không còn có chỗ nào để chạy nữa. Cả thế giới sẽ chống nghịch lại ông! Đức Chúa Trời vốn biết rõ thế gian cần có Áp-ra-ham, và vì thế Ngài đã phá hỏng các chương trình muốn gây hại cho Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời đã cứu thế giới khỏi chính nó!

Quí bạn ơi, khi chúng ta thiết lập các chương trình sau cùng sẽ hủy diệt chúng ta, Đức Chúa Trời sẽ phá hủy các chương trình của chúng ta. Đôi khi điều đó chẳng có ý nghĩa gì đối với chúng ta; dường như là không công bằng và bất công. Nhưng khi chúng ta đọc trong Ê-sai 55:8–9, suy tưởng của Đức Chúa Trời không phải là những suy tưởng của chúng ta và đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng ta: Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu. Chương trình của Đức Chúa Trời luôn luôn là chương trình tốt đẹp nhất – ngay cả khi nó đến với tổn phí của chính chúng ta.



Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

THỨ CHÚNG TA ĐEM THEO VỚI MÌNH



Thứ Chúng Ta Đem Theo Với Mình

Chớ sợ khi người nào trở nên giàu có, lúc sự vinh hiển nhà người ấy tăng lên; Vì khi người chết chẳng đem đi gì được, sự vinh hiển người cũng không theo người xuống mồ mả đâu — Thi thiên 49:16–17

Thi Thiên 49 cung ứng cho chúng ta một mũi tiêm nhận thức tối cần về cuộc sống hàng ngày. Nghĩa là, theo đuổi sự giàu có không giống như việc theo đuổi hạnh phúc, và cuối cùng, sự giàu có của chúng ta hoàn toàn vô nghĩa. Tác giả Thi thiên dạy như sau: Chớ sợ khi người nào trở nên giàu có, lúc sự vinh hiển nhà người ấy tăng lên; Vì khi người chết chẳng đem đi gì được, sự vinh hiển người cũng không theo người xuống mồ mả đâu”.

Nói cách khác, bạn không thể mang nó theo với bạn được.

Một câu chuyện thú vị được ghi lại trong Kinh Talmud về Alexander Đại đế khi ông đến tại cửa thiên đàng. Câu chuyện kể rằng nhà chinh phục vĩ đại đã bị từ chối không cho bước vào thiên đàng. Khi Alexander không sao nhập cảnh được, ông đã xin ít nhất phải có một món quà lưu niệm. Ông được trao cho một món quà thật kỳ lạ — một nhãn cầu. Lấy làm bối rối bởi món quà này, Alexander đã cố gắng xem xét giá trị của nó bằng cách đặt nó trên một cây cân lớn. Ở một bên, Alexander đặt con mắt của người ta. Ở đĩa cân bên kia, ông đặt các thứ quí kim, tỉ như vàng và bạc.

Đĩa cân với các thứ quí kim đã bắt đầu dâng lên cao và Alexander để ý vô luận ông đặt nhiều vàng bạc trên đĩa cân bao nhiêu, con mắt người ta luôn trì nặng hơn. Lấy làm bối rối lắm, Alexander đi hỏi các bậc thánh hiền Do-thái ở quanh ông xin họ giải thích cho. Họ nói cho ông biết rằng con mắt tiêu biểu cho ham muốn của con người – đó là những gì chúng ta xem thấy và những gì chúng ta mong muốn. Bản chất của con người là như vậy dù chúng ta có nhiều bao nhiêu đi nữa, chúng ta luôn luôn muốn nhiều hơn nữa. Vô luận chúng ta đặt bao nhiêu vàng bạc lên đĩa cân, tham muốn của chúng ta luôn lớn hơn những gì chúng ta có.

Kế đó, bậc thánh hiền lấy một số bụi đất, tiêu biểu cho sự hay chết của con người, rồi rắc nó lên trên con mắt. Đĩa cân với con mắt sau đó đã vươn cao lên tới đỉnh, quá tải và không màng đến các thứ quí kim ở đĩa cân bên kia. Ở bề mặt của sự hay chết, tham muốn của chúng ta về sự giàu có giảm thiểu đi và khi ấy chúng ta biến mất đi hoàn toàn lúc chúng ta nhìn biết sự giàu có hư không là dường nào.

Sự thật cho thấy là chẳng có một chút giàu có nào của chúng ta sẽ theo chúng ta đi quá phần mộ cho được. Nhưng ở đây, những gì chúng ta làm được sẽ đi kèm theo: mọi việc lành, hết thảy đức tin, và mọi sự từ thiện của chúng ta. Mới đây, tôi đã xem một câu chuyện cảm động nói về một người thực sự hiểu được nguyên tắc này. Hôm ấy là ngày sinh nhật thứ 59 của ông ta và vì vậy ông ta đến đứng ở một ngã tư kia với tấm biển ghi như sau: “Tôi có một việc làm. Tôi có một ngôi nhà. BẠN có muốn $5 không?” Người đó đã biếu đi 800 đô-la theo mệnh giá $5 – và kiếm được một cõi đời đời.

Như một người vị tha kia đã từng nói: “Mọi sự tôi thực sự có là những gì tôi đã cho đi”. Nhận thức này làm thay đổi cách chúng ta sống hôm nay là dường nào!