Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI



Sức Mạnh Của Lời Nói
Vả lại, việc xảy ra như lời người của Đức Chúa Trời đã nói với vua rằng: Ngày mai, tại giờ này, nơi cửa thành Sa-ma-ri, hai đấu lúa mạch sẽ bán một siếc lơ, và một đấu bột lọc cũng bán một siếc lơ  — II Các Vua 7:18
Phần Kinh Thánh II Các Vua 7:3-20 cung ứng cho chúng ta một câu chuyện rất thú vị trong Kinh Thánh liên quan đến bốn người với chứng bịnh được chép trong phần Kinh Thánh Lêvi ký 12:1 – 15:33; phần Kinh Thánh ấy cũng liên quan đến tiên tri Ê-li-sê, đạo quân A-ram, và dân sự Y-sơ-ra-ên. Khi nhìn sâu vào câu chuyện, có một bài học về lời ăn tiếng nói – chủ đề chính trong phần đọc tuần này ở Lêvi ký. Khi chúng ta nhìn vào câu chuyện, hãy in trong trí sự tương phản giữa bốn người bịnh kia và Ê-li-sê, người của Đức Chúa Trời.

Thứ nhất, một số thông tin cơ bản: Làm thế nào mà mấy gã bịnh hoạn kia đã trở theo cách ấy chứ?

Trước đó, Ê-li-sê đã chữa lành cho một người khỏi bệnh phung, nhưng đã từ chối không nhận tiền bạc chi hết. Sau đó, tôi tớ của Ê-li-sê và ba người con của ông ta đuổi theo người ấy và nói dối với ông ta rằng Ê-li-sê muốn được thanh toán: một số bạc và vài bộ quần áo.

Khi Ê-li-sê phát hiện ra sự lừa lọc của tên đầy tớ, ông đã rủa sã họ rằng họ sẽ vướng phải chứng bịnh giống như người mà Ê-li-sê đã chữa lành cho. Ngay lập tức, gã đầy tớ và các con trai của hắn ta bị hành hại khổ sở, và như luật pháp qui định, họ bị đưa đến sống ở chỗ cách biệt.

Cùng lúc đó, dân Do-thái đang chết vì đói bởi quân đội A-ram đang vây hãm. Ê-li-sê hứa với vua Israel rằng trong một ngày mọi thứ sẽ thay đổi và Đức Chúa Trời sẽ đem lại sự dư dật. Vị quan trưởng của nhà vua tỏ ra nghi ngờ một việc như thế có thể xảy ra, nhưng Ê-li-sê thì tin chắc rằng lời của ông sẽ thành ra sự thật.

Đây là chỗ mà phần Kinh Thánh II Các Vua bắt đầu. Mấy gã bịnh hoạn kia cũng đói khát, và giống như một kế sách sau cùng, họ quyết định đầu hàng quân A-ram. Tuy nhiên, khi họ đến tại trại quân của người A-ram, họ thấy trại đã bị bỏ hoang. Đức Chúa Trời đã khiến cho quân A-ram nghe tiếng ồn lớn mà họ tưởng là một đạo quân xâm lược to lớn, vì vậy họ trốn chạy trong sự kinh hoàng.

Mấy gã bịnh hoạn đó phát hiện ra rất nhiều của cải và thực phẩm, rồi họ cất giấu cho mình. Cuối cùng, họ nghĩ tới những người anh em của họ đang đói khát rồi quyết định chia sẻ những tin tức tốt lành. Như phần đọc kết thúc, tất cả người Do-thái đều được phước từ chiến lợi phẩm và sự dư dật mà Ê-li-sê hứa sẽ xảy ra.

Chúng ta có thể rút tỉa những điểm tương phản giữa mấy gã bịnh hoạn kia và Ê-li-sê không?

Bốn gã này tiêu biểu cho hạng người sử dụng lời nói của họ để truyền bá sự thù ghét và lừa dối. Lời nói của họ là tự lo cho bản thân với chi phí của người khác, họ đã sống trong một thời gian ngắn, và trong khi lời nói của họ mang lại lợi ích vật chất tạm thời, họ cũng mang lại thiệt hại về mặt thuộc linh cho người nói ra. Ngược lại, Ê-li-sê tiêu biểu cho hạng người sử dụng lời nói của họ thật đúng đắn. Lời lẽ của ông rất hữu ích và đầy sự khích lệ, chơn thật và bền đổ, và chúng mang lại nhiều ơn phước cho mọi người.

Giống như bậc thánh hiền Do-thái giảng dạy: "Sống chết do nơi quyền của lưỡi". Chúng ta sẽ nhớ rõ phải sử dụng lời lẽ của mình để mang lại nhiều ơn phước cho cuộc sống của tha nhân.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét