Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

NGƯỜI CÔNG BÌNH KHÔNG HỀ CHẾT



Người Công Bình Không Hề Chết

Khi trối mấy lời nầy cho các con mình xong, thì Gia-cốp để chân vào giường lại, rồi tắt hơi, được về cùng tổ tông mình”. — Sáng thế ký 49:33

Phần đọc Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 47:28 – 50:26; I Các Vua 2:1-12] bắt đầu với cái chết của Gia-cốp và kết thúc với cái chết của Giô-sép. Vì vậy, rất là khó hiểu ở chỗ lý do tại sao phần Kinh Thánh này lại mang tiêu đề "Vayechi", có nghĩa là "và ông ấy cứ sống". Tại sao lại đặt tên như vậy cho một tiểu đoạn chủ yếu liên quan đến cái chết chứ?

Thậm chí còn huyền bí hơn nữa là câu trích dẫn khó hiểu này từ Ngũ kinh, truyền khẩu của Do thái giáo được thu thập và được viết ra: "Gia-cốp tổ phụ chúng ta không bao giờ chết". Chắc chắn cụm từ này không thể theo nghĩa đen khi Kinh Thánh nói rõ rằng Giacốp đã chết: “Gia-cốp để chân vào giường lại, rồi tắt hơi, được về cùng tổ tông mình. Vậy thì sao; ông ấy có tắt hơi hay không chứ?

Bậc thánh hiền Do-thái giải thích rằng người công bình đã chết vẫn còn được gọi là "đang sống", trong khi kẻ ác đang sống thì được gọi là "đã chết". Bởi vì một người nào đó đang sống về mặt thể chất không có nghĩa là họ thực sự đang sống. Tim còn đập thì không tương tương với sống đâu. Đây là điều dẫn chúng ta đến với thắc mắc: Sự sống thực sự là thế nào chứ? Sự sống là phát triển và thay đổi. Đó là ban cho và chia sẻ. Đó là tiếp thu và dạy dỗ. Khi một người lãng phí ngày của mình không làm gì với ý nghĩa hoặc nội dung của nó, người đó chỉ đơn thuần là đang tồn tại thôi.

Đây là lý do tại sao người công bình sống thậm chí sau khi họ lìa khỏi chúng ta. Cuộc sống của họ tiếp tục đóng vài trò là tấm gương dẫn dắt và dạy dỗ chúng ta. Những việc lành của họ tiếp tục sinh hoa kết trái lâu dài sau khi họ qua đời. Họ để lại cho chúng ta một di sản còn lâu đời hơn chính cuộc sống của họ. Bằng cách này họ tiếp tục làm thay đổi thế giới và góp phần vào xã hội. Họ sống mãi trong những người tiếp tục xây dựng dựa trên những gì họ đã bắt đầu.

Thú vị thay, trong Sáng thế ký, Gia-cốp được gọi là "tam". Từ ngữ Do Thái này được dịch theo nhiều cách có nghĩa là "yên tĩnh", "thoả lòng" hoặc "đơn sơ". Do Thái giáo hiểu từ này có nghĩa là "hoàn toàn" hoặc "trọn vẹn", như cụm từ "hoàn toàn công bình". Khi bạn lấy chữ tam và đọc ngược lại, bạn sẽ có chữ "met" trong tiếng Hy-bá-lai, nghĩa là "chết". Gia-cốp được mô tả ngược lại với chết, đối nghịch lại với cái chết. Ông là người công bình và trọn vẹn, một ngọn đèn sáng đầy sức sống. Sự sáng của ông chiếu sáng mãi mãi, và theo cách này, ông không bao giờ chết.

Trong khi chúng ta có khuynh hướng đếm cuộc sống theo các giới hạn về số lượng, chúng ta cũng phải làm bài toán đúng theo chất lượng nữa. Một số cuộc sống ngắn ngủi vang dội trong nhiều thế hệ trong khi cuộc sống lâu dài của người khác giống như thể họ chưa bao giờ sống vậy. Khi chúng ta trải qua những tháng năm mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, chúng ta khiến chúng được đếm mãi thôi. Nguyện chúng ta để lại sau lưng một di sản có ý nghĩa cho các thế hệ hầu đến và gieo ra những hột giống sẽ tạo ra trái thật xinh đẹp lâu dài sau khi chính chúng ta đã qua đi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét