Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

QUÁ KHỨ LÀ VÔ GIÁ



Quá Khứ Là Vô Giá

Vậy, cái đồng của Ép-rôn, tại Mặc-bê-la, nằm ngang Mam-rê, nghĩa là cái đồng ruộng hang đá, các cây cối ở trong và chung quanh theo giới hạn đồng, đều trước mặt có các dân họ Hếch cùng mọi người đến cửa thành, nhận chắc cho Áp-ra-ham làm sản nghiệp — Sáng thế ký 23:17–18

Trong Cuộc chiến tranh giành độc lập của Israel năm 1948, người Jordani đã chiếm lấy Jerusalem. Sau khi tiêu diệt và cướp bóc các nhà hội trong nhiều thế kỷ, họ quyết định xây dựng một số cấu trúc cho riêng họ. Họ đã chọn một địa điểm ở phía Tây Nam của Đền Thờ cổ để xây dựng một trường học Hồi giáo. Khi các nhà khảo cổ Israel hay được điều này, họ nhanh chóng gửi một sứ điệp cho người Jordani nói rằng bối cảnh này là một địa điểm khảo cổ rất quan trọng. Khu vực ấy chứa các di tích của một đền thờ Hồi giáo từ thế kỷ thứ bảy. Người Jordani đã gửi một câu trả lời đột ngột: "Chúng tôi không quan tâm đến các đền thờ từ quá khứ. Hôm nay chúng tôi cần trường học!"

Người Do Thái luôn quan tâm sâu sắc đến quá khứ. Chính là từ quá khứ mà chúng ta học biết cách để sống trong hiện tại và tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Trong phần Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 23:1 – 25:18; I Các Vua 1:1-31], Áp-ra-ham đã mua hang Mặc-bê-la từ Ép-rôn người Hê-tít. Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng ai nấy đều cảm thấy người nầy có được một thương vụ khấm khá. Ép-rôn đã nhận lấy 400 siếc-lơ. Đối với một số nhận định, phần nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức lương trung bình hàng năm vào thời điểm đó là từ 6-8 siếc-lơ. Ép-rôn đã thực hiện một vụ giết người! Tuy nhiên, Áp-ra-ham đã lường trước giá trị vô giá của hang động một khi đó là nơi chôn cất của A-đam và Ê-va. Là một di tích lịch sử và thuộc linh quan trọng, hang động này còn trổi hơn mức đánh giá của Áp-ra-ham.

Trong Phục truyền Luật lệ Ký 32:7 chúng ta đọc: "Hãy nhớ lại những ngày xưa; Suy xét những năm của các đời trước…". Chúng ta buộc phải nhớ lại lịch sử và xem xét tầm quan trọng của quá khứ. Chỉn khi chúng ta xem trọng lịch sử của mình thì chúng ta mới có thể sống trọn vẹn trong hiện tại.

Kể từ thời Áp-ra-ham, dân Y-sơ-ra-ên luôn tôn vinh lịch sử của họ và giữ một bản tường trình về quá khứ. Xuất Ê-díp-tô Ký 24:7 nhắc đến "Quyển Sách Giao Ước". Bậc thánh hiền dạy rằng quyển sách này chứa đựng lịch sử của con cháu Israel. Khi người Do-thái còn là nô lệ ở Ai-cập, họ sẽ đọc từ sách này mỗi tuần vào ngày Sa-bát. Nội dung của nó bao gồm lời hứa họ cũng sẽ được chuộc mà Đức Chúa Trời đã lập với tổ phụ của họ là Áp-ra-ham trong khi dòng dõi của ông đi xuống xứ Ai-cập. Quyển sách cũng thuật lại về các thử nghiệm và thử thách mà các tổ phụ của họ đã vượt qua. Sách ấy kể lại về các phép lạ và sự tễ trị mà Đức Chúa Trời đã làm ra cho họ. Việc đọc quyển sách lịch sử này đã cung ứng cho dân Do-thái sức mạnh, đức tin, và sự dũng cảm để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của họ.

Hôm nay, chúng ta cũng cần phải nhớ lại và xem xét lịch sử cá nhân của chúng ta, lịch sử gia đình, gốc rễ của đức tin và lịch sử thế giới nói chung. Hãy suy nghĩ về những điều đã xảy ra trong lịch sử của gia đình bạn – một câu chuyện hoặc sự việc xảy ra đầy cảm hứng – và rút ra sức mạnh từ quá khứ để hướng dẫn bạn ngày hôm nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét