Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

VỚI RA ĐỂ DẠY DỖ


Với Ra Để Dạy Dỗ
Châm ngôn của Sa-lô-môn, con trai Đa-vít, Vua Y-sơ-ra-ên: đặng khiến cho người ta hiểu biết sự khôn ngoan và điều khuyên dạy, cùng phân biệt các lời thông sáng — Châm ngôn 1:1–2

Tôi có một người bạn làm việc trong ngành công nghiệp kim cương. Tại một hội nghị ngành công nghiệp mà ông có tham dự, một diễn giả chuyên về kim cương phát biểu, nói về chuyến hành trình dài của một viên kim cương, từ lúc nó được khai thác ở một vùng xa xôi của thế giới để rồi cuối cùng hạ cánh trong tay của những người bán kim cương cho công chúng ở một phần hoàn toàn khác của thế giới.

Người dẫn chương trình cho biết: "Nhưng chuyến hành trình quan trọng nhất mà một viên kim cương sẽ thực hiện là 18 inch trên cái bàn làm việc".

Nói cách khác, người bán nói rằng nếu bạn không thể bán kim cương cho một khách hàng, thì nó đi bao xa chẳng có gì là quan trọng cả. Nó cần phải thực hiện chuyến đi sau cùng từ người bán đến người mua làm cho toàn bộ hành trình ra đáng giá.

Trong nhiều cách thức, ý tưởng này vang dội với tôi khi nói đến việc chia sẻ sự khôn ngoan của Kinh Thánh. Giống như một viên kim cương, quyển Kinh Thánh của chúng ta đã có mặt trên một chuyến hành trình thật dài - từ sa mạc Sinai cách đây 3.000 năm, qua nhiều thế kỷ và các châu lục, cho đến chính ngày hôm nay. Nhưng chuyến đi quan trọng nhất quyển Kinh Thánh của chúng ta sẽ thực hiện là từ chúng ta đến thế hệ kế tiếp, hoặc từ chúng ta đến với những người chưa khám phá ra lẽ thật và nét đẹp của Lời Đức Chúa Trời.

Vua Solomon chắc chắn hiểu rõ điều này, đó là lý do tại sao ông đã viết sách Châm Ngôn. Trong tiếng Hybálai, quyển sách được gọi là mishlei, chữ nầy ra từ chữ Hêbơrơ mashal, nghĩa là “ngụ ngôn”. Sự sáng láng của Vua Solomon không phải là thứ ông đã có nhiều khôn ngoan hơn bất cứ ai khác đâu - ấy là vì ông có thể tách nó ra thành những câu ngụ ngôn dễ hiểu hầu cho sự khôn ngoan của Ngũ Kinh mà ai nấy đều có thể tiếp cận. Ông có thể lấy những ý tưởng cao ngất rồi đem xuống thấp dưới đất với một tư thế liên quan dễ hiểu.

Bài học dành cho chúng ta, ấy là chia sẽ những gì chúng ta hiểu biết là chưa đủ; chúng ta cần phải đưa vào bộ nhớ của khán thính giả nữa kìa, cho dù họ là người mới đến với Kinh Thánh, lứa tuổi thanh niên đầy ảo mộng, hoặc chính con cái của chúng ta. Chúng ta cần phải dạy dỗ từng nhóm hoặc từng cá nhân theo một phương thức mà người ấy [nam hay nữ] có thể hiểu được.

Đôi khi cách thức dạy dỗ tốt nhất là bằng tấm gương. Ai nấy đều tiếp thu sự nhân từ bằng cách nhận lãnh sự nhân từ, hay sự rời rộng như kẻ thụ hưởng sự rời rộng. Vẫn còn có nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận và dạy dỗ cho thế hệ tiếp theo hoặc bất cứ ai muốn học hỏi. Chìa khoá là khiến cho sự khôn ngoan xưa kia của chúng ta ra có liên quan và có ý nghĩa với thế hệ ngày nay.

Quyển Kinh Thánh của chúng ta đã đi một khoảng đường rất xa. Nó đã định hình nền văn minh bằng cách dạy dỗ những lý tưởng về sự công bằng, đạo đức, tính ngay thẳng, và sự nhân từ. Tuy nhiên, chúng ta có một vai trò phải đóng trong việc bảo đảm Lời của Đức Chúa Trời phải được truyền qua tha nhân. Phải mất ít phút hôm nay để xem xét cách thức chúng ta có thể tiếp cận và dạy dỗ người khác.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét