Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

CÒN TÔI THÌ SAO?


Còn Tôi Thì Sao?
Sự nhân từ và sự chân thật, chớ để lìa bỏ con; Hãy đeo nó vào cổ, ghi nó nơi bia lòng con  Châm ngôn 3:3

Có chuyện kể về một người Do Thái kia đã viết một bức thư gửi cho vị rabi Do Thái biết ông không được vui vẻ và cần sự hướng dẫn trong việc đưa đời sống mình đến chỗ bình thường. Bức thư viết: "Tôi cần sự giúp đỡ của ông. Tôi thức dậy mỗi ngày với buồn rầu và lo lắng. Tôi thấy khó mà tập trung lắm. Tôi thấy khó mà cầu nguyện nữa. Tôi cảm thấy cuộc sống mất đi sự vui vẻ và ý nghĩa của nó. Tôi cần sự giúp đỡ". Vị rabi Do Thái hồi đáp mà chẳng ghi ra một lời nào cả. Thay vì thế, vị rabi lấy bút đỏ rồi khoanh tròn chữ đầu tiên của mỗi câu trong đó: "Tôi".

Sứ điệp, ấy là giải pháp cho nan đề của người ấy có thể được tìm thấy khi mục tiêu đặc biệt nhắm vào bản thân ông ta. Vị rabi đã tìm cách chứng minh thật dịu dàng, nhưng vững chắc rằng bí quyết để có một cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn là thôi đừng tập trung vào bản thân mình nữa và thay vì thế hãy đặt mục tiêu vào tha nhân. Hạng người hạnh phúc nhất trên thế gian là hạng người làm cho người khác được hạnh phúc.

Trong sách Châm ngôn, chúng ta thấy sứ điệp đầy năng quyền nầy:Sự nhân từ và sự chân thật, chớ để lìa bỏ con; Hãy đeo nó vào cổ, ghi nó nơi bia lòng con”. Vua Solomon đã công nhận tầm quan trọng của sự nhân từ. Bằng cách nói cho chúng ta biết phải đeo nó vào cổ và ghi nó nơi bia lòng của chúng ta, ông đã dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta phải làm ra sự nhân từ - cũng như sự chân thật – một phần quan trọng của chúng ta là ai cả bên trong lẫn bên ngoài.

Hầu hết mọi người đang nếm trải sự sống đều tự hỏi: "Có gì ở trong đó cho tôi không?" Tuy nhiên, câu hỏi nầy cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc sống nông cạn và một cảm giác trống rỗng. Cuộc sống đã sống "có gì ở trong đó cho tôi không?" có thể trở thành một trải nghiệm rất cô đơn. Thay vì hỏi "Có gì ở trong đó cho tôi không?", chúng ta cần phải bắt đầu hỏi, "còn tôi thì sao?" Nói cách khác, tôi có thể giúp gì được không? Tôi có thể làm cho ngày của ai đó được sáng sủa bằng cách nào đây? Tôi có thể làm cho thế giới được tốt hơn cho mọi người bằng cách nào đây?

Trong tiếng Hybálai, từ ngữ nói tới bố thí là Natan, là một palindrome – đọc xuôi ngược đều như nhau. Điều này dạy cho chúng ta biết rằng vô luận cứu cánh việc bố thí của bạn đặt ở đâu, mọi người đều được ích. Nhưng không chỉ có nói suông mà được đâu. Hãy đi ra rồi thử làm xem!

Kinh Talmud dạy rằng sự nhân từ thậm chí còn tốt hơn là từ thiện bởi vì nó có thể được thực hiện cho cả người nghèo và người giàu, và có tiền hay không có. Mọi người đều có thể thực hiện hành vi nhân từ hôm nay. Hãy nói vài lời khích lệ cho ai đó đang chùng lòng xuống. Hãy nấu một bữa ăn nóng cho ai đó sống cô đơn hay chẳng có gì ăn. Hãy giúp đỡ ai đó đang chạy đôn chạy đáo, hoặc nhường chỗ ngồi cho ai đó trên xe buýt đông đúc kia. Thậm chí một câu nói đơn giản như hỏi han: "Tôi có thể giúp gì cho BẠN hôm nay?" có thể làm cho đời sống của bạn được phong phú cũng như bao người khác. Hãy lập sự nhân từ làm ưu tiên một cho hôm nay!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét