Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

KHÔNG ĐAU KHỔ KHÔNG ÍCH CHI HẾT


Không Đau Khổ Không Ích Chi Hết
“Mọi sự xảy đến cho mọi người như nhau: người công bình hay là kẻ hung ác, người hiền lành, thanh sạch, hay là người không thanh sạch, người dâng của tế lễ hay là người không dâng, người thiện hay là kẻ có tội, kẻ phát thề hay là người sợ lời thề, cả thảy đều đồng hưởng một số phận  — Truyền đạo 9:2

Trong một thế giới hoàn hảo, chỉ có việc tốt mới xảy ra cho người tốt, và việc xấu sẽ duy nhứt xảy ra với người xấu, có phải không?

Không nhất thiết.

Có phải hết thảy chúng ta muốn có điều tốt nhứt thì phải có những kinh nghiệm tiêu cực?

Trong sách Truyền đạo, vua Solomon chỉ ra rằng: “Mọi sự xảy đến cho mọi người như nhau: người công bình hay là kẻ hung ác, người hiền lành, thanh sạch, hay là người không thanh sạch, người dâng của tế lễ hay là người không dâng, người thiện hay là kẻ có tội, kẻ phát thề hay là người sợ lời thề, cả thảy đều đồng hưởng một số phận”. Nói cách khác, tốt và xấu đang xảy ra cho mọi người, vô luận là người tốt hay người xấu.

Trong câu kế tiếp, Solomon gọi tình trạng mọi vụ việc này là "hung ác" vì đôi khi nó khiến người ta phải từ bỏ đường lối của người công bình một khi họ thấy không có lợi trong việc trở thành một người tốt trong thế gian này. Thật vậy, vì sự công bình thật đã được làm ra và phần thưởng tối hậu đã được ban ra, người ta phải có đức tin và chờ đợi cho đến đời sau.

Tuy nhiên, trong những lần kinh nghiệm các khó khăn trong đời này, ngay cả khi bạn là một người tốt, không nhất thiết đó phải là điều xấu. Lịch sử đã minh chứng, và Kinh Thánh đã làm sáng tỏ thật nhiều lần, ấy là thường qua nỗi đau đớn lớn lao nhất của chúng ta để rồi chúng ta được hưởng món lợi hời nhất của chúng ta.

Như bất kỳ người nào đã nắm lấy phần luyện tập để giảm cân hoặc để xây dựng cơ bắp đã nhận ra, nếu sự luyện tập ấy không đau đớn, nó không hiệu quả đâu. Chúng ta phải cảm thấy thấm mệt mới làm giảm cân hoặc cảm thấy đau đớn để cơ bắp được ích. Nó tác động theo cùng phương thức tương tự với người bề trong của chúng ta. Nếu chúng ta muốn phát triển tối đa tiềm năng của mình, cần phải có những thách thức, khó khăn, và nhiều khi, phải có đau đớn – nhưng lắm lúc chúng ta không vận dụng được.

Đức Chúa Trời là vị huấn luyện viên cá nhân tối hậu của chúng ta, và vô luận chúng ta rơi từ tốt xuống xấu, hết thảy chúng ta đều phải thực hiện một số cải thiện. Đức Chúa Trời đề ra các bài kiểm tra và những thách thức hoàn hảo hầu cho chúng ta có thể trở thành những phiên bản tốt nhất cho bản thân mình.

Hãy lấy Vua David làm thí dụ. Theo truyền khẫu Do Thái, ông bị xa lánh bởi các anh và cha mình, họ đã nghi ngờ về thân phận của ông, đấy là vấn đề. Ông đã bị chối bỏ và đơn độc trong cả thời thơ ấu. Nhưng trong thời gian đau khổ đó, David học biết rằng Đức Chúa Trời là thân tín đáng tin cậy nhất của ông. Vì vậy, khi đến lúc giết chết gã khỗng lồ Gôliát, David đã sẵn sàng.


Chúng ta hãy nắm lấy thái độ này, và thay vì thắc mắc Đức Chúa Trời khi Ngài thử thách chúng ta với những khó khăn trong cuộc sống, chúng ta hãy cảm tạ Ngài vì cơ hội để trở thành hạng người tốt hơn. Hết thảy chúng ta sẽ kinh nghiệm những nhọc nhằn, giống như Solomon đã viết. Không có một sự lựa chọn nào trong việc này và không có gì chúng ta làm để tránh né nó. Tuy nhiên, chúng ta có thể lựa chọn cách chúng ta vận dụng sự đấu tranh của chúng ta và hạng người chúng ta trở thành là một kết quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét