Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

ĐỨC CHÚA TRỜI CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG


Đức Chúa Trời Chữa Lành Vết Thương
“Chớ nói: Ta sẽ trả ác. Hãy chờ đợi Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ cứu rỗi con” — Châm ngôn 20:22

James Garfield, vị Tổng thống thứ 20 của nước Mỹ, có mặt tại một nhà ga xe lửa thì ông bị bắn bởi một sát thủ. Đội y bác sĩ vội vã tới trợ giúp cho Tổng thống. Dù vậy, Tổng thống vẫn tỉnh táo và dường như rất ổn nữa kìa. Cái điều làm cho các bác sĩ phải bối rối, ấy là họ không thể tìm thấy viên đạn đã vào trong thân thể của Tổng thống. Mặc dù ông phàn nàn về tình trạng tê nhẹ ở tứ chi của mình, không ai nghi ngờ rằng viên đạn có thể chèn vào cột sống của ông.

Tổng thống đã hồi phục hoàn toàn, nhưng các y bác sĩ tiếp tục chọc và thăm dò xung quanh vết thương. Cuối cùng, họ đã biến một vết thương 3 inch thành vết thương 20-inch bị rò rỉ và nhiễm trùng do động tác ấy. Sau một mùa hè chiến đấu cho mạng sống của mình, Tổng thống Garfield đã qua đời - không phải do bị bắn, mà do sự nhiễm trùng khi thăm dò của các bác sĩ gây ra.

Trong sách Châm ngôn, chúng ta đọc thấy một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc đời: “Chớ nói: Ta sẽ trả ác. Hãy chờ đợi Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ cứu rỗi con”. Nói cách khác, đừng tìm cách trả thù. Giờ đây chúng ta tiếp thu được bài học này trong Lêvi ký 19:18, ở đây Kinh Thánh chép: "Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng ai…”. Bậc thánh hiền Do thái dạy rằng sách Châm ngôn đang cung ứng thêm sự giảng dạy.

Chúng ta đã biết rằng làm tổn thương người khác từ chỗ bất chấp là tội lỗi. Tuy nhiên, ở đây sách Châm ngôn dạy chúng ta rằng tìm cách báo thù cũng làm tổn thương cho bản thân mình. Giống như các bác sĩ làm nhiễm trùng Tổng thống Garfield, khi chúng ta thăm dò và chọc vào vết thương, chúng ta chỉ làm cho mọi việc ra tồi tệ hơn cho chính mình. Thay vì thế, khi có ai đó làm tổn thương chúng ta, chúng ta cần phải bỏ qua mà cứ tiến tới.

Hơn nữa, hoạch định và thực hiện sự báo thù hoàn toàn mất thì giờ và hao lực. Bậc thánh hiền dạy rằng thay vì làm thế, tốt hơn là người ta nên lấy sức lực đó rồi sử dụng nó để cầu xin Chúa vùa giúp cho. Cũng nỗ lực đó muốn làm hại kẻ thù có thể được sử dụng khôn ngoan hơn để giúp đỡ cho bản thân mình bằng cách xây qua Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện. Không những Đức Chúa Trời có thể giúp chữa lành chúng ta, khích lệ chúng ta, và làm cho mọi việc ra tốt hơn so với trước đó, song cuối cùng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đối phó đúng cách với kẻ thù của chúng ta.

Phải tập trung như thế nào vào việc làm cho cuộc sống mình ra tốt hơn và để cho Đức Chúa Trời xử lý với những kẻ gây hại cho chúng ta?

Khi ai đó gây hại cho chúng ta, bỏ qua không luôn luôn là việc dễ dàng đâu. Nhưng khi chúng ta thực sự hiểu sâu sắc ở trong lòng mình cứ trụ lại bên vết thương ấy chỉ làm cho mọi việc ra tệ hại hơn thôi, chúng ta có thể bỏ nó đi – không phải vì người kia xứng đáng để "được yên xuôi với nó", nhưng vì chúng ta đáng được sự bình an – sự bình an đến khi chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời để xử công bình cho chúng ta.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét