Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

MÙA LỄ THÁNH NẦY


Mùa Lễ Thánh Nầy
“Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, đồn lũy tôi, Đấng giải cứu tôi; Đức Chúa Trời là hòn đá tôi, nơi Ngài tôi sẽ nương náu mình; Ngài cũng là cái khiên tôi, sừng cứu rỗi tôi, và là nơi náu ẩn cao của tôi” — Thi thiên 18:2

Trong mùa lễ thánh này cho cả hai tín ngưỡng, tôi muốn người bạn Do Thái của tôi một lễ Vượt Qua đầy phước hạnh khi họ bắt đầu chuẩn bị cho sự tuân giữ xa xưa nầy, và cho các bạn hữu Cơ đốc của tôi, một lễ Phục sinh đầy hạnh phước. Thực vậy, phần lớn các phương diện thánh trong sự thờ lạy Cơ đốc có nguồn gốc thuộc linh của chúng một cách trực tiếp trong tín ngưỡng của người Do Thái và phần lịch sử ban đầu của quốc gia Israel đã được kể lại trong câu chuyện Xuất Aicập và Lễ Vượt Qua.

Đó là trường hợp với thuật ngữ "Chiên Con Lễ Vượt Qua", hoặc "Chiên Con của Đức Chúa Trời", là cụm từ theo truyền thống Cơ đốc giáo đề cập đến Chúa Jêsus. Từ nhận định của người Do Thái, thuật ngữ là Korban Pesach, hoặc "của lễ của Lễ Vượt Qua", có niên đại ngược về với lần Xuất Aicập đầu tiên. Máu của chiên con phải chịu chết, đã được bôi lên mày cửa của mỗi gia đình người Do Thái, góp phần như một dấu hiệu nói tới sự giải cứu ra khỏi sự chết ụp đến trên con trai đầu lòng của họ. Máu của chiên con sẽ là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi – không có nó, con đầu lòng của họ sẽ ngã chết, cùng với con cái của người Aicập.

Thêm nữa, chiên con tiêu biểu cho các thần tượng, hay tà thần, mà người Aicập đã thờ lạy. Bằng cách giết chiên con, đúng ra người Do Thái đã chối bỏ những ông chủ Aicập của họ cũng như chứng tỏ một lần nữa quyền phép của Đức Chúa Trời của Israel vượt trên hẳn các tà thần của người Aicập.

Trong những lần thờ lạy tại Đền Thờ của người Do Thái, dân Do Thái vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời phải nhớ đến Lễ Vượt Qua đầu tiên bằng cách giết một chiên con vào ngày hôm đó. Chiên con nầy phải là con đực, một tuổi, và quan trọng nhất, không có tì vít chi hết. Chỉn khi ấy nó mới xứng đáng là của lễ trọn vẹn cho Lễ Vượt Qua. (Xem Xuất Êdíptô ký 12:5).

Sự tuân giữ Lễ Vượt Qua này là điều Cơ đốc nhân tham khảo khi nói tới "chiên con không lỗi không vít" (I Phierơ 1:19).

Đây cũng là sự thật mà Chúa Jêsus, là một người Do Thái hay tuân giữ, và các môn đồ Ngài đã cử hành Lễ Vượt Qua trong chính đêm mà Ngài đã nói trước về sự chết hầu đến của Ngài. Chúa Jêsus đã noi theo chính những sự dẫn dắt thiêng liêng đã được ban cho Môise khi Ngài bẻ bánh với các môn đồ mình. Rồi sau đó, sứ đồ Phaolô đã viết trong thư thứ nhất gửi cho người thành Côrinhtô phải "giữ Lễ" (Lễ Vượt Qua/Tiệc Thánh) với bánh không men.

Thật vậy, sự tuân giữ Cơ đốc về Lễ Phục Sinh vang dội lại câu chuyện nói tới sự thoát hiểm và giải cứu của người Do Thái ra khỏi vòng nô lệ cho người Aicập cách đây ba ngàn năm. Khi hiểu được câu chuyện nói tới Lễ Vượt Qua và biểu tượng phong phú của bữa ăn Seder cung ứng sự phong phú mới mẻ cho nhiều truyền thống thờ phượng tại các nhà thờ trên toàn thế giới

Năm nay, khi những bạn hữu Cơ Đốc của tôi cử hành lễ Phục sinh, thật lấy làm tốt khi nhớ lại ơn giải cứu kỳ diệu của người Do Thái vào Lễ Vượt Qua đầu tiên đó và chức vụ lãnh đạo thiêng liêng Đức Chúa Trời đã đưa họ ra khỏi vòng nô lệ mà đến với sự tự do – lẽ đạo cơ bản của đức tin trên cả hai tín ngưỡng của chúng ta đã được dựng lên. Chúng ta hãy cùng nhau kỷ niệm và ngợi khen cùng với Vua David, theo lời lẽ của Thi thiên 18, hòn đá, đồn luỹ, và sừng cứu rỗi của chúng ta.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét