Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

GIỮ LẤY NHỮNG MÃNH VỠ


Giữ Lấy Những Mãnh Vỡ
“Trong hòm chỉ có hai bảng đá mà Môi-se đã để, tại núi Hô-rếp, khi Đức Giê-hô-va lập giao ước với dân Y-sơ-ra-ên, lúc họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô”  — I Các Vua 8:9

Như Rabi Menachem Mendel xứ Kotzk, một nhân vật nổi tiếng của thế kỷ thứ 18, đã từng nói: "Không có gì lành lặn giống như một tấm lòng tan vỡ". Thường thì chúng ta nghĩ về sự lành lặn và tan vỡ là hai hai trạng thái đối nghịch nhau. Nhưng như vị rabi tâm sự, không nhất thiết phải nghĩ như thế. Đôi khi sự tan vỡ dẫn đến sự lành lặn đến mức không có một mảnh vỡ nào, có thể là chẳng thấy chút hư hỏng nào cả.

Trong phần đọc Kinh Thánh tuần này, chúng ta đọc về sự cung hiến Đền Thờ do Vua Solomon xây dựng. Đó là phần ví sánh với sự toàn vẹn của Đền Tạm mà chúng ta vừa đọc trong tuần này. Trong phần mô tả sự cung hiến, chúng ta đọc về việc đưa Hòm Giao Ước vào trong Nơi Chí Thánh. Trong bối cảnh này, chúng ta biết rằng “Trong hòm chỉ có hai bảng đá mà Môi-se đã để, tại núi Hô-rếp, khi Đức Giê-hô-va lập giao ước với dân Y-sơ-ra-ên, lúc họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô”.

Chẳng có gì khác ở bên trong Hòm Giao Ước hơn hai tấm bảng đá chứa Mười Điều Răn. Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng thực sự có hai bộ bảng đá trong Hòm Giao Ước: bộ bị bễ mà Môise đã đập khi nhìn thấy con bò vàng mà dân Israel đã dựng lên để thờ lạy, cũng như hai tấm bảng đá nguyên vẹn đã nhận lãnh lần thứ hai khi Môise lên đên gặp Đức Chúa Trời.

Tại sao lại giữ hai tấm bảng bị đập bễ cùng với hai tấm nguyên vẹn mà chi? Chúng có thể phục vụ cho mục đích gì một khi hai tấm bảng mới đã được cung ứng cho?

Bậc thánh hiền dạy rằng sức mạnh của hai tấm bảng đá mới có được là từ hai tấm bảng đã bị đập bễ kia.

Chính nhờ vào việc đập bễ hai tấm bảng thứ nhứt mà con cái Israel mới tiếp thu được những bài học đầy năng quyền cần thiết để có khả năng tiếp nhận hai tấm bảng thứ nhì. Chính nhờ sai lầm trong việc phạm tội mà họ đã tiếp thu được để tránh phạm tội trong tương lai. Bằng cách giữ lấy hai tấm bảng bị đập bễ kia cùng với hai tấm nguyên vẹn, sứ điệp là không thể nhầm lẫn: Chúng ta cần sự tan vỡ của chúng ta với chúng ta - những sai phạm, những tai vạ, và nỗi đau khổ của chúng ta – cũng giống như chúng ta cần nhiều những điều đó khiến cho chúng ta cảm thấy mình lành lặn – những lần đắc thắng, các kỷ niệm, và những thành tựu của chúng ta. Cái nầy giúp cho cái kia, và cả hai giúp đưa chúng ta qua cuộc sống.

Bậc thánh hiền dạy rằng Hòm Thánh Giao Ước kia "đã khiêng những ai khiêng nó". Khi người Lêvi "khiêng" Hòm Giao Ước, thay vì cảm thấy sức nặng của nó, các thầy tế lễ sẽ cảm thấy được thêm sức cho mà nhấc Hòm lên; Hòm Giao Ước "khiêng" họ một cách kỳ diệu. Vì vậy, những phần bị bễ của chúng ta không trì chúng ta xuống. Khi chúng ta sử dụng tình trạng tan vỡ của chúng ta như một chất xúc tác nhắm tới sự trọn lành, các mảnh vỡ của chúng ta nhấc chúng lên và đưa chúng ta tiến tới đàng trước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét