Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

ĐỪNG GIỮ LẠI


Đừng Giữ Lại
“Chớ từ chối làm lành cho kẻ nào xứng đáng, miễn là tay con có quyền làm điều ấy” — Châm ngôn 3:27
Do Thái giáo kể một câu chuyện mang tính cảnh báo về từ thiện – đặc biệt hơn, về việc từ chối không làm từ thiện. Có một doanh nhân giàu có người Do Thái thường xuyên làm từ thiện cho một người  nghèo. Trong nhiều năm trời, kẻ nghèo kia cứ xuất hiện ở nhà người giàu rồi ra về có đủ tiền để nuôi gia đình mình.
Một ngày nọ, sau khi kẻ nghèo thực hiện một trong các chuyến thăm thường xuyên của mình, người giàu kia bực bội và nghĩ rằng mình cứ hỗ trợ cho kẻ nghèo này thì quá bất công. Rốt lại, thì đó là tiền của mình mà – kẻ nghèo có quyền gì để mong đợi bố thí hàng tháng chứ?
Lần sau, kẻ nghèo xuất hiện tại cửa nhà ông ta, người giàu kia cho kẻ nghèo biết ông ta sẽ không làm từ thiện như vậy nữa. Chán nản, kẻ nghèo tay trắng trở về với gia đình mình. Nhưng, như Đức Chúa Trời muốn như vậy, thình lình công việc làm ăn của kẻ nghèo kia bắt đầu phát đạt. Trong một thời gian ngắn ông ta đã kiếm được nhiều tiền lắm.
Trong khi ấy, người giàu kia đã kinh nghiệm một sự xoay chiều về của cải của ông ta - song không phải là vì điều lành đâu. Công việc làm ăn của ông ta bị thua lỗ nặng nề, và người từng giàu có thấy mình rơi vào chỗ bần cùng. Người trước đây giàu có, ông ta bối rối lắm đến gặp vị rabi của mình để hỏi lý do tại sao ông ta phải trải qua một sự tuột dốc thê thảm như vậy. Vị rabi giải thích rằng người giàu đã được Đức Chúa Trời ký thác với tiền bạc của kẻ nghèo kia. Phân phát tiền bạc ấy ra là công việc của ông ta. Một khi ông ta không muốn làm công việc ấy, Đức Chúa Trời đã lấy đi số bạc đó và giao nó trực tiếp cho chính kẻ nghèo đó.
Trong sách Châm ngôn, chúng ta đọc: “Chớ từ chối làm lành cho kẻ nào xứng đáng, miễn là tay con có quyền làm điều ấy”. Trong tiếng Hêbơrơ, từ ngữ thường nói tới "từ thiện" tzedakah. Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do Thái chỉ ra rằng "từ thiện" là cách dịch chưa đủ của từ tzedakah. Từ ngữ tzedakah ra từ chữ tzedek có nghĩa là "công bình". Một định nghĩa chính xác hơn sẽ là "sự công bình".
Theo Do Thái Giáo, khi chúng ta làm từ thiện, chúng ta không phải là sống tử tế đâu; chúng ta đang sống công bình. Chúng ta chuyển cho kẻ nghèo những gì đáng thuộc về họ và những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta để quản lý. Đây là lý do tại sao sách Châm ngôn cảnh báo chúng ta chống lại việc giữ lại những gì chúng ta phải ban ra; nó không thuộc về chúng ta để bắt đầu với.
Trong Phục truyền luật lệ ký 15:10, chúng ta học biết: "Ngươi phải giúp cho người, chớ cho mà có lòng tiếc". Nếu chúng ta nghĩ tiền bạc của chúng ta là của chúng ta, nó có thể dẫn đến việc bố thí cách tức giận. Nhưng khi chúng ta công nhận rằng mọi sự chúng ta có đều đến từ Đức Chúa Trời để sử dụng theo các ý định của Ngài, chúng ta có thể ban ra cách rời rộng và với tình yêu thương, biết ơn vì có cơ hội để trở thành đối tác của Đức Chúa Trời, một người cho vay và không phải là kẻ đi mượn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét