Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

CON VẬT QUÁI GỞ


Con Vật Quái Gở
Hãy nói mà rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi Pha-ra-ôn, vua Ê-díp-tô, nầy, ta nghịch cùng ngươi, ngươi là con vật quái gở nằm giữa các sông mình, mà rằng: Sông của ta thuộc về ta, ấy là ta đã làm nên cho ta” — Êxêchiên 29:3

Trong phần đọc Kinh Thánh tuần nầy, chúng ta đọc về bảy trong mười trận dịch mà Đức Chúa Trời đã giáng xuống Ai Cập vì Pharaôn sẽ không để cho con cái Israel ra đi thoải mái đâu. Trong khi biểu thị sức toàn năng, Đức Chúa Trời đã hành hại Ai Cập với huyết, ếch nhái, dịch lệ, mưa đá, và nhiều thứ nữa. Chúng ta không thể làm chi khác hơn là tự hỏi: Pharaôn đang nghĩ gì vậy? Tại sao ông ta không phục theo Đức Chúa Trời sau trận dịch thứ nhứt, thứ ba, hay thứ bảy chứ? Tự đặt mình vào thời điểm huỷ diệt nhiều lần thì chẳng có gì là hay ho cả!

Tuần này từ sách Êxêchiên cho chúng ta thấy gợi ý như một giải đáp vậy.

Trong lời tiên tri nói tới sự sụp đổ của Ai Cập, Đức Chúa Trời phán: ”Hỡi Pha-ra-ôn, vua Ê-díp-tô, nầy, ta nghịch cùng ngươi, ngươi là con vật quái gở nằm giữa các sông mình". Bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng Pharaôn tuyên bố chính ông ta là Đức Chúa Trời. Vì vậy, ông ta không muốn thấy bất kỳ dấu hiệu nào về nhân tánh cả. Để giữ gìn bản sắc này, Pharaôn sẽ xuống sông Nile mỗi buổi sáng để tự giải khuây theo cách riêng. Ông ta là một con vật quái gỡ kiêu căng đang nằm trong dòng sông Nile và tự dối mình cùng mọi người khác bằng cách giả vờ cho rằng mình là Đức Chúa Trời.

Nhưng Đức Chúa Trời biết rõ bí quyết của Pharaôn. Đó là lý do tại sao khi Đức Chúa Trời truyền cho Môise và Arôn đến đối diện với Pharaôn và cảnh cáo ông ta về trận dịch đầu tiên, Ngài bảo họ đến đối diện với Pharaôn bên sông Nile – vào buổi sáng khi ông ta đang lo liệu các nhu cần của riêng mình. Điều nầy sẽ là một sự sỉ nhục và là một lời cảnh cáo cho Pharaôn phải xây khỏi thái độ kiêu căng của ông ta, bằng không, ông ta sẽ hướng tới chỗ hủy diệt.

Tôi được nhắc nhớ đến một câu chuyện nói về hai con tàu đụng nhau vào mùa hè năm 1986 ở Biển Đen, thiệt hại cả trăm nhân mạng. Thảm hoạ thực sự là cách thức và lý do tại sao hai con tàu đụng nhau. Sự việc cho thấy rằng mỗi vị thuyền trưởng đều biết rõ lộ trình của tàu kia. Cả hai đã có thể dễ dàng chỉ đạo để tránh va chạm nhau. Tuy nhiên, không vị thuyền trưởng nào muốn nhường đường cả. Mỗi người quá kiêu ngạo không nhường nhịn nhau, và sự kiêu ngạo của con người cũng một thể ấy, chớ không phải thất bại về mặt kỷ thuật, đã dẫn đến tai hoạ. Khi đến lúc hai vị thuyền trưởng ngộ ra, thì đã quá muộn.

Trong sách Châm Ngôn, chúng ta đọc: "Phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va" (Châm ngôn 16:5). Đức Chúa Trời hứa đánh hạ kẻ kiêu ngạo xuống, nhưng thích hợp hơn là chúng ta cũng biết xử mình thể ấy. Tuy nhiên, xoá bỏ tánh kiêu ngạo của chúng ta là việc không dễ dàng đâu. Chúng ta muốn làm chủ sự khiêm nhường mà không phải hy sinh sự tin cậy.

Cách tốt nhất để làm việc này là công nhận những gì Pharaôn đã không làm: rằng Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta, Ngài đã dựng nên chúng ta và nâng đỡ chúng ta. Bằng cách đó, chúng ta sẽ nhìn thấy lòng tự trọng, nó đến với việc nhận biết rằng chúng ta là con cái yêu dấu của Đức Chúa Trời mà không bị rơi vào cái bẫy suy nghĩ rằng mọi thành công của chúng ta là do sức riêng của chúng ta.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét