Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

LỜI NÓI NẮN ĐÚC ĐỜI SỐNG CHÚNG TA


Lời Nói Nắn Đúc Đời Sống Chúng Ta
“Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; Nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay — Châm ngôn 12:18

Một câu chuyện thuật lại về một thanh niên tên là Thomas Edison về đến nhà một ngày kia với tờ giấy trao cho mẹ của mình. Anh nói với bà: "Giáo sư của con cho con biết giấy tờ này chỉ dành cho mẹ thôi". Mẹ Thomas đọc tờ giấy và lệ đẫm đôi mắt của bà. Thomas hỏi mẹ mình tờ giấy ấy viết gì, và bà đọc to lên: "Con trai của bà là một thiên tài. Ngôi trường này là quá nhỏ đối với anh ấy và không có đủ giáo sư giỏi để đào tạo anh ta. Xin đích thân bà hãy dạy cho anh ta".

Và đó chính xác là những gì mẹ Thomas đã đọc; bà là giáo sư tư gia cho con của mình với lòng tận tụy và cống hiến.

Như câu chuyện tiếp tục, nhiều năm sau, sau khi mẹ của Thomas Edison qua đời rồi, và giờ đây ông là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất của thế giới, ông tìm gặp tờ giấy gấp lại giữa các thứ khác trong gia đình. Ông mở tờ giấy ấy được đưa cho ông để trao lại cho mẹ ông rồi đọc sứ điệp sau đây: "Con trai của bà bị bệnh tâm thần. Chúng tôi sẽ không để cho anh ta đến trường nữa".

Ngay giờ phút ấy, Edison nhận ra những gì mẹ đã làm cho mình rất nhiều năm trước đây. Ông đã viết trong nhật ký của mình: "Thomas Alva Edison là đứa con rối trí, bởi một bà mẹ anh hùng, đã trở thành thiên tài của thế kỷ".

Trong sách Châm ngôn chúng ta học: “Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; Nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay. Bạn có thể tưởng tượng những gì có thể đã xảy ra với Thomas Edison nếu mẹ ông đã đọc cho ông nghe những câu nói thiếu thận trọng và gây tổn thương được viết ra bởi vị giáo sự dại dột của ông? Ông sẽ không bao giờ phát minh ra bóng đèn hoặc có nhiều đóng góp khác của mình cho xã hội.

Cảm ơn Chúa vì lời lẽ khôn ngoan của mẹ ông! Bà đã tạo ra bối cảnh trong đó con trai của bà có thể phát triển đầy đủ tiềm năng của mình.

Kinh Talmud dạy rằng thốt ra thứ lời lẽ gây tổn thương thì tồi tệ hơn gian lận trong kinh doanh. Ở cái nhìn đầu tiên, đẳng thức đó có thể chẳng có ý nghĩa chi cả. Có phải lời nói thoảng qua trong không gian chăng? Tuy nhiên, lấy tiền của ai đó, là làm thiệt hại rõ ràng! Mặc dù vậy, bậc thánh hiền Do Thái nhìn thấy mọi việc cách khác biệt. Trong khi gian lận và ăn cắp chắc chắn là sai lầm và là tội ác, không nên phạm phải chúng mà chi. Một người có thể thấy hối hận và trả lại số tiền đã đánh cắp. Thậm chí nếu điều đó không xảy ra, tác động của việc mất tiền thường thì không làm nặng nề cho một người trong cuộc sống. Tuy nhiên, lời nói không thể lấy lại được, và sự thiệt hại của lời nói vô độ không nên được nói ra. Chúng có thể gây sẹo cho một người suốt đời.

Nguyện chúng ta nhận sứ điệp này vào lòng và tìm cách sử dụng lời nói đem lại sự chữa lành hôm nay. Giống như lời lẽ gây tổn thương có thể tạo ra thiệt hại không tính được trong cuộc sống, cũng một thể ấy lời nói ân hậu tác động cách tích cực đến một người suốt cả đời. Nguyện lời lẽ chúng ta sử dụng hôm nay làm thay đổi một đời sống ra tốt đẹp hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét