Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

DỌN CHỖ CHO ĐỨC CHÚA TRỜI


Dọn Chỗ Cho Đức Chúa Trời
“Phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va; Quả thật nó sẽ chẳng được khỏi bị phạt — Châm ngôn 16:5

Tôi đang lái xe xuống đường cao tốc một ngày kia khi tấm biển quảng cáo bắt mắt tôi. Tôi không nhớ gì về dấu sản phẩm đang quảng bá, nhưng tôi nhớ câu nói được sử dụng để tiếp thị, đây là câu nói mà tôi đã nhớ đến sản phẩm đắt tiền đó: "Bạn xứng đáng có nó".

Câu nói ấy làm cho tôi sực tỉnh vì có nhiều quảng cáo của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên việc làm cho chúng ta cảm thấy rằng chúng ta xứng đáng với mọi thứ. Chúng ta bị cuốn vào việc suy nghĩ rằng chúng ta thì tốt hơn những người kia, và do đó, đặc biệt xứng đáng với các thứ xa xỉ. Những tấm biển quảng cáo bao quanh chúng ta khuyến khích chúng ta tập trung vào bản thân mình như trái ngược với các nhu cầu của người khác. Chúng ta được khuyến khích phải sống kiêu ngạo và tự hào. Chúng ta càng tin tưởng mình cao trọng hơn, chúng ta càng tin tưởng rằng mình xứng đáng hơn.

Trớ trêu thay, trong lãnh vực tâm linh, mọi thứ đang tác động chính xác theo cách ngược lại. Chúng ta càng ít kiêu ngạo, chúng ta càng lãnh hội nhiều hơn.

Trong sách Châm ngôn, vua Solomon đã dạy: “Phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va”. Lời lẽ nầy khá gay gắt. Bậc thánh hiền Do Thái đưa ý tưởng này đi xa hơn rồi tham khảo Thi thiên 101:5, đọc: "Còn kẻ nào có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo, tôi chẳng chịu cho nổi". Tuy nhiên, theo truyền khẫu Do Thái, câu nầy được dịch là Đức Chúa Trời phán: "Hễ ai có ánh mắt ngạo mạn và lòng tự hào, Ta không thể sống với hắn".

Tại sao Đức Chúa Trời lại khó chịu đối với kẻ kiêu ngạo như thế chứ? Chúng ta không nhìn thấy thái độ này đối với bất kỳ thái độ xấu nào khác. Đức Chúa Trời không phán rằng Ngài không thể sống với kẻ tà dâm, kẻ trộm cướp, hay kẻ giết người. Khi nói tới kẻ ngạo mạn và kiêu căng, tại sao Đức Chúa Trời lại phán: "Hoặc là Ta hay là ngươi; chúng ta không thể tồn tại cùng nhau?"

Trong Anh ngữ, chúng ta có một cụm từ mà chúng ta dùng để mô tả một người kiêu ngạo. Chúng ta nói: "Ông ta đầy ắp cái tôi". Cụm từ này giải thích chính xác lý do tại sao Đức Chúa Trời không thể ở với kẻ kiêu ngạo; đơn giản là họ không có chỗ cho Ngài. Người đầy ắp với chính cái tôi của mình (nam hay nữ). Ngay cả hạng tội nhân ghê khiếp nhất có thể cảm thấy hối hận, thậm chí tan vỡ, và trong sự tan vỡ, có rất nhiều chỗ cho Đức Chúa Trời bước vào. Tuy nhiên, khi một người đầy ắp kiêu căng, không có một chỗ nào cho Đức Chúa Trời cư trú cả.

Kinh Thánh mô tả Môise là người khiêm tốn nhất trong cả loài người (Dân số ký 12: 3). Không có gì lạ khi ông là người nhận lãnh nhiều nhất từ nơi Chúa – chính Kinh Thánh. Chúng ta có cái tôi càng trống rỗng, chúng ta càng lãnh hội nhiều hơn.

Chúng ta hãy nhớ sự dạy này khi chúng ta sắp sửa ngày hôm nay của mình. Chúng ta càng ít đầy dẫy cái tôi đi, chúng ta càng có thể lãnh hội từ Đức Chúa Trời. Vì vậy, nguyện chúng ta hãy nhắm đến sự vô kỷ, biết nghĩ đến người khác, và lưu ý đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Chỉn khi chúng ta dọn chỗ cho Đức Chúa Trời hầu cho Ngài có thể đến và làm đầy dẫy nó.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét