Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

TỬ TẾ TRẢ CHO TỔN THƯƠNG


Tử Tế Trả Cho Tổn Thương
“Vì tình thương của tôi, chúng nó lại trở cừu địch tôi; Nhưng tôi chỉ chuyên lòng cầu nguyện” — Thi thiên 109:4

Trong Thi thiên 109, vua David giải thích rằng mặc dù ông yêu kẻ thù của mình, họ lại thù ghét ông. Và ông có nhiều kẻ thù trong cuộc đời của mình.

Xu hướng tự nhiên của chúng ta là ưa thích người nào giống như chúng ta và sống tử tế với những ai sống tử tế với chúng ta. Ngược lại, chúng ta đều là có khả năng không thích người nào không thích chúng ta và làm tổn thương những ai làm tổn thương chúng ta trước. Thật là bất thường khi tìm một ai đó có thể lấy tử tế trả cho tổn thương giống như vua David. Làm thế nào chúng ta có thể thắng hơn xu hướng của con người bình thường chúng ta không thích kẻ làm tổn thương chúng ta?

David đã trả lời câu hỏi này trong về thứ nhì của câu: "nhưng tôi chỉ chuyên lòng cầu nguyện". Sự cầu nguyện phải làm gì với việc ấy chứ?

Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta công nhận rằng mọi sự trong cuộc sống chúng ta đều đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời: điều tốt, điều xấu – mọi sự. Chúng ta cảm tạ Chúa vì những điều tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta, và chúng ta có thể nài xin Ngài thay đổi một hoặc hai điều. Trong từng lời chúng ta thốt ra, chúng ta công nhận rằng chỉ có một nguồn lực kiểm soát các sự kiện trong cuộc sống chúng ta: ấy là Đức Chúa Trời.

Vì vậy, phải làm gì với một người bạn vô ơn hay một người bà con chuyên gây tổn thương?

Khi chúng ta công nhận rằng mọi sự xảy đến với chúng ta đều phát xuất từ Đức Chúa Trời vì ích của chính chúng ta, chúng ta không còn đổ lỗi hoàn toàn vào những người làm tổn thương chúng ta. Chúng ta công nhận rằng mọi kinh nghiệm của chúng ta, thậm chí những kẻ chuyên gây tổn thương, rất cần thiết cho sự tấn tới về mặt thuộc linh của chúng ta.

Có phải điều này khiến cho kẻ chuyên gây tổn thương ra vô tội không? Không. Chỉ vì một tình huống khó chịu được phát ra cho chúng ta, không có nghĩa là người phát nó ra đã trở thành người tình nguyện cho việc ấy đâu!

Nhưng sự việc không đặt đủ khoảng cách giữa chúng ta và kẻ gây tổn thương để có thể nhìn thấy bên kia hành động của họ và bên trong linh hồn của họ. Họ là những sứ giả đến từ Đức Chúa Trời phân phát cho chúng ta một cách chính xác những gì chúng ta cần vào giờ phút đó. Bất cứ gì xảy ra như là kết quả của những kẻ thù trong cuộc sống của chúng ta bị buộc phải xảy ra cho chúng ta dù cách nầy hay cách khác. Sự việc rõ ràng này cho phép chúng ta bỏ đi nhu cần phải ghét trả hay báo lại sự tổn thương. Thay vì thế, nó cho phép chúng ta chọn lấy tình yêu thương.

Nếu bạn giống như phần còn lại của chúng tôi, có lẽ có những kẻ trong cuộc sống của bạn họ đã gây tổn thương bạn lúc này hay lúc khác. Có lẽ cũng có những người mà bạn không biết - ngay cả ở các nước khác – họ nói và làm những điều đáng ghét đối với bạn. Nhưng hãy nhớ - mọi sự ấy là có cần và chúng cũng là một phần trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Hãy bỏ đi sự thù ghét và hãy chọn yêu thương.

Đừng đặt kẻ thù của bạn ở đúng vị trí của họ; thay vì thế hãy đặt họ vào những lời cầu nguyện của bạn.


LỜI KÊU GỌI PHỤC VỤ


Lời Kêu Gọi Phục Vụ
Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi” — Êsai 6:8

Trong phần Kinh Thánh tuần nầy, chúng ta đọc về việc ban bố Kinh Torah trên núi Sinai cho con cái Israel. Theo truyền khẫu Do Thái, dân Israel không phải là dân duy nhất cũng không phải là quốc gia đầu tiên mà Đức Chúa Trời ban hiến Kinh Thánh cho. Trước tiên, Ngài đã hỏi các dân khác, không biết họ có quan tâm đến quyển sách của Ngài hay không!?! Tuy nhiên, sau khi nghe biết điều chi có trong Lời của Đức Chúa Trời, các dân khác đã từ chối sự ban hiến cho của Đức Chúa Trời. Con cái Israel không phải là dân đầu tiên được ban bố cho kinh Torah – họ chỉ là dân đầu tiên chấp nhận Kinh Thánh mà không có một thắc mắc, không điều kiện tiên quyết, hoặc quy định nào hết.

Trong phần Kinh Thánh tuần này, chúng ta đọc về đại tiên tri Êsai và cảm ứng của ông trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Trong mặc khải thứ nhứt và cuộc gặp gỡ của Ê-sai với Chúa, Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Đức Chúa Trời có sứ mệnh cần phải hoàn tất trên Đất và Ngài cần ai đó để lo liệu công việc ấy.

Tuy nhiên, hãy để ý trong cuộc gặp gỡ này, Đức Chúa Trời đã không trực tiếp hỏi Êsai về nhân vật kia. Thay vì thế, Êsai đã nghe Đức Chúa Trời phán ra câu nầy với các thiên sứ. Êsai đã đảm nhận công việc không phải vì ông được yêu cầu phải lo làm việc ấy đâu, mà vì ông đã tình nguyện. Giống như những người Do Thái nào chấp nhận kinh Torah sau khi các dân khác đã từ chối nó, Êsai không phải là người duy nhất đã trở thành sứ giả của Đức Chúa Trời; ông là người đã chấp nhận lời kêu gọi.

Sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời không hướng lời kêu gọi của Ngài đến Êsai dạy cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời cũng gửi lời kêu gọi nầy đến với chúng ta nữa: “Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Ai sẽ là đại biểu của Chúa ở trên Đất, bước đi trong sự vâng lời và chu toàn ý muốn của Ngài? Hãy nhìn vào câu trả lời của Êsai. Ông đáp: “Có tôi đây; xin hãy sai tôi

Liệu câu trả lời của chúng ta có giống như vậy không? Nhiều người sẽ nói: "Vâng! Tôi sẽ là sứ giả của Thiên Chúa. . . nhưng tôi phải làm gì đây? Đâu là sứ mệnh của tôi?"

Chúng ta một lần nữa nhìn vào câu trả lời của Êsai. Ông nói: "Có tôi đây". Nói cách khác, Êsai đang nói: "Tôi đang ở vị trí đặc biệt này. Tôi sống ở nơi đặc biệt này giữa vòng những người này trong thời điểm và thời gian nầy trong lịch sử. Có tôi đây. Tôi nhìn thấy một số nan đề và thách thức rất đặc biệt. Sứ mệnh của tôi là phục vụ Chúa tại nơi tôi đang sinh sống, với những vụ việc mà mà tôi có thể làm trong bầu không khí ảnh hưởng của cá nhân tôi. Tôi sẵn sàng làm việc gì tôi có thể làm, Lạy Chúa – xin hãy sai tôi".

Bây giờ, hãy nhìn xung quanh bạn – bạn đang ở chỗ nào trong lúc nầy? Những cơ hội nào Đức Chúa Trời đã đặt để trong cuộc sống của bạn để trở thành đại biểu của Ngài? Nếu ai đó đang cô đơn, hãy là một sự hiện diện đem lại niềm yên ủi. Nếu ai đó có đói, hãy cho họ ăn. Nếu ai đó đang trong cảnh khốn khổ, hãy trở thành vầng đá để họ có thể nương tựa vào.

Đức Chúa Trời gửi đến một lời kêu gọi phục vụ mỗi ngày. Mọi sự chúng ta cần phải làm là nhìn xung quanh chúng ta và đáp trả sự kêu gọi của Ngài!



Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

KHÁ SẴN SÀNG


Khá Sẵn Sàng
Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy đi đến cùng dân sự, khiến dân giữ mình thánh sạch ngày nay và ngày mai, cùng phải giặt áo xống mình. Qua ngày thứ ba, dân khá sẵn sàng, vì ngày đó Đức Giê-hô-va sẽ giáng lâm trước mắt dân sự tại núi Si-na-i” — Xuất Êdíptô ký 19:10–11

Tuần trước chúng ta đọc về việc rời khỏi Aicập của dân Israel. Tuần này chúng ta đến với một sự kiện thật hoành tráng. Hai tháng sau khi ra khỏi Aicập, con cái Israel đến đóng trại ở chân núi Sinai. Ở đây, chúng ta đọc về sự mặc khải của Đức Chúa Trời và sự ban bố Ngũ Kinh, và chúng ta gặp gỡ khoảnh khắc làm thay đổi lịch sử và nền văn minh của con người được định hình.

Nhưng ngay trước khi Đức Chúa Trời ngự xuống trên núi Sinai, con cái Israel, qua Môise, được truyền cho phải sửa soạn cho sự kiện lớn lao này: “Hãy đi đến cùng dân sự, khiến dân giữ mình thánh sạch ngày nay và ngày mai, … Qua ngày thứ ba, dân khá sẵn sàng, vì ngày đó Đức Giê-hô-va sẽ giáng lâm trước mắt dân sự. Dân Israel đã phải dành ra hai ngày sẵn sàng để đến ngày thứ ba, họ có thể nhận được Đức Chúa Trời và Lời của Ngài.

Như chúng ta có thể hình dung, sửa soạn cho sự mặc khải của Đức Chúa Trời không những tự nhiên về phần thuộc thể. Sự sửa soạn nầy còn nhiều hơn so với việc khoác lấy bộ đồ xịn nhất và đẹp nhất sau khi tắm. Hai ngày là không cần thiết lắm cho việc đó! Thay vì thế, đây là một sự chuẩn bị về mặt thuộc linh buộc phải có nơi dân sự. Từ sự việc nầy, bậc thánh hiền Do Thái học biết như sau: "Không có sự thánh khiết nào mà không có sự chuẩn bị".

Có một câu chuyện xưa nói về vị hoàng đế Nhật Bản yêu cầu viên hoạ sĩ vẽ một con chim. Nhiều tháng và năm trôi qua mà chưa có tranh gửi đến. Trong cơn giận dữ và thất vọng, vị hoàng đế đã xông vào nhà viên hoạ sĩ một ngày kia, đòi xem những gì ông ta đã yêu cầu. Viên hoạ sĩ chỉ cho vua thấy cái khung vải trống không. Khi ấy, ông đã tiến hành vẽ một kiệt tác. Vị Hoàng đế hỏi: "Tại sao ngươi không vẽ sớm hơn?" Viên hoạ sĩ lấy ra một chồng bản phác thảo với đôi cánh, đầu, và lông của một con chim, ông giải thích: "Tôi đã không thể vẽ kiệt tác mà không có sự sữa soạn trước".

Sữa soạn là cần thiết cho bất kỳ một thành tựu nào. Đây là sự thật trong những phương diện thuộc thể của đời sống chúng ta và đó cũng là sự thật trong lãnh vực thuộc linh nữa. Giống như chúng ta sẽ không cố gắng chạy marathon mà không cần nhiều tháng tập luyện và sữa soạn, chúng ta không thể mong mình sẽ ở đỉnh cao trong khuôn khổ thuộc linh mà không có đủ cơ sở. Nếu chúng ta muốn trở thành hạng người thánh khiết, xứng đáng với việc tiếp nhận Chúa, chúng ta không thể mong mình sẽ tỉnh thức và sẵn sàng một ngày kia. Phải mất nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, và nhiều năm sữa soan sao cho thích đáng.

Phải sữa soạn về mặt thuộc linh như thế nào đây? Cũng một phương thức mà chúng ta sữa soạn về mặt thuộc thể. Hãy lập một chương trình và lên một kế goạch. Cầu nguyện, nghiên cứu Kinh Thánh, và hành động tử tế là những nhà xây dựng phẩm cách giúp đỡ với sự sữa soạn về mặt thuộc linh của chúng ta. Khi chúng ta dự tính lập các phần nầy thành phần trọng tâm cho đời sống hàng ngày của chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ được sẵn sàng vào ngày mặc khải tối hậu của Đức Chúa Trời.