Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

ƯU TIÊN CHO CON NGƯỜI


Ưu Tiên Cho Con Người
Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giê-hô-va — Lêvi ký 23:34

Một câu chuyện thuật lại về Rabi Pinchas xứ Koretz, ông sống ở Nga vào thế kỷ thứ 18. Rabi Pinchas là người công bình duy nhất nhưng hầu như không ai biết điều đó. Điều này phù hợp với hạng người thánh khiết, khi ông có nhiều thời gian để nghiên cứu Ngũ Kinh, cầu nguyện và suy gẫm. Tuy nhiên, cuối cùng các tin tức về sự cao trọng của rabi đã lộ ra. Lúc đầu, chỉ có một vài người Do Thái tìm kiếm lời khuyên và các ơn phước của ông. Nhưng sau đó từng giọt nước trở thành một dòng suối của hết thảy mọi người mong gặp được vị rabi thánh ấy.

Rabi Pinchas vốn không hài lòng với danh tiếng mới mẻ của mình, nhưng ông không thể xua người ta đi được. Tuy nhiên, ông cảm thấy ông chưa phục vụ Đức Chúa Trời cách thích ứng kể từ khi ông không còn tập trung vào nghiên cứu và cầu nguyện nữa. Vì vậy, ông đã cầu Đức Chúa Trời xin cho những người dân làng sẽ xem khinh ông hầu cho họ sẽ không còn đến với ông nữa.

Đức Chúa Trời làm thành lời cầu xin đó, và chẳng có ai dừng lại gõ cửa nhà của vị rabi Do Thái. Khi vị rabi Do Thái đi ra chỗ công cộng, ai nấy đều đưa ánh mắt nhìn ghê tởm. Vị rabi thấy khá ổn với tình hình; bây giờ ông đã có thì giờ quay trở lại với nghiên cứu và cầu nguyện. Vị rabi Do Thái rất thích sự cô lập đó cho đến khi ngày lễ Sukkot đã đến và ông không thể tìm thấy bất cứ ai để giúp ông dựng lên sukkah [túp lều] của mình hoặc cho ông mượn một số dụng cụ.

Vào phút cuối cùng, ông đã dựng được một sukkah nhỏ thôi. Nhằm ngày Sukkot, một ngày lễ kỷ niệm mối thông công và sự hiệp một, theo truyền thống thì phải đưa thực khách đến nhà để dự các bữa ăn. Tuy nhiên, không một ai chấp nhận lời mời của vị rabi đó. Vào đêm đầu tiên của lễ Sukkot, người Do Thái một cách tượng trưng mời linh hồn của Ápraham đến tham dự bữa ăn ngày lễ, nhưng như câu chuyện tiếp tục, ngay cả Ápraham cũng từ chối không dự với vị rabbi nầy.

Chao đảo, vị rabi Do Thái cầu với Đức Chúa Trời rằng xin mọi người sẽ chấp nhận ông ta trở lại. Một lần nữa nhiều đoàn dân đông đã xếp hàng chờ đợi để trao đổi với vị rabi Do Thái. Một lần nữa, vị rabi Do Thái đã không có thì giờ để nghiên cứu và cầu nguyện, nhưng giờ đây không còn phiền hà ông nữa, khi những điểm ưu tiên của ông đà thay đổi.

Ấy chẳng phải là tình cờ mà ngày lễ Sukkot nối theo sau Những Ngày Lễ Thánh. Những ngày đó chú trọng nhiều vào sự liên kết riêng tư của chúng ta với Đức Chúa Trời. Nhưng e là chúng ta không quá bận vào mối quan hệ với từng người một, lễ Sukkot đến quanh để dạy chúng ta rằng yêu thương tha nhân và phục vụ tha nhân là mọi sự trong phần phục vụ Chúa.

Trong khi cầu nguyện và học Kinh Thánh là điều rất quan trọng, chúng ta cũng cần phải lập con người làm một ưu tiên nữa. Tuần này, hãy dành thời gian để phục vụ một người bạn đang có cần, một người lạ cần sự giúp đỡ, hoặc một người thân trong gia đình cần đến thì giờ của chúng ta. Cách tốt nhất để liên kết với Cha của chúng ta là phải yêu thương con cái của Ngài.


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

ÍT CÓ THỂ TRỞ THÀNH NHIỀU


Ít Có Thể Trở Thành Nhiều
Ngươi hãy giữ lễ mùa gặt về lúc cuối năm, khi các ngươi đã hái hoa quả của công lao mình ngoài đồng rồi — Xuất Êdíptô ký 23:16

Đối với một người điều hành một cửa hàng giày bán lẻ trực tuyến khổng lồ, Tony Hsieh sở hữu tương đối chỉ có mấy đôi giày mà thôi. CEO của công ty Zappos, giá trị ròng là gần 1 tỉ USD, chỉ sở hữu có bốn đôi giày mà thôi. Thậm chí hấp dẫn hơn, ấy là nhà triệu phú tự lập này chọn sống trong một căn nhà di động nhỏ. Ông cũng quyết định đóng góp 350.000.000 USD cho một dự án khôi phục trung tâm thành phố Las Vegas. Khi người ta hỏi tại sao ông sống một lối sống giản dị đáng ngạc nhiên như thế đối với sự giàu có của mình, người được 41 tuổi kia đáp: "Tôi đoán tôi xem trọng kinh nghiệm hơn là các thứ đồ đạt".

Thi sĩ người Ái nhĩ lan, George Moore, từng nói: "Một người đi khắp thế giới để tìm kiếm những gì mình có cần rồi trở về quê hương thì tìm gặp nó". Trong xã hội của chúng ta, là xã hội quá tập trung vào việc tìm kiếm những điều mới nhất và lớn lao nhất mà chúng ta "tuyệt đối" có cần, hầu hết chúng ta vẫn chưa tìm thấy được điều gì thực sự làm cho chúng ta được thoả lòng cả.

Niềm vui thật không thể tìm gặp trong 100 đôi giày hay sở hữu các điện thoại thông minh mới nhất. Trong khi những điều này có thể nâng cao đời sống của chúng ta và làm cho chúng ta hạnh phúc trong một khoảnh khắc nào đó, sự thoả lòng lâu dài chỉ đến từ những thứ mà tiền bạc không thể mua được. Thực vậy, có quá nhiều thứ ngăn trở chúng ta đối với chính những điều có thể mang lại sự vui mừng cho chúng ta.

Sứ điệp nầy là sứ điệp chúng ta phải tái viếng lại mỗi năm vào ngày lễ Sukkot, Lễ Lều Tạm. Chúng ta rời khỏi ngôi nhà rộng rãi của mình và 99% sự thoả lòng trong đó. Thay vào đó, chúng ta đến sống trong túp lều nhỏ, sơ sài cho cả một tuần. Một cái lều tiêu biểu, hoặc sukkah tiếng Hybálai, chỉ chứa một cái bàn và mấy cái ghế cho ban ngày, và ban đêm, chỉ cần tấm nệm lò xo để nằm ngủ. Chúng ta có thực sự cần nhiều hơn thế không?

Không phải là một sự tình cờ mà ngày lễ này lại rơi đúng vào thời điểm sau khi thu hoạch mùa màng xong, như đã được quy định trong Kinh Thánh. Tại sao chứ? Bởi vì khi chúng ta đang thu thập thứ "vật chất" của chúng ta, hay ít nhất là các phương tiện để có được thêm nhiều thứ khác nữa, đó là thời điểm chính xác chúng ta cần phải nhớ lại chúng ta thực sự cần cái gì và phải thêm thứ gì vào đời sống của chúng ta.

Sukkot kêu gọi chúng ta phải xem xét ít thực sự là nhiều khi nhắm đến việc thưởng thức cuộc sống. Chỉ với những thứ cơ bản nơi không gian sống của chúng ta trong cả một tuần, chúng ta làm ít hơn việc chia sẻ bữa ăn với bạn bè, nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời, và dành nhiều thời gian với Đức Chúa Trời – một là dưới sao trời, chỉ thấy được khi ngụ trong sukkah, hoặc bằng cách rời khỏi căn phòng tiện nghi của mình để chúng ta có thể trải nghiệm thế giới rộng lớn mà Đức Chúa Trời đã dựng nên cho chúng ta.

Năm nay vào ngày lễ Sukkot, tôi mời hết thảy chúng ta phải đánh giá lại các nhu cần thật sự của mình rồi loại bỏ tất cả các "thứ" khác không phục vụ chúng. Trong một tuần lễ, chúng ta hãy gạt qua một bên những khát vọng vật chất của mình để ưu ái cho những thứ mà tiền bạc không thể mua được.




Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

ĐỨC GIÊHÔVA LÀ NƠI NƯƠNG NÁU CỦA TÔI


"Đức Giêhôva Là Nơi Nương Náu Của Tôi"
“Bước ngươi đã nhờ Đức Giê-hô-va làm nơi nương náu mình, và Đấng Chí cao làm nơi ở mình, nên sẽ chẳng có tai họa gì xảy đến ngươi, cũng chẳng có ôn-địch nào tới gần trại ngươi” — Thi thiên 91:9-10

Vào cuối của thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, kinh khiếp bám chặt lấy xứ Israel. Một vị vua Hy Lạp giận dữ tên Antiochus đã tái mặt trước sự can thiệp của người La Mã trong cuộc chiến của ông ta chống lại Ai Cập. Ông ta quyết định đổ sự thất vọng của mình trên người Do Thái xứ Israel sống dưới sự cai trị của Hy Lạp. Ông ta đặt ngoài luật pháp, giữa vòng những thứ cấm đoán khác, giữ ngày Sa-bát và ăn thức ăn kosher và thiêu đốt vô số sách Ngũ Kinh. Mọi sự nầy là một nỗ lực hòng tiêu diệt đức tin Do Thái và tạo ra một xã hội hoàn toàn tà giáo.

Một ngày kia, tay sai của Antiochus đã tới thị trấn nhỏ của người Do thái gọi là Modi'in rồi yêu cầu thầy tế lễ già sống ở đó, là Matityahu, dâng của lễ cho các vị thần Hy Lạp hoặc đối diện với sự chết. Matityahu tuyên bố: "Tôi, con trai tôi, và anh em tôi được định phải trung thành với giao ước mà Đức Chúa Trời của chúng tôi đã lập với các tổ phụ chúng tôi!"

Hành động thách thức nầy thúc đẩy cuộc nổi dậy của những người Do Thái nào được biết đến là anh em Maccabees, rồi lên đến cao điểm trong các phép lạ của câu chuyện Hanukkah.

Trong quá trình cuộc chiến, đế chế Hy Lạp sai hết tướng lãnh nầy đến tướng lãnh khác hầu đánh bại nhóm anh em Maccabees, song hết thảy đều không thành công. Cuối cùng, họ đã gửi 40.000 binh lính hầu đặt dấu chấm hết cuộc nổi dậy của người Do Thái, nhưng kỳ diệu thay, anh em Maccabees cũng đã đánh bại họ. Quả là đảo lộn về mặt quân sự. Một nhóm các thầy tế lễ chưa qua đào tạo, các học giả Ngũ Kinh, và nông dân đã đánh bại một trong những đội quân hùng mạnh nhất trên thế giới. Bậc thánh hiền Do Thái của chúng ta dạy rằng anh em Maccabees có một vũ khí rất bí mật: đó là sự cầu nguyện.

Họ xác định rằng ngoài việc cầu nguyện trước trận đánh, anh em Maccabees đã đọc Thi thiên 91 trong khi chiến đấu. Thi thiên nầy còn được biết là "Thi thiên nói tới sự bất hạnh" vì nó gạt bỏ yếu tố huỷ diệt có thể làm hại cho chúng ta. Tôi có thể tưởng tượng con trai của Matityahu là Giu-đa đang đọc: "Ngươi sẽ chẳng sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm, hoặc tên bay ban ngày" (câu 5). Tôi có thể nghe thấy anh ruột của Giu-đa, là Simôn đang đọc thầm, khi anh bước vào trận chiến: "Sẽ có ngàn người sa ngã bên ngươi, và muôn người sa ngã bên hữu ngươi. sßong tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi" (câu 7).

Như Thi thiên này dạy: "Nếu ngươi nói: “Đức Giêhôva là nơi nương náu tôi”, và ngươi thực sự lập Đấng Chí Cao làm nơi ở mình, không một tai vạ nào sẽ đến gần trại ngươi". Bài Thi thiên tiếp tục với sự tái bảo đảm rằng Đức Chúa Trời sẽ sai thiên sứ của Ngài đến giúp cho chúng ta thắng hơn kẻ thù: "Vì Ngài sẽ ban lịnh cho thiên sứ Ngài, bảo gìn giữ ngươi trong các đường lối ngươi" (câu 11).

Hôm nay, tôi muốn khích lệ chúng ta rằng bất luận tình huống của chúng ta có khó khăn hay nguy hiểm dường nào, Đức Chúa Trời luôn luôn bảo vệ chúng ta khi chúng ta công nhận Ngài là Cứu Chúa của chúng ta. Không có một tình huống nào là quá khó. Dù đó là những thách thức về y khoa, các vấn đề tài chính, hoặc bất kỳ tình huống đáng sợ nào khác, Đức Chúa Trời có thể khiến cho chúng ta thành công chống lại mọi nghịch cảnh rồi đưa chúng ta đến chiến thắng.