Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

XIN CHO CHÚNG TÔI NHÌN THẤY MẶT NGÀI


Xin Cho Chúng Tôi Nhìn Thấy Mặt Ngài
Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời vạn quân, xin hãy đem chúng tôi lại, làm cho mặt Chúa sáng chói, thì chúng tôi sẽ được cứu — Thi thiên 80:19

Hãy tưởng tượng trong một phút, bạn là phụ huynh của một sinh viên đại học, nó không có cách xử sự mà bạn mong muốn. Con của bạn sử dụng thì giờ của nó (nam hay nữ) vào tiệc tùng thay vì học hành. Nó (nam hay nữ) chi tiêu tiền bạc mà bạn đưa cho thay vì để mua thức ăn và trả tiền nơi trọ thì lại chi vào ma túy và các thứ xa xỉ. Bất luận bạn nói thật nhiều với đứa con của mình rồi tìm cách khiến cho nó (nam hay nữ) phải thay đổi, đứa con cứ tiếp tục bước đi trên con đường vô trách nhiệm và tự hủy diệt. Bạn còn lại đó với không có một sự lựa chọn nào khác trừ ra rút lại phần hỗ trợ đi rồi để cho đứa con hình dung ra rằng có những hậu quả tiêu cực cho lối sống như thế.

Điều nầy giúp chúng ta hiểu quan niệm của người Do thái về cách thức Đức Chúa Trời điều hành thế gian với phương cách hester panim, sát nghĩa là “giấu mặt đi”. Trong Phục truyền luật lệ ký 31, Đức Chúa Trời phán cùng Môise rằng dân Do thái chắc chắn sẽ lìa bỏ Ngài, và như một kết quả: “Ta sẽ bỏ họ, giấu mặt ta đi (câu 17), rồi những thảm hoạ sẽ giáng trên họ.

Đức Chúa Trời thì giống như bậc cha mẹ đầy lòng yêu thương kia, khi Ngài nhìn thấy con cái Ngài ăn ở đáng bị khiển trách, Ngài không có một sự lựa chọn nào trừ ra xây sang chỗ khác. Điều đó không có nghĩa là Ngài không quan tâm đến con cái của Ngài. Điều đó không có nghĩa là Ngài không hề biết tới những khó khăn mà con cái phải nếm trải đâu. Tuy nhiên, đôi khi, cách duy nhứt dành cho con cái phải học tập và lớn lên là bậc phụ huynh phải xây đi chỗ khác.

Ngược lại, trong Thi thiên 80, tác giả Thi thiên ba lần kêu la: “làm cho mặt Chúa sáng chói, thì chúng tôi sẽ được cứu Tác giả Thi thiên đang đề cập đến những lúc trong lịch sử của dân Do thái, khi Đức Chúa Trời đã giấu mặt Ngài đi, phải nói như thế. Ngài đã tự mình xa cách khỏi dân sự vì cớ tội lỗi của họ. Tuy nhiên, tác giả Thi thiên đã cầu nguyện và nài xin Đức Chúa Trời sẽ xây lại và chiếu sáng mặt Ngài trên dân sự khi họ đang lâm hiểm nguy cho dù là thế nào. Và bạn biết sao không? Điều đó có hiệu quả. Ít nhất là trong ba trường hợp mà bậc thánh hiền người Do thái chiếu cố đến trong Thi thiên nầy, trong khi Đức Chúa Trời đã tự giấu mình đi và không còn dính dáng gì đến nữa, Ngài đã bước vào và giải cứu dân sự cho dù là thế nào đi nữa.

Tôi nghĩ rằng đây là lời cầu nguyện đầy năng quyền để chúng ta cầu xin vì ích cho bản thân mình và cho cả thế gian. Theo truyền khẫu của người Do thái, kể từ khi Đền Thờ Thứ Nhì bị hủy diệt, Đức Chúa Trời đã lấy “khuôn mặt giấu kín” ấy tiếp cận với thế gian. Ngài đang hiện diện ở đó, song Ngài để cho chúng ta hình dung ra mọi việc theo ý nghĩ của mình riêng. Nhưng đôi khi chúng ta cần Ngài tỏ ra cho chúng ta thấy khuôn mặt của Ngài, chiếu rọi ra tình yêu thương của Ngài, rồi bước vào trong đời sống của chúng ta. Chúng ta chưa được trọn vẹn đâu, và thế gian có đôi lúc lìa bỏ Đức Chúa Trời, nhưng dẫu thế nào đi nữa chúng ta nài xin Ngài giải cứu chúng ta.

Nguyện những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được nhậm và nguyện mặt Đức Chúa Trời xây lại cùng chúng ta với tình yêu thương, sự rạng rỡ, và chói sáng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét