Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

KHUÔN MẪU CHO SỰ CẦU NGUYỆN


Khuôn Mẫu Cho Sự Cầu Nguyện
Nguyện mắt của Chúa ngày và đêm đoái xem nhà nầy, là chỗ mà Chúa đã phán rằng: Danh ta sẽ ngự tại đó, đặng nghe lời cầu nguyện của tôi tớ Chúa hướng nơi này mà cầu — I Các Vua 8:29

Tại lễ cung hiến Đền Thờ Đầu Tiên tại thành Jerusalem, vua Solomon đã thốt ra một lời cầu nguyện rất hay đã làm biến đổi sức mạnh lời cầu nguyện của chúng ta.

Trong câu 27, Solomon bắt đầu: "Nhưng quả thật rằng Đức Chúa Trời ngự trên đất này chăng? Kìa, trời, dầu đến đỗi trời của các từng trời chẳng có thể chứa Ngài được thay, phương chi cái đền này tôi đã cất!" Solomon công nhận rằng Đức Chúa Trời không thể bị hạn chế trong một toà nhà; Ngài hiện diện ở khắp mọi nơi. Vì vậy, đâu là mục đích của Đền Thờ?

Solomon cầu xin rằng Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ chính mình Ngài ra trong Đền Thờ nhiều hơn ở bất kỳ địa điểm nào khác, và Ngài sẽ chăm chú lắng nghe mọi người đến cầu nguyện tại đó nhiều hơn. Lời thỉnh cầu tuy đơn sơ nhưng chân thành nầy là những gì đã dấy lên từ các nhà thờ của chúng ta ngày nay – những nơi thánh mà hạng người có đức tin cùng nhau nhóm lại đặng cầu nguyện chung với nhau.

Khi Đền Thờ bị phá hủy, bậc thánh hiền Do Thái tuyên bố rằng các nhà thờ sẽ chiếm lấy vị trí của nó. Vì cớ lời cầu nguyện của Solomon đã thốt ra hàng ngàn năm trước đây, chúng ta dám chắc rằng nếu chúng ta đi đến nhà của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ hiện diện ở đó cũng y như Ngài đã hiện diện tại Đền Thờ. Trong khi có người không nhìn thấy nhu cần phải đi đến một nhà hội hay nhà thờ, đây là cơ sở theo Kinh thánh cho lý do tại sao chúng ta nên đi nhà thờ.

Solomon cũng cho chúng ta một lý do khác trong lời cầu nguyện cung hiến của ông. Sự thỉnh cầu dài dòng này có chứa các yếu tố chính cho một khuôn mẫu lý tưởng cho mọi lời cầu nguyện – rằng Đức Chúa Trời sẽ hiện diện trong đời sống của chúng ta; rằng chúng ta có ước ao muốn làm theo ý chỉ của Ngài trong mọi sự; rằng chúng ta có khả năng vâng theo các mạng lịnh của Ngài; rằng chúng ta nhận được sự giúp đỡ với mọi nhu cần hàng ngày của chúng ta; và sau cùng, vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ lan rộng khắp thế giới. (Đọc I Các Vua 8:56-61).

Lời cầu nguyện của Solomon là một điển hình về nghi thức đã được thông tri và hình thành nhiều lời cầu nguyện chung của chúng ta ngày nay. Trong khi những người đến thờ phượng thường cảm thấy nghi thức đó là không cần thiết, người ta chỉ cần nghiên cứu lời cầu nguyện của Solomon để xem lời lẽ của ai đó có long trọng hơn bản thân chúng ta có thể cung ứng cho chúng ta những công cụ chúng ta cần phải thốt ra những lời cầu nguyện đầy năng quyền nhất của mình.

Khi Solomon cung hiến Đền Thờ, ông đã khởi xướng một kỷ nguyên nhiều việc sẽ kéo dài tới 400 năm. Ông cung ứng cho chúng ta những nền tảng chính cho nơi thánh của chúng ta và nghi thức làm cho đức tin chúng ta được phong phú và góp phần giữ cho chúng ta kết nối không chỉ với Chủ Tễ của vũ trụ, mà còn với nhau nữa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét