Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

CUNG KIẾM CỦA GIACỐP


Cung Kiếm Của Giacốp
Còn cha sẽ cho con một phần đất trổi hơn các anh em, là phần đất của cha đã dùng cung-kiếm đoạt lấy của dân A-mô-rít đó — Sáng thế ký 48:22

Có một khoa học cho sự cầu nguyện không?

Các nghiên cứu về hiệu quả của sự cầu nguyện là không thuyết phục. Một số nghiên cứu minh chứng rằng sự cầu nguyện có nâng đỡ đấy, trong khi các nghiên cứu khác đưa ra những kết quả cho thấy khác đi. Cuối cùng, thật là khó nghiên cứu một việc gì đó mà mắt không thấy được hoặc đong đo được. Đối với người tin Chúa, chính là từ kinh nghiệm và đức tin mà chúng ta biết rõ sự cầu nguyện chạm đến đời sống chúng ta sâu sắc là dường nào.

Tuy nhiên, ngay cả những người nào tin trong số chúng ta, có một khoa học cho sự cầu nguyện của chúng ta không? Có phải những lời cầu nguyện nầy có hiệu quả hơn những lời cầu nguyện kia không? Theo truyền khẫu Do Thái, câu trả lời là có, và Giacốp chia sẻ hai trong những lời khuyên có giá trị nhất trong câu Kinh Thánh ngắn ngủi này.

Khi Jacob ở gần cuối đời mình và đã chúc ra nhiều phước hạnh cho con cái của mình, ông đã chúc phước cho Giôsép với một phần bằng hai về đất đai. Ở giữa vòng số đất đai đó là thành phố Sichem, “là phần đất của cha đã dùng cung-kiếm đoạt lấy của dân A-mô-rít đó. Thành phố Sichem không thể tách ra khỏi Giôsép. Ông đã được chôn cất ở đó, và dân sự vẫn cầu nguyện ở đó tại ngôi mộ của ông ngày nay.

Mặc dù chắc chắn rằng Giacốp đã truyền lại cho Giôsép thành phố Sichem cùng dòng dõi của ông mãi mãi, chúng ta phải thắc mắc làm sao Giacốp có được mảnh đất nầy. Trong khi Giacốp nói ông đã chiếm lấy thành ấy bằng chính cung kiếm của mình, Kinh Thánh cho chúng ta rằng Simêôn và Lêvi đã chiếm lấy thành sau khi dân cư làm nhục Đina là em gái của họ (Sáng thế ký 34:25). Làm sao Giacốp dám kể công mình về việc chinh phục Sichem rồi trao thành ấy cho một trong các con trai của mình chứ?

Bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng thuật ngữ “cung kiếm” của Giacốp đề cập đến "những lời cầu nguyện và nài xin" của ông ở trước mặt Đức Chúa Trời. Giacốp công nhận rằng bất cứ điều gì được làm ra theo cấp độ thuộc thể đều có một nguyên nhân thuộc linh. Trong khi Simêôn và Lêvi có thể đã thành công trong việc chiếm lấy thành Sichem về mặt thuộc thể, chính lời cầu nguyện của Giacốp dẫn đến sự thành công của họ. Theo Giacốp, sự cầu nguyện và nài xin là các công cụ đích thực trong cuộc sống, và chúng là nguyên nhân cho sự đắc thắng và thành công của chúng ta.

Nhưng đấy chẳng phải là mọi sự mà Giacốp đã tỏ ra về quyền năng của sự cầu nguyện. Thuật ngữ "cung kiếm" cũng dạy cho chúng ta biết về những cách thức hiệu quả nhất để cầu nguyện. Giống như một thanh gươm là thứ hiệu quả nhất khi nó sắc bén, cũng một thể ấy, sự cầu nguyện của chúng ta cũng xuyên thủng nhất khi chúng được tập trung và xác định. Giống như một mũi tên đi xa nhất khi nó được dây cung kéo lùi lại hết mức về phía sau, cũng vậy, những lời cầu nguyện của chúng ta đến "gần Đức Chúa Trời hơn" khi chúng bắt nguồn từ chỗ sâu thẳm nhất của tấm lòng của chúng ta.

Vì vậy, lần tới khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hãy nhớ mang theo cung kiếm của Giacốp theo với chúng ta. Nguyện chúng ta trình bày rõ ràng và cụ thể với Đức Chúa Trời mọi thỉnh cầu và nhu cần sâu xa nhất của chúng tôi. Cầu nguyện là một thế lực thật mạnh mẽ, và chúng ta phải xử dụng nó sao cho thật khôn khéo.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét