Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

CẦU NGUYỆN LÀ CÂU TRẢ LỜI


“Cầu Nguyện Là Câu Trả Lời”
vả, An-ne nói trong lòng, chỉ nhóp nhép miệng mà thôi, không có ai nghe tiếng nàng; nên Hê-li tưởng nàng say, bèn hỏi rằng: Chừng nào nàng mới hết say? Hãy đi giã rượu đi. An-ne thưa rằng: Chẳng phải vậy, chúa; tôi vốn một đàn bà có lòng buồn bực, chẳng uống rượu hay là vật gì uống say; nhưng tôi giãi bày lòng tôi ra trước mặt Đức Giê-hô-va — I Samuên 1:13–15

Lời cầu nguyện chân thành của Anne đã cách mạng hóa phương thức chúng ta cầu nguyện. Anne, là người son sẻ, lặng lẽ dốc đổ lòng mình ra với Đức Chúa Trời tại Đền Tạm Silô, nài xin cho có một đứa con và hứa dâng nó cho Đức Chúa Trời. Cách nàng cầu xin quả là không bình thường đến nỗi thầy tế lễ Hêli dám chắc rằng nàng đã say rượu rồi quở trách nàng. Anne, rất long trọng, nói với Hêli rằng nàng không có uống rượu; nàng đã khóc lóc với Đức Chúa Trời.

Từ cuộc trao đổi ngắn ngủi này, chúng ta học được nhiều bài học về sự cầu nguyện. Thứ nhứt, cầu nguyện mạnh mẽ là sự cầu nguyện sâu sắc về tình cảm. Thứ hai, cách cầu nguyện mạnh mẽ là nói thẳng với Đức Chúa Trời, riêng tư và lặng lẽ, giống như trò chuyện với cha mẹ hoặc người thân tín –như ngược lại với những sự cầu nguyện theo hình thức được công khai dâng lên, trong tư thế hoành tráng, là sự cầu nguyện tiêu chuẩn vào thời điểm đó. Thứ ba, sự cầu nguyện phải được biểu hiện qua môi miệng của chúng ta, chớ không chỉ trong tấm lòng của chúng ta thôi đâu. Ngay cả khi cầu nguyện là tĩnh lặng, tư tưởng của chúng ta phải trở thành lời nói nữa. Lời lẽ giúp tạo ra thực tại.

Lời thỉnh cầu của Anne đã được nhậm, và nàng đã cho ra đời tiên tri Samuên. Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do Thái tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại khiến cho nhiều thánh nữ phải son sẻ chứ? Họ trả lời: "Vì Đức Chúa Trời mong muốn sự cầu nguyện của người công bình". Đức Chúa Trời cố ý khiến cho những người nữ, như Sara, Rêbeca, Rachên, và Anne, son sẻ hầu cho họ sẽ xây sang Ngài trong sự cầu nguyện.

Tôi đã từng đọc thấy câu sau đây: "Chúng ta không cầu xin để chúng ta sẽ nhận được câu trả lời; lời cầu nguyện của chúng tôi câu trả lời". Cầu nguyện không phải là vì ích của Đức Chúa Trời, cầu nguyện là vì ích cho chúng ta. Qua sự cầu nguyện, chúng ta lớn lên và thay đổi.

Cầu nguyện là sự thay đổi quan trọng nhất cần phải có. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta nghĩ đến điều chi thực sự là quan trọng cho chúng ta và hối tiếc những sai lầm trong quá khứ; chúng ta hứa sẽ bước tới trước với sự thưởng thức và cống hiến lớn lao hơn. Quan trọng nhất, chúng ta gần gũi với Đức Chúa Trời hơn, đào sâu sự gắn bó với Ngài nhiều hơn.

Đức Chúa Trời mong muốn lời cầu nguyện của dân sự Ngài, vì Ngài muốn chúng ta phải trở nên người tốt nhất mà chúng ta có thể trở nên. Đôi khi Đức Chúa Trời đặt chúng ta vào những tình huống tuyệt vọng vì Ngài muốn chúng ta xây sang Ngài trong sự cầu nguyện và tấn tới thành hạng người tốt hơn. Chúng ta phải công nhận rằng các thử thách của chúng ta không bao giờ có nghĩa là nghiệt ngã – mà  đúng hơn, chúng được đưa đến với tình yêu cao vời vì ích cho chính chúng ta. Khi chúng ta thay đổi qua những sự cầu nguyện hết lòng của mình, chúng ta thêm lên khả năng nhận lãnh ngày càng nhiều phước hạnh lớn lao hơn trong đời sống của mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét