Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

NẮM CHẶT LẤY ĐỂ SỐNG


Nắm Chặt Lấy Để Sống
Nó là cây sự sống cho ai nắm lấy nó; Người nào cầm giữ nó đều được phước hạnh — Châm ngôn 3:18

Sau khi qua Biển Đỏ trong sách Xuất Êdíptô ký, người Do Thái đi ba ngày trong sa mạc. Như Kinh Thánh cho chúng ta biết, trong suốt thời gian đó họ đã không thấy có chút nước nào cả. Cuối cùng, người Do Thái đến tại Ma-ra và thấy có nước. Tuy nhiên, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng nước ấy đắng lắm và họ không thể uống được.

Bậc thánh hiền Do Thái bình luận rằng nước đã không đắng, nhưng thay vì thế dân sự đã cắn đắng, và vì họ cay đắng, nước cũng có vẻ đắng như thế luôn.

Đâu là giải pháp? "Môi-se kêu van Đức Giê-hô-va; Ngài bèn chỉ cho người một cây gỗ, người lấy liệng xuống nước, nước bèn hóa ra ngọt" (Xuất Êdíptô ký 15:25).

Điều đó có nghĩa gì chứ? Dường như đây là một kiểu cách của ma thuật. Bằng cách ném khúc gỗ xuống nước, không cứ cách nào đó nước đã trở nên ngọt. Chúng ta tiếp thu được gì qua sự việc nầy?

Trước tiên, chúng ta hãy lùi lại một bước đi. Tại sao người Do Thái cay đắng trong chỗ thứ nhứt? Tất nhiên, bất cứ ai cũng có thể cáu kỉnh sau khi đi trong sa mạc trong nhiều ngày không có nước uống. Nhưng đây chính là những người mới vừa chứng kiến biển chia ra làm hai. Chắc chắn họ có lý do để nghi rằng Đức Chúa Trời sẽ đem nước uống đến cho họ!

Bậc thánh hiền giải thích rằng lý do cho sự cay đắng của dân sự, ấy là họ đã không nghiên cứu các sự dạy của Đức Chúa Trời trong ba ngày. Khi Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng họ đã đi mà không có nước suốt ba ngày trong sa mạc, điều nầy có nghĩa là cũng ba ngày ấy họ không nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời, những gì đã tồn tại trong hình thức truyền khẫu đã được truyền lại bởi Ápraham. Bậc thánh hiền kết luận rằng khi chúng ta không nghiên cứu Lời Chúa, chúng ta sẽ trở nên cay đắng.

Khi Đức Chúa Trời bảo Môise ném khúc gỗ xuống nước, không phải là bất kỳ khúc gỗ nào, mà là gỗ của "Cây Sự Sống" trong đó có chứa sự dạy dỗ từ Đức Chúa Trời. Như có chép trong sách Châm ngôn của kinh Torah: Nó là cây sự sống cho ai nắm lấy nó; Người nào cầm giữ nó đều được phước hạnh. Khi Môi-se cảm thúc dân sự với những sự dạy, sự cay đắng của họ bèn kết thúc và các nguồn nước nếm ngọt ngào.

Quí bạn ơi, bài học dành cho hết thảy chúng ta là khi hoàn cảnh của chúng ta có chùng xuống, chúng ta cần phải quay về với Lời của Đức Chúa Trời. Tốt hơn hết, chúng ta cần phải nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời một cách thường xuyên hầu cho chúng ta không bị trầm cảm trong chỗ thứ nhứt. Chúng ta cần phải nắm chặt lấy Kinh Thánh cho dù là thế nào đi nữa. Khi chúng ta nắm chặt lấy Kinh Thánh, Kinh Thánh nâng đỡ chúng ta. Kinh Thánh xua đi sự cay đắng của chúng ta và giúp làm dịu đi các thử thách của chúng ta.


Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

CẦU NGUYỆN LÀ CÂU TRẢ LỜI


“Cầu Nguyện Là Câu Trả Lời”
vả, An-ne nói trong lòng, chỉ nhóp nhép miệng mà thôi, không có ai nghe tiếng nàng; nên Hê-li tưởng nàng say, bèn hỏi rằng: Chừng nào nàng mới hết say? Hãy đi giã rượu đi. An-ne thưa rằng: Chẳng phải vậy, chúa; tôi vốn một đàn bà có lòng buồn bực, chẳng uống rượu hay là vật gì uống say; nhưng tôi giãi bày lòng tôi ra trước mặt Đức Giê-hô-va — I Samuên 1:13–15

Lời cầu nguyện chân thành của Anne đã cách mạng hóa phương thức chúng ta cầu nguyện. Anne, là người son sẻ, lặng lẽ dốc đổ lòng mình ra với Đức Chúa Trời tại Đền Tạm Silô, nài xin cho có một đứa con và hứa dâng nó cho Đức Chúa Trời. Cách nàng cầu xin quả là không bình thường đến nỗi thầy tế lễ Hêli dám chắc rằng nàng đã say rượu rồi quở trách nàng. Anne, rất long trọng, nói với Hêli rằng nàng không có uống rượu; nàng đã khóc lóc với Đức Chúa Trời.

Từ cuộc trao đổi ngắn ngủi này, chúng ta học được nhiều bài học về sự cầu nguyện. Thứ nhứt, cầu nguyện mạnh mẽ là sự cầu nguyện sâu sắc về tình cảm. Thứ hai, cách cầu nguyện mạnh mẽ là nói thẳng với Đức Chúa Trời, riêng tư và lặng lẽ, giống như trò chuyện với cha mẹ hoặc người thân tín –như ngược lại với những sự cầu nguyện theo hình thức được công khai dâng lên, trong tư thế hoành tráng, là sự cầu nguyện tiêu chuẩn vào thời điểm đó. Thứ ba, sự cầu nguyện phải được biểu hiện qua môi miệng của chúng ta, chớ không chỉ trong tấm lòng của chúng ta thôi đâu. Ngay cả khi cầu nguyện là tĩnh lặng, tư tưởng của chúng ta phải trở thành lời nói nữa. Lời lẽ giúp tạo ra thực tại.

Lời thỉnh cầu của Anne đã được nhậm, và nàng đã cho ra đời tiên tri Samuên. Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do Thái tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại khiến cho nhiều thánh nữ phải son sẻ chứ? Họ trả lời: "Vì Đức Chúa Trời mong muốn sự cầu nguyện của người công bình". Đức Chúa Trời cố ý khiến cho những người nữ, như Sara, Rêbeca, Rachên, và Anne, son sẻ hầu cho họ sẽ xây sang Ngài trong sự cầu nguyện.

Tôi đã từng đọc thấy câu sau đây: "Chúng ta không cầu xin để chúng ta sẽ nhận được câu trả lời; lời cầu nguyện của chúng tôi câu trả lời". Cầu nguyện không phải là vì ích của Đức Chúa Trời, cầu nguyện là vì ích cho chúng ta. Qua sự cầu nguyện, chúng ta lớn lên và thay đổi.

Cầu nguyện là sự thay đổi quan trọng nhất cần phải có. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta nghĩ đến điều chi thực sự là quan trọng cho chúng ta và hối tiếc những sai lầm trong quá khứ; chúng ta hứa sẽ bước tới trước với sự thưởng thức và cống hiến lớn lao hơn. Quan trọng nhất, chúng ta gần gũi với Đức Chúa Trời hơn, đào sâu sự gắn bó với Ngài nhiều hơn.

Đức Chúa Trời mong muốn lời cầu nguyện của dân sự Ngài, vì Ngài muốn chúng ta phải trở nên người tốt nhất mà chúng ta có thể trở nên. Đôi khi Đức Chúa Trời đặt chúng ta vào những tình huống tuyệt vọng vì Ngài muốn chúng ta xây sang Ngài trong sự cầu nguyện và tấn tới thành hạng người tốt hơn. Chúng ta phải công nhận rằng các thử thách của chúng ta không bao giờ có nghĩa là nghiệt ngã – mà  đúng hơn, chúng được đưa đến với tình yêu cao vời vì ích cho chính chúng ta. Khi chúng ta thay đổi qua những sự cầu nguyện hết lòng của mình, chúng ta thêm lên khả năng nhận lãnh ngày càng nhiều phước hạnh lớn lao hơn trong đời sống của mình.


Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

VÌ NGÀI LÀ NHÂN TỪ


Vì Ngài Là Nhân Từ
Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là nhân từ; Sự thương xót Ngài còn đến đời đời — I Sử ký 16:34

Có một người cha cõng con trai mình trên vai đi khắp mọi nơi. Ông ta quan tâm đến mọi nhu cần của con trai mình, cung ứng đồ ăn thức uống cho nó, giữ nó trong bóng mát khi trời nắng nóng, rồi cứ bước đi khi trời mát. Một ngày kia, có người lạ đi ngang qua hai cha con, và đứa con tình cờ hỏi ông ta: "Ông có gặp cha tôi không?"

Giai thoại này dạy cho chúng ta biết về cách chúng ta xem nhiều ân huệ đến từ Cha Thiên Thượng là đương nhiên. Chúng ta thậm chí không nhận ra rằng chính Ngài là Đấng đang ban cho chúng ta mọi sự chúng ta có và mọi thứ chúng ta cần. Chúa bồng ẳm chúng ta qua cuộc sống, nhưng nếu chúng ta không tìm kiếm Ngài, chúng ta sẽ không gặp được Ngài.

Có người nghĩ rằng khó mà có được mối quan hệ yêu thương với Đức Chúa Trời vì Ngài ở quá xa đối với chúng ta, xa tít trên các từng trời. Nhưng câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng điều ngược lại là thật. Lý do tại sao nhiều người trong chúng ta không có một mối quan hệ với Đức Chúa Cha là vì Ngài đang ở rất gần đối với chúng ta! Ngài ở thật gần, và sự hiện diện của Ngài rất là quen thuộc, đến nỗi chúng ta hiếm khi thấy Ngài.

Mỗi hơi thở chúng ta hít lấy là một ơn đến từ Đức Chúa Trời. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta cảm nhận như thế suốt những tháng ngày bận rộn của chúng ta? Chúng ta xem không khí trong lành và khả năng hít thở của chúng ta là đương nhiên vì chúng ta đã được ban cho món quà ấy từng giây phút một trong cuộc đời của chúng ta. Nhưng hãy nín thở trong một vài phút xem, và bạn sẽ đến với một sự tán thưởng mới cho hơi thở tiếp theo của bạn chừng một lát sau đó.

Trong I Sử ký, sau khi Hòm Giao Ước đã được đưa vào một căn trại đặc biệt mà vua David đã dựng lên cho Hòm ấy, một buổi lễ đã diễn ra bao gồm các thứ của lễ và của dâng. Nhưng khi ấy, David chỉ thị cho các thầy tế lễ phải phục vụ thường xuyên với những lời ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời. Điều này rất là quan trọng cho sự phục vụ hàng ngày của họ. Chúng ta đọc: Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là nhân từ; Sự thương xót Ngài còn đến đời đời. Dâng lên lời cảm tạ là bản quốc ca của cuộc đời David.

Thực vậy, bậc thánh hiền Do Thái dạy rằng tại một thời điểm trong sự trị vì của David, đã có một trận dịch đã giết chết cả trăm người mỗi ngày. Sau khi công nhận rằng tai vạ thuộc thể nầy này có một nguyên nhân thuộc linh, David đã xác định phương cứu chữa thuộc linh: Gợi ra cả trăm ơn phước mỗi ngày. Nạn dịch bèn dừng lại, và theo đơn thuốc của David người Do thái đã giữ lấy cho đến ngày nay!

Mọi người đều cầu xin những gì sẽ làm cho thế giới của chúng ta ở trong một tình trạng tốt hơn. Chúng ta nhìn thấy hết thảy những thứ xấu xa đang xảy ra xung quanh chúng ta. Nhưng có thể phương thuốc chữa là nhìn thấy những điều tốt đẹp, để dâng lời cảm tạ vì cớ chúng, và chúc tụng Đức Chúa Trời vì đã ban cho chúng ta mọi ân tứ chúng ta đang có trong đời sống của chúng ta.