Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

ƠN CHỈ TRÍCH


Ơn Chỉ Trích
Hay nghe lời khuyên dạy, và tiếp nhận sự giáo hối, để con được khôn ngoan trong lúc cuối cùng  — Châm ngôn 19:20

Lắng nghe sự chỉ trích chẳng phải là điều dễ dàng đâu. Cho dù là từ một ông chủ, vợ, chồng, hoặc một người bạn, ngay cả khi chỉ trích có ý tốt, có ý xây dựng có thể là rất khó nghe. Muốn làm đẹp lòng những người sống xung quanh chúng ta là điều rất tự nhiên. Chúng ta muốn cảm thấy nhơn đức nơi bản thân mình, và cách xử sự đầy thách thức của chúng ta sẽ là một đòn giáng mạnh vào chỗ tự đánh giá của mình – một khi chúng ta cho phép nó.

Trong sách Châm ngôn, vua Solomon đã dạy rằng nếu chúng ta lắng nghe lời khuyên dạy và chịu nhận phần kỷ luật, chúng ta sẽ trở nên người khôn ngoan kinh nghiệm hơn: Hay nghe lời khuyên dạy, và tiếp nhận sự giáo hối, để con được khôn ngoan trong lúc cuối cùng. Trong khi thuốc đắng có thể khó nuốt, nó đúng chính xác là thứ thuốc mà chúng ta cần.

Trong lúc tôi còn ngồi ghế nhà trường, tôi đã ghi ra một đòi hỏi cho vị giáo sư của mình. Một trong những phần ấn định cho chúng tôi là sáng tác một câu chuyện ngắn. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của ấn định đó. Phần thứ hai là đọc câu chuyện cho cả lớp nghe, rồi tiếp đến là việc của các bạn cùng lớp, họ phê bình bài viết của chúng tôi. Tôi nhớ cảm giác cực kỳ khó chịu khi các bạn cùng lớp ấy chỉ ra những sai sót trong bài viết của tôi và giáo sư của tôi chỉ ra từng chỗ sai trong cấu trúc câu. Tuy nhiên, tôi không thể nhớ mình từng tiếp thu được nhiều từ bất kỳ bài tập nào về thể loại đó. Đó là một kinh nghiệm đau đớn, nhưng đồng thời cũng là một kinh nghiệm phát triển sâu sắc trong nhiều cách thức.

Bây giờ, nói như vậy không phải để nói rằng chúng ta nên lắng nghe lời khuyên dạy của mọi người. Giống như hầu hết mọi người, tôi đã nhận được sự chia sẻ đúng về lời khuyên xấu để tôi đủ khôn đừng noi theo. Đây là lý do tại sao bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng phần đầu tiên của câu Kinh Thánh hướng chúng ta vào chỗ "nghe lời khuyên dạy" có nghĩa là chúng ta nên lắng nghe và ít nhất phải xem xét lời ấy. Chúng ta sẽ đưa ra lời khuyên cho người nào chịu nghe. Nếu những lời khuyên có vẻ tốt, chúng ta sẽ được phước từ nó. Giống như bậc thánh hiền dạy: "Ai là người khôn ngoan? Người ấy biết tiếp thu từ mọi người. "Nếu lời khuyên có vẻ không tốt, chúng ta có thể để nó lại sau lưng”.

Tuy nhiên, bậc thánh hiền giải thích cụm từ tiếp theo của câu: "tiếp nhận sự giáo hối" như đề cập đến kỷ luật mà Đức Chúa Trời ban ra. Thường thì Đức Chúa Trời gửi đến cho chúng ta những hoàn cảnh khó chịu để dạy chúng ta việc gì đó. Đôi khi, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta những thử thách chỉ để cho chúng ta tấn tới từ chúng. Khi Đức Chúa Trời gửi đến một bài học trên đường lối của chúng ta, chúng ta phải chấp nhận vô điều kiện bài học ấy. Kỷ luật của Đức Chúa Trời sẽ khiến cho chúng ta ra khôn ngoan hơn và khá hơn.

Lần tới có ai đó đưa ra lời khuyên dạy cho chúng ta, thay vì bỏ chạy, chúng ta hãy nắm lấy nó. Khi chúng ta cảm thấy bàn tay của Đức Chúa Trời đang dạy cho chúng ta những bài học khó, nguyện chúng ta phải biết ơn loại bài học ấy. Như có người thường nói, chúng ta đang ở đây để "sống và tiếp thu", và khi chúng ta làm theo, chúng ta sẽ sống mạnh mẽ hơn, đưa ra các quyết định tốt hơn, và tận hưởng bông trái công giá của chúng ta.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét