Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

BỨC TRANH LỚN


Bức Tranh Lớn
Trước khi hai người do thám chưa nằm ngủ, nàng leo lên mái nhà, mà nói rằng: Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này, sự kinh khủng vì cớ các ông đã bắt lấy chúng tôi, và cả dân của xứ đều sờn lòng trước mặt các ông — Giôsuê 2:8–9

Phần Kinh Thánh tuần này kể lại một câu chuyện tương tự với câu chuyện trong Ngũ Kinh. Trong Ngũ Kinh, chúng ta đọc về chuyến mạo hiểm không thành công của 12 người do thám đi quan sát xứ Canaan. Trong phần Kinh Thánh nầy, những điệp viên đã nhận định đúng. Rồi khoảng 38 năm sau đó, và Giôsuê sẵn sàng để lãnh đạo dân sự bước vào Đất Hứa. Hai người được sai đi do thám xứ, và họ đã mang lại một tường trình về việc mặc lấy quyền phép và sự cảm thúc.

Tuy nhiên, câu chuyện còn vào sâu hơn là chỉ có thế. Phần đọc Kinh Thánh tuần nầy không những nói đến những người đi do thám – mà nói về Ra-háp – kỵ nữ đã cứu lấy các điệp viên.

Giống như hai điệp viên trong phần Kinh Thánh này như đối ngược lại với các điệp viên trong Ngũ Kinh, Ra-háp là đối tác của dân Israel trong sa mạc. Sự tương phản là đáng ngạc nhiên. Khi dân Israel kêu la sau khi nghe báo cáo không được tốt, Đức Chúa Trời phán: "Dân nầy khinh ta và không tin ta cho đến chừng nào, mặc dầu các phép lạ ta làm giữa chúng nó?" (Dân số ký 14:11). Sau mọi sự mà Đức Chúa Trời đã làm ra cho dân Israel và sau mọi phép lạ mà họ đã chứng kiến ​​tận mắt, làm sao mà họ lại có thể không tin cậy nơi Đức Chúa Trời chứ?

Mặt khác, Raháp, đã chỉ nghe nói về những dấu kỳ phép lạ của Chúa sau đó thôi. Cô nói với hai điệp viên khi họ đến nhà của cô: "Vì chúng tôi có hay khi các ông ra khỏi xứ Ê-díp-tô, thì Đức Giê-hô-va đã khiến nước Biển đỏ bày khô trước mặt các ông, và điều các ông đã làm cho Si-hôn và Óc" (Giô-suê 2:10). Kết quả của những gì cô đã nghe là Ra-háp đã không nghi ngờ khả năng của Đức Chúa Trời trong một giây đồng hồ. Cô tuyên bố: "Tôi biết rõ Đức Giêhôva đã ban xứ nầy cho các ông".

Dân Israel đã thất bại không nếu nối được mọi điểm lại với nhau. Họ thất bại không thực hiện sự kết nối giữa những gì Đức Chúa Trời đã làm và những gì Ngài chưa làm. Nhưng Ra-háp thì không phải như thế. Cô đã thấy rất rõ ràng - những gì Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ chắc chắn sẽ được phản ánh trong tương lai.

Trong tiếng Hêbơrơ, từ ngữ đã được sử dụng để mô tả một người Do Thái nào là "phàm tục", ý nói đặc biệt không gắn bó với Lời của Đức Chúa Trời hoặc không để ý đến lối sống truyền thống của người Do Thái, là chữ chiloni. Thuật ngữ này xuất phát chữ chol, có nghĩa là "trần tục". Tuy nhiên, chữ chol cũng có nghĩa là "một hạt cát". Một người không nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong thế gian đang xem xét các sự kiện trong cuộc sống như những việc thuộc cá nhân, giống như những hạt cát đơn độc. Họ bỏ lỡ bức tranh lớn.

Chúng ta hãy làm như Ra-háp đã làm là ghép hết thảy chúng lại – mọi sự kiện trong cuộc sống cá nhân của chúng ta và trong lịch sử nhân loại. Khi chúng ta lui bước lại rồi nhìn vào toàn bộ bức tranh, chúng ta chắc chắn sẽ nhận ra bàn tay thánh thiện của Đức Chúa Trời đang vận hành thế giới của chúng ta – bây giờ và cho đến đời đời!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét